liệu, để làm bộc lộ mô hình hoặc xu hướng đáng chú ý. Sau đó, có thể sử dụng xu hướng này để dự đoán số liệu cho một thời kỳ tương lai gần. Quá trình này được gọi là phép ngoại suy.
Phương pháp này thường có ích trong dự báo cầu thời vụ tương lai và điều chỉnh cung phù hợp với các giao động thời vụ đoán trước đó. Đối với ngành du lịch, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cầu du lịch có xu hướng thời vụ rất cao.
Một hạn chế của phương pháp này là không tính đến các nhân tố ảnh hưởng đến tương lai mà chỉ dựa vào dãy số liệu theo thời gian. Do đó, có thể sử dụng phương pháp như một phần trong hệ thống các kỹ thuật dự báo.
đ. Phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu
Hệ số co giãn cầu được tính từ công thức sau:
Trong đó:
Ed: Hệ số co giãn cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hình Thức Chi Tiêu Của Chính Phủ Nhằm Phát Triển Du Lịch
- Đặc Điểm Một Số Loại Cầu Sản Phẩm Và Dịch Vụ Du Lịch
- Sự Cần Thiết Dự Báo Cầu Du Lịch
- Các Chi Phí Trong Chuyên Chở Hành Khách Bằng Hàng Không
- Tỷ Lệ (%) Thu Nhập Và Chi Phí Của Một Công Ty Lữ Hành
- Đặc Điểm Của Quan Hệ Cung Cầu Du Lịch
Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.
y: Mức độ cầu du lịch bình quân đầu người.
y: Mức tăng cầu du lịch bình quân đầu người.
x: Mức độ của một nhân tố ảnh hưởng (thu nhập bình quân đầu người, giá cả hoặc nhân tố xác định khác).
x: Mức tăng (thay đổi) nhân tố xác định đó.
Hệ số co giãn cầu thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng du lịch nói chung trước tác động của một nhân tố ảnh hưởng. Căn cứ vào sự thay đổi của nhân tố và của lượng cầu để xác định hệ số co giãn cầu. Khi nhân tố ảnh hưởng thay đổi trong thời kỳ tương lai thì có thể xác định được lượng cầu thay đổi tương ứng tuỳ theo mối quan hệ của cầu với nhân tố đó.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là các hệ số co giãn cầu được xác định một cách riêng biệt đối với mỗi nhân tố tác động. Trong khi đó ảnh hưởng đến cầu du lịch không chỉ có một nhân tố mà đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau có thể lượng hoá hoặc không lượng hoá được.
e. Mô hình hoá toán kinh tế
Phương pháp này sử dụng toán học để miêu tả một cách chính xác các mối quan hệ giữa cầu du lịch với các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở cân nhắc một số biến số và sử dụng các kỹ thuật thống kê về phân tích tương quan và hồi quy để kiểm định các mối quan hệ và xây dựng các công thức toán học. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng một số kỹ thuật kinh tế lượng dự báo các biến số kinh tế chủ yếu như tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lãi suất ngân hàng và tỷ lệ lạm phát để xây dựng một mô hình toàn diện phản ánh sự liên quan của các điều kiện kinh tế chung và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch.
Khi tiến hành dự báo cầu theo phương pháp này, người ta xây dựng mối quan hệ giữa cầu du lịch y và các nhân tố ảnh hưởng như thu nhập, giá cả... để xác định tập biến số tương quan x1, x2..., xn và mô tả chúng bằng quan hệ hàm số:
y = F(x1, x2, ..., xn)
Nếu chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu du lịch với một biến số phản ánh một nhân tố chủ yếu hoặc nổi trội (ví dụ giá cả) hoặc một nhân tố mang tính tổng hợp (như số lượt khách du lịch) có nghĩa là chỉ xác định mối quan hệ đơn giản y = F(x) nên được gọi là phương pháp đơn hồi quy. Nếu xét mối quan hệ giữa y trong sự tác động cùng một lúc của nhiều biến số phản ánh các nhân tố khác nhau thì gọi là phương pháp đa hồi quy.
Để xác định được dạng tương quan giữa cầu du lịch với một nhân tố ảnh hưởng, từ tập hợp các số liệu thống kê cầu du lịch yi theo sự biến đổi của nhân tố ảnh hưởng xi có thể biểu diễn chúng trên trục toạ độ và tạo ra đường hồi quy thực nghiệm. Dựa vào đường hồi quy thực nghiệm
để suy luận ra đường hồi quy lý thuyết với các dạng thường gặp như sau (xem hình 2.213):
y = ax + b
x
y = ln(ax+b)
x
y y
o o
y = axb
x
y = e(ax+b)
x
y
y
o o
Hình 2.2. Các dạng đường hồi quy lý thuyết
Để xác định được dạng tương quan giữa cầu du lịch với nhiều nhân tố ảnh hưởng hoặc để xây dựng mô hình toán kinh tế nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch thì cần phải trải qua những giai đoạn sau:
- Lựa chọn các nhân tố xác định ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nhu cầu và cầu du lịch.
- Xác định luận chứng kinh tế về mối liên hệ được sử dụng trong mô hình để mô tả sự phụ thuộc giữa mức độ nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, có nghĩa là lựa chọn hàm số toán học phù hợp.
- Tính toán xác định các tham số của mô hình toán kinh tế.
- Giải thích (diễn giải) kinh tế và đánh giá các tính toán nhận được.
Việc xác định và lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng là một khó khăn lớn nhất khi xây dựng mô hình toán kinh tế. Mô hình toán kinh tế không thể biểu hiện được một cách chính xác tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến
13 Xem thêm: Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ (1995), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, trang 66-67.
cầu trong thực tế. Vì vậy, khi xây dựng mô hình không cần xác định với tất cả các nhân tố, mà chỉ với những nhân tố chủ yếu nhất có thông tin đầy đủ và khách quan, có quan hệ về lượng với hiện tượng cần dự báo.
Giai đoạn quan trọng tiếp theo là lựa chọn dạng toán học biểu thị mối liên hệ về lượng của cầu với các nhân tố ảnh hưởng. Với sự hỗ trợ của máy tính, có thể thiết lập được các đường hồi quy thực nghiệm đa nhân tố để từ đó suy luận ra đường hồi quy lý thuyết với các mô hình toán kinh tế phổ biến trên cơ sở các dạng phương trình sau:
Tuyến tính: y = a0 + a1x1 + a2x2 + ... + anxn Logarit: logy = a0 + a1logx1 + a2logx2 + ... + anlogxn Trong đó:
y là cầu du lịch.
x1, x2, ... xn là các nhân tố ảnh hưởng đến cầu. a0, a1, ... an là các tham số của phương trình.
Ưu điểm của mô hình hoá toán kinh tế là có thể sử dụng để dự báo, nghiên cứu về cầu du lịch trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở từng địa phương cũng như trong từng lĩnh vực kinh doanh riêng biệt của ngành du lịch khi lập các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
2.2. CUNG DU LỊCH
2.2.1. Khái niệm và bản chất của cung du lịch
Cung du lịch là lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán là các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau cho khách du lịch trong một thời gian và không gian nhất định.
Cung du lịch được hình thành từ các yếu tố:
- Tài nguyên du lịch: Đây là yếu tố tạo nên động cơ thúc đẩy con người đi du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch: Đó là những phương tiện vật chất và kỹ thuật - yếu tố đầu vào của quá trình cung ứng. Tuy nhiên, đối với du lịch các yếu tố này cũng được quan niệm như một "sản phẩm" cung ứng cho khách. Ví dụ, hệ thống đường sá thuận lợi tạo điều kiện cho khách đi lại dễ dàng và thoải mái; các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống có kiến trúc và trang trí đẹp, có vị trí thuận tiện, có khả năng cung cấp các dịch vụ có chất lượng.
Có ý kiến cho rằng, hai yếu tố trên về bản chất không phải là cung nhưng thực tế lại tham gia vào cung và góp phần tạo ra cung. Đồng thời, một số yếu tố khác như sự an toàn, lòng mến khách... ở điểm đến cũng mang những tính chất như vậy đối với du lịch. Đây là một đặc thù của cung du lịch khác với cung các hàng hoá và dịch vụ thông thường khác.
- Các dịch vụ và hàng hoá du lịch là những yếu tố chủ yếu của cung. Chúng bao gồm các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, hướng dẫn tham quan... các hàng hoá như hàng lưu niệm, hàng mua sắm có giá trị...
Tương tự như cầu du lịch, cung du lịch thường đề cập cung thực tế là những hàng hoá và dịch vụ thực tế đã bán được cho số khách đi du lịch. Thông thường hàng hoá và dịch vụ được bán theo các mức giá dựa trên cơ sở giá trị (các chi phí sản xuất và cung ứng) của nó. Tuy nhiên, đối với các nhà cung ứng du lịch, cần mở rộng quan niệm về giá trị từ góc độ người tiêu dùng đó là các vấn đề về giá cả, chất lượng, lợi ích mang lại và tổng hợp của các yếu tố này đối với khách du lịch.
Cung du lịch vừa là một khái niệm tổng hợp toàn bộ các hàng hoá và dịch vụ cung ứng, vừa là khái niệm biểu hiện cung của từng lĩnh vực riêng biệt trong kinh doanh du lịch như cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, chương trình du lịch... Do đó, các nhà cung ứng riêng lẻ tại một điểm đến du lịch phải liên kết với nhau để tạo ra một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để cung cấp cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch (theo nghĩa tổng hợp) có thể tạo ra hình ảnh của điểm đến du lịch và cung ứng du lịch tổng hợp là đại diện cho điểm đến du lịch đó.
2.2.2. Đặc điểm của cung du lịch
Tương tự như cầu, cung du lịch được nhiều tác giả tìm hiểu và chỉ ra các đặc điểm hoặc đặc trưng khác nhau. Điều đó có thể xuất phát từ quan niệm cung mang tính chất tổng hợp, đồng thời nhìn nhận cung từ các khía cạnh riêng biệt. Những đặc điểm có tính chất khái quát và tiêu biểu nhất của cung du lịch theo nghĩa tổng hợp bao gồm:
- Cung dịch vụ là chủ yếu: Một điều dễ hiểu là cầu du lịch chủ yếu là dịch vụ nên vế tương ứng của nó là cung cũng chủ yếu là dịch vụ. Với đặc điểm này các đơn vị cung ứng du lịch sẽ không có các khả năng sản xuất trước, sản xuất hàng loạt cũng như khả năng lưu kho và dự trữ. Chính vì vậy, cung du lịch tiềm năng thường chỉ được nhìn nhận ở một khía cạnh riêng biệt mà thôi.
- Cung cố định: Cung du lịch cố định về vị trí, về khả năng cung cấp. Đối với các hàng hoá thông thường khi bán được, các nhà cung ứng có thể mở rộng sản xuất, tăng ca kíp để tăng sản lượng. Các dịch vụ du lịch lại không thể làm được như vậy bởi vì có sự giới hạn về sức chứa của một chuyến bay, một khách sạn và thậm chí của một điểm hấp dẫn ở khu du lịch. Mặt khác, tính cố định của cung còn làm cho cầu phải đến với cung - khách du lịch phải đến với khách sạn, với nhà hàng, với các điểm hấp dẫn du lịch.
- Cung thường được chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực: Do nhu cầu du lịch có tính tổng hợp và đòi hỏi thoả mãn đồng thời nên khả năng một nhà cung ứng đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó là rất khó khăn và phức tạp. Sự chuyên môn hoá sẽ khắc phục được khó khăn này, đồng thời mang lại các lợi ích thông thường của quá trình chuyên môn hoá như tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các nhà cung ứng du lịch còn đáp ứng các nhu cầu của dân cư địa phương nên sự chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề là phù hợp và có hiệu quả. Chính vì đặc điểm này đòi hỏi các nhà cung ứng du lịch phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình kinh doanh và kết quả của sự liên kết này tạo nên các sản phẩm du lịch trọn gói. Nhiều sự
liên kết, nhiều cách kết hợp đã góp phần làm phong phú và đa dạng các sản phẩm du lịch cung ứng trên thị trường.
- Các đặc điểm khác: Tương tự như cầu, cung du lịch cũng có những đặc điểm khác như tính chất phong phú và đa dạng, tính thời vụ...
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung du lịch
Cung có thể phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng không nhất thiết là một biến số độc lập hoàn toàn với cầu vì có cầu tồn tại thì mới có cung. Khi chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cung và cầu, và trước khi cố gắng bóc tách các dạng liên hệ nội tại giữa cung và cầu, cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cung. Các nhân tố này thường bao gồm:
- Giá cả của hàng hoá, dịch vụ cung ứng: Nhà cung ứng sẽ cố gắng sản xuất nhiều hơn hoặc ít hơn tuỳ thuộc vào giá cao hay thấp.
- Giá cả của các hàng hoá, dịch vụ có liên quan (như thay thế hoặc bổ sung) với hàng hoá, dịch vụ đang cung ứng: Nhà cung ứng sẽ xem xét giá cả của các hàng hoá, dịch vụ khác để quyết định lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng của mình.
- Chi phí sản xuất, kinh doanh: Đây là một nhân tố quan trọng nhất bởi vì chi phí có thể ảnh hưởng khác nhau đến sự thay đổi doanh thu. Khi doanh thu tăng do giá tăng chưa chắc làm cho lợi nhuận tăng nếu chi phí tăng nhanh hơn doanh thu.
- Cạnh tranh trên thị trường: Sự cạnh tranh trên thị trường có thể làm thúc đẩy cung hoặc kìm hãm cung.
- Sự kỳ vọng: Nhân tố này có thể quan trọng như chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó, một công ty sẽ phải dự đoán cầu, mức giá và các hành động của đối thủ cạnh tranh trước khi bắt đầu sản xuất. Ví dụ, những người kinh doanh lữ hành sẽ kỳ vọng về cầu đối với một chương trình du lịch nhất định, thậm chí kỳ vọng vào những khách hàng đăng ký mua chương trình trước nhiều tuần.
- Tình trạng công nghệ: Nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của mỗi lao động và ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Quy hoạch phát triển du lịch là một nhân tố tác động trực tiếp đến sự tăng lên của cung du lịch trong nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.
- Các chính sách của chính phủ: Ví dụ như chính sách thuế với nhiều loại thuế trực thu và gián thu khác nhau tuỳ theo mỗi quốc gia. Khi chính phủ thay đổi chính sách thuế sẽ làm ảnh hưởng đến cung hàng hoá, dịch vụ.
- Các nhân tố khác: Trên đây chưa phải là một danh mục đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến cung nhưng đã chỉ ra một số nhân tố sẽ phải xem xét khi cân nhắc cung các hàng hoá, dịch vụ của ngành. Ngoài ra, các nhân tố như thời tiết, tình hình an ninh, chính trị... cũng sẽ có tác động nhất định đến cung du lịch.
Các nhân tố nói trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cung của một doanh nghiệp du lịch (một nhà cung ứng đơn lẻ), đồng thời ảnh hưởng đến cung của một điểm đến - tập hợp cung của nhiều doanh nghiệp (tổng cung).
2.2.4. Đặc điểm một số loại hình cung du lịch
2.2.4.1. Cung dịch vụ vận chuyển hàng không
Trong kinh doanh vận chuyển du lịch, hàng không được đánh giá là phương tiện vận chuyển chủ yếu nhất đối với du lịch quốc tế và cả đối với du lịch nội địa của nhiều quốc gia. Do đó, nó được lựa chọn làm đại diện tiêu biểu cho loại hình cung dịch vụ vận chuyển để nghiên cứu.
Các hãng hàng không chuyên chở hành khách đo lường đầu ra bằng số ghế ki lô mét có khách - ps/km (passenger seat kilometres), với cung là số ghế ki lô mét có sẵn và sự tiêu dùng là số ghế ki lô mét doanh thu. Các chi phí của một hãng hàng không chuyên chở hành khách có thể được chia thành bốn nhóm lớn như thể hiện trong bảng 2.1.