Nếu HT xác định được chiến lược phát triển lâu dài của đơn vị thì kế hoạch tạo nguồn đội ngũ GVCN là một việc làm hết sức cần thiết. Quy hoạch tạo nguồn đội ngũ GVCN giúp cho nhà trường có một nguồn nhân lực CNL trong chiến lược phát triển giáo dục hiện tại cũng như tương lai. Để thực hiện biện pháp này, HT cần phải:
- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường cũng như hướng phát triển trong những năm sắp tới để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ GVCN.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVCN các trường THPT, những thuận lợi, khó khăn của đội ngũ này khi thực thi nhiệm vụ giáo dục của nhà trường; để có cơ sở xác lập kế hoạch tạo nguồn đội ngũ GVCN.
- Lập kế hoạch, dự báo, quy hoạch tổng thể, căn cứ vào tình hình hiện tại và định hướng phát triển của nhà trường những năm sắp tới về số lượng, quy mô để định hướng số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ GVCN lớp.
Công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ GVCN tùy thuộc vào tình hình thực tế tại đơn vị, các HT có thể linh hoạt sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng ngay chính đội ngũ có sẵn của đơn vị. Như vậy, công tác quy hoạch mới mang tính khả thi và tính chủ động cao trong quá trình thực hiện.
Biện pháp 2: Lựa chọn đội ngũ GVCN có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu
Trong nhà trường, GVCN có vai trò hết sức quan trọng. Muốn hoàn thành tốt công việc của mình, người GVCN cần phải có đầy đủ những phẩm chất và năng lực mà sự nghiệp giáo dục cũng như xã hội mong đợi. Muốn có được đội ngũ GVCN thỏa mãn những yêu cầu đó, người HT cần triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung cụ thể sau đây:
- Nắm thông tin, rà soát, phân tích, đánh giá, đặc điểm tình hình thực tế từng lớp về: ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng tự quản, chất lượng học tập, ưu khuyết điểm về mọi mặt của mỗi lớp, truyền thống của lớp, cá nhân tích cực, tiêu cực, dự báo tình hình phát triển của các lớp để phân công GVCN lớp cho phù hợp.
- Xác định nhiệm vụ năm học mà nhà trường phải thực hiện, từ đó tiến hành tuyển chọn, phân công đội ngũ GVCN có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Việc Tổ Chức Thực Hiện Các Nội Dung Công Tác Của Gvcn Lớp
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Đội Ngũ Gvcn Lớp Ở Các Trường Thpt Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
- Nhóm Biện Pháp Tăng Cường Bồi Dưỡng Phẩm Chất Và Năng Lực Cho Đội Ngũ Gvcnl
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Quản Lý Đội Ngũ Gvcn
- Nhóm Biện Pháp Lựa Chọn, Phân Công, Bố Trí Gvcn Lớp
- Đối Với Giáo Viên Nói Chung Và Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Nói Riêng
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
- Căn cứ vào số giờ lao động thực tế của từng GV để bố trí, sắp xếp một cách hợp lý đội ngũ GV làm công tác CNL cho mỗi năm học.
- Xây dựng tiêu chuẩn để chọn GV làm công tác CNL gồm những yêu cầu cơ bản về: phẩm chất chính trị đạo đức; chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; có tri thức cơ bản về tâm lý học, Giáo dục học và các kỹ năng sư phạm.
- Quan tâm và mạnh dạn chọn những GV trẻ làm công tác CNL, giúp đội ngũ này làm quen với công việc dưới sự dìu dắt của những GV lớn tuổi có bề dày kinh nghiệm, khai thác sức trẻ, năng động, nhiệt tình, dễ tiếp cận cái mới.
- Phát huy vai trò tham mưu của các tổ CM hoặc người phụ trách chủ nhiệm giới thiệu GVCN. Qua đó, phát huy tính dân chủ đồng thời chính họ là những người gần gũi, hiểu rõ GV hơn nên việc lựa chọn GVCN sẽ đạt yêu cầu như mong muốn.
Biện pháp 3: Phân công, bố trí đội ngũ GVCN một cách hợp lý
Tuyển chọn được đội ngũ GVCN đã hết sức khó khăn. Song sắp xếp và phân công thế nào để phát huy tối đa hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong đội ngũ đó lại là một việc làm khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế, để đạt hiệu quả cao HT cần:
- Tìm hiểu kỹ về đội ngũ GVCN đã lựa chọn, bố trí một cách hợp lý nhất theo khả năng hiện có của từng cá nhân, đảm bảo mỗi người đều phát huy tối đa khả năng hiện có của bản thân trong công tác giáo dục chung của nhà trường.
- Tùy tình hình thực tế, sự bố trí, sắp xếp HS vào lớp học để phân công GVCN phù hợp với tình hình HS lớp đó.
Việc bố trí GVCN phải chú ý lợi ích của HS, HT cũng phải linh hoạt để điều chỉnh đội ngũ GVCN một cách hợp lý nhất nhằm phát huy tối đa khả năng hiện có của mỗi GV cho việc hoàn thành nhiệm vụ GD chung của nhà trường.
Biện pháp 4: Tạo điều kiện cho các GV đều được tham gia làm GVCN.
Để đảm bảo tính dân chủ và tính khoa học trong phân công GVCN lớp cần tuân thủ qui trình: đưa ra dự kiến phân công sau khi đã tham khảo của CBQL có liên quan như Phó Hiệu trưởng, TTCM sau đó đưa về tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc thống nhất, cuối cùng HT ra quyết định phân công, Việc phân công phải chú ý đến các yêu cầu sau:
- Việc phân công GVCN phải đảm bảo định mức lao động.
- Xuất phát từ đảm bảo yêu cầu chất lượng đào tạo và lợi ích học tập của HS bố trí xen kẽ đội ngũ GV cũ GV mới, GV giỏi, GV yếu.
- Phân công GV làm công tác CNL cần có sự luân phiên nhưng vẫn đảm bảo khối lượng giờ dạy.
- Tìm được sự thống nhất chung giữa HT và các tổ chức chuyên môn trên cơ sở ý kiến, nguyện vọng của GV; sự bàn bạc dân chủ tập thể là yếu tố cần quan tâm để phát huy hiệu quả sử dụng đội ngũ GV.
3.2.4. Nhóm biện pháp đẩy mạnh quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCN theo chức năng quản lý
3.2.4.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp
Kế hoạch hóa CTCN là chương trình hành động tương lai của HT để quản lý đội ngũ GVCN, của GVCN để quản lý và hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Xây dựng kế hoạch nhằm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý có khoa học các hoạt động của GVCN, còn GVCN xác định được một cách chính xác công việc họ phải làm trong từng giai đoạn của năm học, lớp học do mình quản lý.
Kế hoạch hóa CTCN và quản lý việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, giúp cho HT có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm học và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm.
3.2.4.2. Nội dung của nhóm biện pháp
HT hiểu rõ kế hoạch hóa là cơ sở định hướng quan trọng trong chuỗi hoạt động nối tiếp nhau trong nhà trường, đồng thời thể hiện quản lý công tác CNL một cách khoa học. Kế hoạch hóa giúp HT tổ chức điều khiển, kiểm tra đánh giá hoạt động công tác CNL toàn diện cân đối có trọng tâm theo hướng có đích, có hiệu quả đã định.
Căn cứ các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo; kế hoạch hoạt động năm học, kế hoạch chuyên môn; kế hoạch của Đoàn thanh niên; kế hoạch của Công đoàn, … HT tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý công tác CNL bao gồm đầy đủ các mặt hoạt động và có phân chia thời gian thực hiện theo từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, từng công việc... Bản kế hoạch phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi.
Qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
Quản lý xây dựng kế hoạch
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Bản kế hoạch phải có sự thống nhất cao từ lãnh đạo cho đến các thành viên trong nhà trường. HT là người duyệt kế hoạch và quản lý, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động của GVCN. Quy trình kế hoạch hóa công tác CNL được biểu diễn theo Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.1. Quy trình kế hoạch hóa công tác CNL
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
Biện pháp 1: Qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, cụ thể đối với GVCN lớp
Trước hết, Hiệu trưởng phải nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhà trường nói chung, chỉ tiêu phấn đấu về CTCN nói riêng cho toàn thể các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường; sau đó, hướng dẫn giao việc cụ thể cho Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các GVCN một cách tường minh;
Tập trung lấy ý kiến dân chủ về kế hoạch chỉ đạo, quản lý của HT để phát huy tính chủ động, sáng tạo của Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GVCN lớp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý công tác CNL.
Biện pháp 2: Quản lý xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp theo thời gian
Lập kế hoạch chủ nhiệm là một trong những phương án hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận của bộ máy quản lý để đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp theo nguyên tắc cấu trúc. Nội dung bản kế hoạch chủ nhiệm lớp bao giờ cũng phải tương xứng với nhiệm vụ công tác, nên khó có một cấu trúc chung. Song từ thực tiễn, chúng tôi tổng hợp và xây dựng cấu trúc kế hoạch chủ nhiệm mẫu gồm 8 nội dung cơ bản như sau:
1. Đặc điểm môi trường (thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức);
2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và danh hiệu phấn đấu;
3. Các biện pháp thực hiện chính;
4. Kế hoạch từng tháng (dự kiến: nội dung, phân công, thời gian);
5. Kế hoạch tuần;
6. Kế hoạch Sơ kết học kì;
7. Kế hoạch Tổng kết năm học;
8. Kế hoạch hoạt động hè;
Sau khi hướng dẫn các thành viên xây dựng kế hoạch, HT nhà trường phải phê duyệt, đề ra các văn bản pháp lý làm cơ sở để quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá theo phạm vi trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường.
Biện pháp 3: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp nghiêm túc Sau khi duyệt các kế hoạch chủ nhiệm lớp của từng lớp, Hiệu trưởng cần:
- Xác định chương trình quản lý CTCN một cách cụ thể, rõ ràng;
- Hiệu trưởng phân công cho PHT phụ trách, tổ chuyên môn trực tiếp quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch của GVCN. Họ có nhiệm vụ theo dõi việc triển khai kế hoạch của GVCN từng khối, lớp; thu thập, kiểm tra và xử lý các thông tin phản hồi về các công việc mà các lớp sẽ thực hiện, nếu có nội dung chưa phù hợp, cần điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Tuy nhiên để đảm bảo tính nghiêm minh và sự nhất quán trong hoạt động giáo dục của nhà trường, trong nhiều trường hợp HT cũng cần phải phổ biến trực tiếp, tác động đến GVCN những vấn đề cơ bản nhất. Chẳng hạn như việc triển khai các hoạt động giáo dục về “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, “ Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống”...
- Tổ chức các hoạt động về CTCN lớp theo kế hoạch đã đề ra một cách thường xuyên, dấy lên các phong trào thi đua tích cực, cần chỉ đạo tiến hành làm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm toàn diện;
- Quan tâm giúp đỡ những GVCN còn lung túng, thiếu kinh nghiệm. Sau mỗi đợt họat động thi đua, cần có tổng kết động viên, khen thưởng kịp thời, uốn nắn những sai lệch trong quá trình thực hiện;
- HT cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để có sự phối hợp tốt nhất giữa GVCN với các GVBM và các tổ chức đoàn thể, lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
như: Ban đại diện cha mẹ HS, Đoàn Thanh Niên, Công đoàn, tổ chủ nhiệm, tổ chuyên môn khi thực hiện kế hoạch.
- Thông qua các phiên họp định kỳ: Họp chủ nhiệm, Hội đồng sư phạm, họp tổ CM, HT lắng nghe GVCN báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch, đánh giá lại kết quả thực hiện, lựa chọn những cách thức tổ chức tốt, phù hợp để mỗi GVCN vận dụng, học tập; tìm ra những khó khăn, vướng mắc để có phương án điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời hoặc phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ cần thiết để GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra đánh giá, đánh giá công bằng, khách quan việc thực hiện kế hoạch giáo dục của GVCN lớp
Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động của đội ngũ GVCN. Công tác kiểm tra, đánh giá tác động vào nhận thức, điều chỉnh hoạt động GD của GVCN nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đó là cơ sở để biểu dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc, đồng thời phát hiện những sai lệch, thiếu sót trong quá trình thực hiện, giúp họ điều chỉnh kịp thời. Để công tác kiểm tra, đánh giá tốt, HT cần:
- Đánh giá công bằng, khách quan, không thiên vị, kích thích phong trao thi đua tích cực;
- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, nhiều luồng thông tin đánh giá, công khai trên bảng xếp loại của nhà trường;
- Tiêu chí đánh giá phải được lượng hóa, cụ thể rõ ràng;
- Đánh giá, xếp loại GVCN thực hiện kế hoạch chủ nhiệm theo quy định; lưu hồ sơ thanh tra, kiểm tra, làm cơ sở để xét thi đua, khen thưởng và phân loại GV cuối học kỳ, cuối năm học và căn cứ để bố trí lực lượng GVCN năm học sau;
Để việc quản lý CTCN trong nhà trường mang lại hiệu quả cao, người Hiệu trưởng phải biết cách quản lý theo hướng tiếp cận hệ thống và logic khoa học. Điều đó, sẽ làm cho việc quản lý của Hiệu trưởng nhịp nhàng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
3.2.5. Nhóm biện pháp chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm lớp
3.2.5.1 Mục tiêu của nhóm biện pháp
Nhằm hỗ trợ tối đa và tạo mọi điều kiện cho GVCN lớp trong công tác quản lý và GD HS từ tinh thần, CSVC đến các mối liên hệ giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường; thực hiện chế độ chính sách, xây dựng môi trường GD lành mạnh; thực hiện chế độ thi đua khen thưởng tạo ra những chất xúc tác góp phần thúc đẩy, tạo động lực làm việc và chia sẻ gánh nặng cho đội ngũ GVCN lớp, đồng thời đảm bảo các hoạt động của nhà trường diễn ra đồng bộ.
Hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật nên việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong CTCN lớp sẽ thúc đẩy đổi mới công tác GD toàn diện cũng như công tác GD đạo đức, rèn kỹ năng sống, thu hút HS tham gia, phát huy được tính tích cực của HS.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Nhóm biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp trong giai đoạn đổi mới toàn diện GD hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau: Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất cho đội ngũ GCVN lớp thực hiện công việc; Xây dựng bầu không khí sư phạm đoàn kết, thương yêu, gần gũi, quan tâm lẫn nhau và môi trường văn hóa học đường; Phối hợp chặt chẽ giữa GVCN lớp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường và thỏa mãn nhu cầu của GV trong việc thực hiện chế độ chính sách, động viên khen thưởng kịp thời đội ngũ GVCN lớp.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt trong công tác quản lý nhà trường: Việc quản lý quá trình GD toàn diện nói chung, GD đạo dức HS nói riêng; Khai thác và sử dụng các phần mềm hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý và giáo dục.
3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp
Biện pháp 1: Tăng cường CSVC phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp
CSVC - thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo và HS, bao gồm: Trường, sở, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học và các thiết
bị khác phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa. Đảm bảo đầy đủ điều kiện CSVC hỗ trợ cho công tác CNL sẽ giúp GVCN lớp tổ chức tốt các hoạt động tập thể, đặc biệt là hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, GD hướng nghiệp, ngoại khóa, các hoạt động GD khác…, nhằm phát triển toàn diện nhân cách, năng lực, sở trường của HS. Để làm tốt vấn đề này, HT cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Trang bị đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm đúng quy cách, đảm bảo cảnh quan sư phạm, sân chơi – bãi tập. Trang bị phương tiện kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoài trời, các hoạt động NGLL, hoạt động hướng nghiệp, các phong trào văn nghệ, TDTT, …
- Cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách liên quan đến việc quản lý của GVCN lớp như: Sổ ghi đầu bài, sổ chủ nhiệm, sổ gọi tên ghi điểm, sổ liên lạc, …và các tài liệu tham khảo liên quan đến công tác của GVCN như: thông tư hướng dẫn đánh giá xếp loại HS; các loại sách về giá trị sống, kỹ năng sống, GD giới tính, môi trường, chống bạo hành trẻ em và an toàn khi tham gia giao thông, …
- Cấp kinh phí tổ chức cho GVCN lớp đi tham quan học tập kinh nghiệm công tác chủ nhiệm ở các trường có bề dày kinh nghiệm, có nhiều thành tích tốt, có uy tín và chất lượng GD cao trong tỉnh, ngoài tỉnh. Tổ chức thường xuyên các diễn đàn hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp, …
- Khuyến khích GV- HS tự tìm tòi, sưu tầm các loại tài liệu, tư liệu, tranh ảnh, dụng cụ...nhằm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động của HS..., sẽ rất cần thiết và tạo hiệu ứng tích cực, thiết thực nhất trong việc GD toàn diện của HS. Biện pháp 2: Thực hiện chế độ chính sách kịp thời, linh hoạt đối với đội ngũ
GVCN
Chế độ, chính sách luôn là một vấn đề được quan tâm của hầu hết mọi thành viên. GVCN được tính 4 tiết/tuần về làm công tác chủ nhiệm, trong thực tế công tác của GVCN lớp rất vất vả. Chính vì vậy, HT cần:
- Xây dựng các định mức, chế độ cụ thể thích hợp cho các hoạt động GD
- Thực hiện chế độ trả lương đúng thời hạn, thanh toán chế độ công tác phí, chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ, kiêm nhiệm, nghỉ hè nghỉ phép đầy đủ, kịp thời