Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 2


chỉ rõ: Phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là cách làm hay và phù hợp với điều kiện của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nó chứng tỏ được tính đúng đắn và hiệu quả qua thực tế, tiếp cận với mục tiêu đã xác định là: Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch góp phần tạo dựng bộ mặt NTM, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện cho thấy còn nhiều khó khăn cần rà soát, đánh giá toàn diện, rút kinh nghiệm những kết quả đạt được, đề ra những giải pháp cụ thể, đủ mạnh nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu phát triển DLCĐ, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và văn minh hơn, gắn với thực hiện các mục tiêu NTM trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình [4]

- ThS Trương Sỹ Tâm, Du lịch cộng đồng - khả năng áp dụng tại Tây Nguyên, Tạp chí Du lịch 6/2018. Bài viết đã chỉ rõ những đặc thù của Tây Nguyên cho phép áp dụng mô hình du lịch cộng đồng (Khu vực có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống; Khu vực có nhiều nhóm xã hội thuộc diện nghèo;Khu vực có khung cảnh thiên nhiên còn tương đối nguyên sơ, có vùng núi cao, cao nguyên và rừng nhiệt đới; Tây Nguyên có những nghề thủ công truyền thống rất độc đáo). Để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng, khai thác tốt hệ thống tài nguyên du lịch phong phú tại đây, tác giả đã đưa ra 7 đề xuất nhằm đưa loại hình du lịch cộng đồng trở thành một điểm sáng, có đóng góp lớn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực và quan trọng nhất là sự phát triển đó phải luôn gắn với mục tiêu phát triển bền vững [33]

- Chu Mạnh Trinh, Lê Nhương, Phan Công Sanh, Du lịch học tập, mô hình phát triển bền vững sinh kế cư dân Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. khusinhquyenculaocham.com.vn. Bài viết chỉ rõ: Trong suốt quá trình dài từ năm 2009 đến nay, Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An (Khu DTSQ) được biết đến qua chương trình, dự án nhất là các nỗ lực từ sự tham gia của cộng đồng địa phương, trong nước và quốc tế như là một điểm sáng, nơi mà các sáng kiến được hình thành và phát triển. Các dự án tăng cường năng lực quản lý môi trường cho thành phố Hội An; phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững ; cộng đồng tham gia phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững cua đá Cù Lao Chàm ; và xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An đã và đang để lại kết quả có tiếng vang không những trong nước mà còn đến với quốc tế.


- Trần Nguyễn Khánh Phong, Du lịch sinh thái huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển. Tạp chí Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 112 (4.2019). Bài viết đã trình bày các tiềm năng du lịch sinh thái và một số điểm du lịch sinh thái huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời đề xuất 10 định hướng giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế-Nguyễn Thị Lê Dung (2018). Du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng và gợi mở một số giải pháp. Tạp chí phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng. Số 101/2018. Lê Đức Thọ (2019). Nghiên cứu tài nguyên văn hóa biển phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở Đà Nẵng hiện nay. Tạp chí phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng. Số 117/2019. Các bài viết đã phân tích thực trạng tiềm năng du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng và gợi mở một số giải pháp phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở Đà Nẵng hiện nay

- Nguyễn Thị Lê Dung (2018). Du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng và gợi mở một số giải pháp. Tạp chí phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng. Số 101/2018. Lê Đức Thọ (2019). Nghiên cứu tài nguyên văn hóa biển phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở Đà Nẵng hiện nay. Tạp chí phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng. Số 117/2019. Các bài viết đã phân tích thực trạng tiềm năng du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng và gợi mở một số giải pháp phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở Đà Nẵng hiện nay. [6]

Tiếp biến, kế thừa các công trình nghiên cứu nói trên (với nhiều giác độ khác nhau), là cơ sở chọn lọc để tác giả vận dụng vào việc nghiên cứu của mình. Tuy vậy, tại vùng nghiên cứu của đề tài này, hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển DLCĐ thành phố Hội An, nhất là dưới góc nhìn chính sách công. Vì vậy, cho đến này việc nghiên cứu đề tài “thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An” vẫn chưa có công trình nào trùng lặp.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 2

-Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng


-Phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An trong giai đoạn 2015 - 2020.

-Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đó là lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Đó là thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng

đồng.


Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hội An.

Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến năm 2020.

5. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm, đường lối, chủ trương, chính

sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng.Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công, trong đó chú ý nhều đến tiếp cận thực thi chính sách có sự tham dự, tham gia của các chủ thể chính sách.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, như: tài liệu thứ cấp là các báo cáo, thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách phát triển DLCĐ ở nước ta, ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An. Đồng thời, thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá: nhằm trình bày thống kê số liệu, so sánh số liệu tài liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá, dự đoán và đề ra các quyết định. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách (chương 2).


- Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các địa phương về chính sách phát triển du lịch bền vững, gồm theo dõi tại các điểm kết hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp đối thoại trực tiếp với đối tượng nhằm thu thập thông tin và kiểm tra các giả định, theo đó tác giả tiếp xúc với một số cán bộ phụ trách quản lý du lịch, một số tổ chức, đoàn thể và người dân địa phương, du khách để tìm hiểu một số vấn đề trọng yếu của thực hiện chính sách du lịch. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn viết nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực tế. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho nội dung về phân tích thực tiễn thực hiện chính sách (chương 2) và đề xuất giải pháp (chương 3).

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa về lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển DLCĐ.

6.2. Ý nghĩa về thực tiễn

-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển DLCĐ nhằm góp phần phát triển du lịch thành phố Hội An bền vững.

-Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể có sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG


1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Công đồng

Thuật ngữ “cộng đồng” được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Âu – Mỹ, như trong tiếng Pháp là “communité”, tiếng Anh là “community”, tiếng Đức là “Gemeinschaft”. Do cộng đồng là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học, nên khái niệm về cộng đồng cũng được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, quan điểm khác nhau: Dù tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, dựa trên những lý thuyết khoa học khác nhau, nhưng tựu trung lại, có thể coi những dấu hiệu cốt yếu nhất sau đây để định nghĩa một cộng đồng: Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông người; mỗi cộng đồng phải có một bản sắc/bản thể riêng; các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng; có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng quan trọng nhất là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng. Dựa vào nội hàm nêu trên, có thể đi đến định nghĩa chung nhất của cộng đồng: Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết là quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng.

1.1.1.2. Du lịch cộng đồng

Theo Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [43 ]. Ở Thái Lan, khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa: “Là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua du lịch cộng đồng du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997). Tác giả Phạm Trung Lương cho


rằng, “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, đượchưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa cộng đồng” [17].Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương nhằm phát triển kinh tế địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng cường quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận thức được sự hợp tác, hỗ trợ của chính quyền địa phương, của Chính phủ và từ các hoạt động hỗ trợ quốc tế, nhằm mục đích khai thác bền vững các tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa phương để giới thiệu tới khách du lịch” [47].Tác giả Võ Quế định nghĩa: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên” [25].Tác giả Trần Thị Mai đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như sau: “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương có dự án” [22]

Ngoài ra, du lịch cộng đồng được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó, Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi [27]. Có thể khái quát, du lịch cộng đồng là một mô hình phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo của địa phương.

1.1.1.3. Phát triển du lịch cộng đồng


Phát triển DLCĐ là một tiến trình kinh tế và xã hội dựa trên sự tham gia chủ động của cộng đồng địa phương, một mặt giúp pháthuy lợi thế các nguồn lực phát triển du lịch tạinơi hoặc gần nơi cộng đồng sinh sống nhằm đadạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dulịch, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú,chất lượng cao và hợp lý của du khách; mặt khác, phát triển DLCĐ còn bao hàm cả góc độ nhu cầu du lịch nhằm xây dựng, thực thi các chínhsách cũng như tạo ra các sản phẩm du lịchnhằm xã hội hóa cầu du lịch để cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người nghèo có thể đi dulịch và hưởng thụ các sản phẩm du lịch ngàycàng nhiều, tạo ra sự công bằng xã hội và tạo thị trường cho phát triển loại hình du lịch này [47]. Phát triển du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch theo hướng bền vững, cộng đồng địa phương là chủ thể chính tổ chức các hoạt động du lịch và cung cấp các sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu của du khách. Phát triển DLCĐ hiệu quả sẽ tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường du lịch và các sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần duy trì và phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương.

1.1.2. Đặc điểm phát triển du lịch công đồng

Du lịch cộng đồng là một trong những loại hình du lịch có trách nhiệm; là hình thức du lịch dựa vào các tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương để khai thác phục vụ khách du lịch, nhằm mang lại thu nhập cho cộng đồng trên cơ sở bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Phát triển du lịch cộng đồng có những đặc điểm sau:

- Phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo văn hóa và thiên nhiên phát triển bền vững, cân bằng các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được khai thác hợp lý. Du lịch cộng đồng là cách tốt nhất để vừa phát triển du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, sử dụng dịch vụ tài chỗ, phát huy giá trị văn hóa bản địa.

- Cộng đồng dân cư là đối tượng tham gia trực tiếp với vai trò chủ thể trong phát triển du lịch cộng đồng bởi vì sản phẩm của du lịch cộng đồng không chỉ là không gian môi trường nơi cộng đồng dân cư sinh sống mà cả bản sắc văn hóa của họ. Cộng đồng là những người được tham gia ngay từ đầu, từ khâu nghiên cứu, lập kế hoạch phát triển, đến khâu triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch, cung cấp


các sản phẩm dịch vụ du lịch cho du khách. Họ giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì và phát triển các dịch vụ. họ vừa là hướng dẫn viên cũng vừa là một “chuyên gia” về văn hóa – lịch sử vùng đất. Từ đó, giúp truyền tải đến du khách những thông điệp ý nghĩa về điểm đến và giúp họ trải nghiệm, khám phá những điều mới mẻ, thú vị về miền đất mới. Đồng thời, cộng đồng dân cư phải có quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch, ngăn ngừa các tác động xấu từ hoạt động kinh doanh du lịch và từ du khách.

- Các khu, điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương. Đây là những khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn, còn nét hoang sơ và hiện đang bị hủy hoại cần được bảo tồn. Tính đa dạng và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa thể hiện mức độ hấp dẫn của địa điểm phát triển du lịch cộng đồng đối với du khách. Bên cạnh đó, các sự kiện hay hoạt động đặc trưng của địa phương, cộng đồng cũng thu hút du khách.

- Lợi nhuận thu được từ phát triển du lịch được chia sẻ công bằng cho cộng đồng để bảo vệ môi trường; cộng đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế trực tiếp để bảo vệ môi trường và tái đầu tư du lịch địa phương (ngoài hỗ trợ của Chính phủ).

- Phát triển du lịch cộng đồng tăng cường quyền lực cho cộng đồng. Hoạt động du lịch cộng đồng là do cộng đồng tổ chức quản lý nên tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch. Cộng đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển du lịch.

- Hệ thống các sản phẩm và dịch vụ của loại hình du lịch cộng đồng khá đa dạng và có những đặc trưng khác nhau ở mỗi khu vực du lịch cộng đồng riêng biệt, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân cư tại khu du lịch.

- Du lịch cộng đồng còn bao gồm các yếu tố trợ giúp của cơ chế chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức, cá nhân… nhằm phát huy lợi thế nguồn lực phát triển du lịch tại nơi có dân cư sinh sống gắn với tài nguyên du lịch độc đáo.

1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng

1.1.3.1. Đối với phát triển kinh tế:

Phát triển DLCĐ góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển. DLCĐ không chỉ giúp duy trì các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023