Cách Phối Hợp Kháng Sinh Trong Điều Trị Viêm Phổi Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi


4.2.6 Cách phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi

100,0 % các phác đồ điều trị viêm phổi được sử dụng tại khoa Nhi BVĐKKV Hồng Ngự đều có sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu thống kê được các phác đồ đã được sử dụng theo bảng 4.10 và hình 4.8.

Bảng 4.10 Cách phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi


Phác đồ

Tần suất (n)

Tỷ lệ (%)

Chỉ dùng 1 loại kháng sinh

98

46,9

Sử dụng 2 loại kháng sinh trở lên

83

39,7

Phối hợp 2 loại kháng sinh

28

13,4

Tổng

N = 209

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.


Hình 4 8 Cách phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi Phác đồ điều trị 1

Hình 4.8 Cách phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi

Phác đồ điều trị viêm phổi trẻ em ở bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự, chỉ dùng 1 loại kháng sinh chiếm 46,9 %, phối hợp 2 loại kháng sinh chiếm 13,9 %. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa phác đồ sử dụng 1 loại kháng sinh và phác đồ phối hợp 2 loại kháng sinh (p < 0,05). Phối hợp 2 kháng sinh thì tổng số ngày điều trị sẽ giảm so với sử dụng 1 kháng sinh.

Phối hợp kháng sinh không chỉ đơn thuần là dùng cùng lúc hai hay nhiều kháng sinh khác nhau mà đòi hỏi người thầy thuốc phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.

Trong nghiên cứu này nhận thấy:

- Phác đồ đơn trị liệu là lựa chọn ưu tiên trong điều trị viêm phổi trẻ em chiếm tỷ lệ 46,9 %. Tỷ lệ phối hợp 2 kháng sinh chiếm 13,9 %. Sự khác biệt có ý nghĩa


thống kê giữa phác đồ sử dụng 1 loại kháng sinh và phác đồ phối hợp 2 loại kháng sinh (p < 0,05). Phối hợp 2 kháng sinh thì tổng số ngày điều trị sẽ giảm so với sử dụng 1 kháng sinh. Tỷ lệ sử dụng 2 loại kháng sinh trở lên chiếm 39,2 %.

Tỷ lệ đơn trị liệu cao hơn của Hoàng Thị Huế và ctv. (2013) là 33,7 % và thấp hơn của Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014) là 67,7 %. Tỷ lệ phối hợp 2 kháng sinh gần tương tự nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Văn Bàng (2007) 15,2 %.

Tỷ lệ dùng 2 loại kháng sinh trở lên này thấp hơn so với thông báo của Viện chiến lược chính sách y tế qua điều tra ở 9 bệnh viện Trung Ương trên cả nước

> 1 loại kháng sinh là 61,2 %, có trường hợp dùng tới 7 loại kháng sinh trong 1 đợt điều trị tại nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Văn Bàng (2007). Điều này phản ánh một phần ý thức và sự nỗ lực lớn trong việc sử dụng đúng thuốc kháng sinh của các bác sĩ tại khoa Nhi bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự.

4.2.7 Tỷ lệ các kháng sinh phối hợp

Phác đồ

N

Tỷ lệ (%)

Cefotaxim + Gentamicin

25

89,3

Cefotaxim + Cefaclor

3

10,7

Tổng

28

100

Các kháng sinh phối hợp với nhau được thống kê trong bảng 4.11. Bảng 4.11 Tỷ lệ kháng sinh phối hợp


Cefotaxim phối hợp gentamicin là chủ yếu chiếm 89,3 % (Cephalosporin phối hợp aminosid).

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì nên sử dụng một loại kháng sinh trong điều trị. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốn chi phí và thất bại điều trị. Trong trường hợp bệnh đặc biệt hoặc diễn biến nặng thì mới nên suy nghĩ đến việc phối hợp kháng sinh (Nguyễn Huy Minh, 2009).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự phối hợp chủ yếu là cefotaxim với gentamicin chiếm 89,3 % (Cephalosporin phối hợp aminosid). Kết quả tương đồng với kết quả của Nguyễn Minh Thức (2010), phối hợp kháng sinh cephalosporin và aminosid là lựa chọn ưu tiên.

Phối hợp aminosid và beta lactam làm tăng hiệu lực diệt khuẩn, tuy nhiên cần chú ý thời gian sử dụng aminosid trong 3 – 5 ngày để tránh độc tính trên thận và


tai. Vì vậy việc chọn lựa kháng sinh cần phải cân nhắc giữa hiệu quả điều trị và độc tính, khi sử dụng phối hợp kháng sinh cần phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.

Cefotaxim + cefaclor là các kháng sinh cùng chung nhóm cefalosporin. Theo nguyên tắc thì không nên phối hợp 2 kháng sinh cùng nhóm vì không cho tác dụng hợp đồng mà còn tăng độc tính.

4.2.8 Khảo sát tương tác thuốc

Tỷ lệ và mức độ tương tác thuốc khi phối hợp kháng sinh được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.12 Tỷ lệ tương tác các kháng sinh điều trị


Mức tương tác

Số trường hợp

Tỷ lệ (%)

Có tương tác mức trung bình

25

12,0

Không có tương tác

184

88,0

Tổng cộng

209

100


Có 25 trường hợp có tương tác trong 209 bệnh án chiếm tỷ lệ 12,0 %.

Tương tác kháng sinh dựa theo phần mềm www.Drugs.com cho kết quả ở bảng

4.13.

Bảng 4.13 Tỷ lệ cặp kháng sinh điều trị có tương tác


Cặp tương tác

Tần suất

Mức độ

Hậu quả

Cefotaxim + Gentamicin

25

Trung bình

Tăng độc tính ở thận, tăng diệt khuẩn.


Có 25 trường hợp có tương tác khi phối hợp kháng chiếm tỷ lệ 12,0 %. Mức độ nghiêm trọng không có trường hợp nào, toàn bộ tương tác thuốc nằm ở mức độ trung bình. Tất cả tương tác xảy ra giữa cefotaxim và gentamicin (Cephalosporin và aminosid).

Tương tác này xảy ra đều gây độc tính cho thận và cơ quan thính giác.

Tuy nhiên, thực tế đây là phối hợp được khuyến cáo trong phác đồ để tăng hiệu lực diệt khuẩn. Do đó, cần theo dõi chức năng thận, giảm liều khi cần thiết, sử dụng aminosid theo thời gian khuyến cáo.

Thời gian khuyến cáo sử dụng aminosid trong phối hợp này là 3 – 5 ngày đầu khi nồng độ vi khuẩn cao nhất.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


5.1 KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu mô tả bằng phương pháp hồi cứu hồ sơ bệnh án tại bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự. Nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:

- Tỷ lệ trẻ em nam mắc bệnh viêm phổi cao hơn 1,3 lần so với trẻ em nữ (56,9 % và 43,1 %).

- Nhóm trẻ em ≤ 12 tháng mắc bệnh nhiều nhất chiếm 64,1 %.

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi nhiều nhất vào tháng 2 và tháng 10 chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,6 % và 16,3 %.

- Hiệu quả điều trị (khỏi) đối với bệnh nhân viêm phổi ở bệnh viện là cao (79,9 %).

- 100,0 % bệnh nhân đều không có làm kháng sinh đồ.

- Nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là nhóm cefalosporin thế hệ thứ 3.

- Cefotaxim là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất chiếm 50,8 %.

- Phác đồ đơn trị liệu vẫn là lựa chọn ưu tiên với tỷ lệ 46,9 %, sử dụng 2 loại kháng sinh trở lên chiếm 39,7 % và phối hợp 2 kháng sinh chiếm 13,4 %.

- Có sự giảm số ngày điều trị khi phối hợp kháng sinh.

- Phác đồ phối hợp 2 kháng sinh chủ yếu là cefotaxim và gentamicin chiếm 86,2 %.

- Độ dài đợt điều trị bằng kháng sinh trung bình là 7,4 ± 3,2 ngày.

- Về tương tác trong phối hợp kháng sinh: Có tương tác là 12,0 %. Tất cả tương tác xảy ra ở mức độ trung bình.

5.2 ĐỀ XUẤT

Từ những kết luận trên, nghiên cứu xin khuyến nghị một số vấn đề như sau:

- Cần khai thác kỹ về việc bệnh nhân có sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện như các loại kháng sinh, liều dùng. Qua đó các bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh và liều dùng phù hợp với từng bệnh nhân, tăng hiệu quả điều trị.

- Cần tiến hành làm kháng sinh đồ để chọn được kháng sinh thích hợp cho việc điều trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và tránh tình trạng kháng thuốc ngày càng thiều.


- Phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em cần được đánh giá lại theo định kỳ, để có thể điều chỉnh liều cũng như cách sử dụng kháng sinh hợp lý, tránh sử dụng kháng sinh phổ rộng và đa trị liệu sớm.

- Cần những nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn để có thể đánh giá chính xác tính hiệu quả của phác đồ điều trị tại bệnh viện.

- Nếu có điều kiện đề tài sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu các bệnh viện lân cận trong tỉnh Đồng Tháp để có thể đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh theo dịch tễ với cái nhìn toàn diện hơn.

- Các đề tài sau nên mở rộng nghiên cứu thêm một hoặc hai bệnh viện lân cận nữa để có thể so sánh cách sử dụng kháng sinh của từng bệnh viện, khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với các nhóm kháng sinh đang dùng tại bệnh viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự (2015). Phác đồ điều trị khoa Nhi. Tài liệu lưu hành nội bộ.

2. Robet Berkow, MD, Andrewj, Fletcher, M.B (1997). Sổ tay chẩn đoán và điều trị. Tập 2. Phương Ngọc dịch. NXB Y học. Tr.173 - 205.

3. Bộ Y tế (2009). Dược thư quốc gia Việt Nam. Tái bản lần thứ nhất.

4. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em.

5. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y học. Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2016). Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.

7. Đào Văn Thạo, Nguyễn Thị Thu Cúc (2016). Khảo sát đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi nhập viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2014 – 2015. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. Số 3 - 4. Tr. 302 - 308.

8. Harris M., Clark J., Coote N., Fletcher P., Harnden A., McKean M., Thomson A., British Thoracic Society Standards of Care Committee (2011). British Thoracic Society Guidelines for the Management of Community Acquired Pneumonia in Children: Update 2011. Thorax. Vol. 66. p.1 - 23.

9. Hoàng Ngọc Anh Tuấn. Đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013. Sở Y tế Đắk Lắk.

10. Hoàng Thị Huế, Lê Thị Kim Dung và Phạm Trung Kiên (2013). Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên 2012. Y học thực hành. Số 7/2013. Tr.154 - 156.

11. Huỳnh Tiểu Niệm (2012). Đặc điểm viêm phổi có suy hô hấp ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi nhập khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1. Luận văn thạc sĩ Y học. Nhi khoa. Trường đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.

12. Huỳnh Văn Tường (2011). Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng nặng ở trẻ em từ 2 – 59 tháng tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1. Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Nhi khoa. Trường đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.

13. Lê Thanh Trúc, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Hà Thục Vân và Nguyễn Ngọc Rạng (2011). Đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị viêm phổi tại khoa nhi

bệnh viện An Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang. Số tháng 10/2011. Tr.72 - 78.

14. Lê Thị Luyến (2010). Bệnh học. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội.

15. Langley J.M., Bradley J.S and Guidline A. (2005). Defining pneumonia in critically ill infants and children. Pediatr Crit Care Med. Vol. 6. p.S9 - S13.

16. Mathew E. L. (1994). Including necrotizing pulmonary Infections (Lung abscess). Harrison’s principles of internal medicine. International edition. USA. p.1184 - 1191.

17. Nguyễn Gia Khánh (2009). Bài giảng Nhi khoa Tập 1. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội.

18. Nguyễn Huy Minh (2009). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2008. Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Đại Học. Đại học Y Dược Cần Thơ.

19. Nguyễn Minh Thức (2010). Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm hô hấp cấp trẻ em dưới 5 tuổi tại các bệnh viện thành phố cần thơ. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

20. Nguyễn Thành Nhôm, Phan Văn Năm, Võ Thị Thu Hương (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học bệnh viện đa khoa Vĩnh Long. Năm 2015.

21. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em khoa nhi bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I. Trường đại học Dược Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Bàng (2007). Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2006. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 11. Phụ bản Số 4. Tr.94 - 99.

23. Nguyễn Văn Bàng (2003). Sổ tay sử dụng kháng sinh trong Nhi khoa. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội.

24. Pedler (1999). Respiratory infections. Clinical Pharmacy and Therapeutics. Churchill Livingstome. p.494 - 497.

25. Phạm Thị Kim Chi (2015). Nghiên cứu tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh trong điều trị viêm phổi nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2014. Luận văn chuyên khoa cấp I. Trường đại học Y Dược Cần Thơ.

26. Phạm Thị Minh Hồng (2007). Viêm Phổi. Nhi khoa tập I. Nhà Xuất bản Y học. TP. Hồ Chí Minh.

27. Principi N. and Esposito S. (2010). Management of severe community-acquired pneumonia of children in developing and developed countries. Thorax. Vol. 66. p.815

- 837.

28. Daniel E Roth, Laura E Caufield, Majid Ezzati, Robert E Black (2008). Acute lower respiratory infections in childhood: Opportunities for reducing the global burden through nutritional interventions. Bulletin of WHO. Vol. 86. p.365 - 364.

29. Igor Rudan, Cynthia Boschi-Pinto, Zrinka Biloglav, Kim Mulhollandd, Harry Campbell (2008). Epidemiology and etiology of childhood pneumonia. Bulletin of WHO. Vol. 86. p.408 - 416.

30. Igor Rudan, Tomaskovic L. (2004). Global estimate of the incidence of clinical pneumonia among children under five years of age. Bulletin of WHO. Vol. 82. p.895 - 903.

31. The ISCAP Study Group (2004). Three day versus five day treatment with amoxicillin for non-severe pneumonia in young children: A multicentre randomised controlled trial. BMJ. Vol. 328. p.791 - 796.

32. Trần Thị Anh Thơ và Cao Trường Sinh (2015). Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Tĩnh Nghệ An. Tạp chí Dược học – 4/2015. Số 468. Tr.12 - 16.

33. UNICEF/WHO (2006). Pneumonia the forgotten killer of children.

34. World Health Organization (2005). Technical update of the guidelines on the IMCI. WHO. Geneva. p.5 - 10.

35. Zar H.J., Jeena P., Argent A., Gie R., Madhi S.A., Working Groups of the Paediatric Assembly of the South African Thoracic Society (2009). Diagnosis and management of community - acquired pneumonia in childhood - South African Thoracic Society guidelines. South Afr J Epideminol Infect. Vol. 24. p.25 - 36.

36. Zar H.J., Madhi S.A. (2006), Childhood pneumonia – progress and challenges. SAMJ. Vol. 96. p.890 - 899.

WEBSITE


37. Bêṇ h viên

Đa khoa khu vưc

Hồng Ngư.

Bêṇ h viên

Đa khoa khu vưc

Hồng Ngư

Quá trình hình thành và phát triển. http://benhviendkkvhongngu.vn/Default.aspx?tabid=227. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2017.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024