được thể hiện bằng việc được chia lợi nhuận và biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Việc chuyển nhượng các phần lợi này phải tuân thủ các quy định của pháp luật [17, tr. 52].
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY
2.1. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty
2.1.1. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty
Hiến pháp 1992 rằng công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước,
được bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh. Kế thừa các nguyên tắc đó, Hiến pháp 2014 khẳng định hơn nữa về quyền tự do kinh doanh - được xem như một quyền con người, quyền cơ bản của công dân mà chỉ có thể bị hàn chế bởi luật nhằm mục đích bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng. Như vậy pháp luật về góp vốn thành lập công ty có điều kiện để hoàn thiện hơn nữa.
Pháp luật về góp vốn thành lập công ty bao gồm tổng thể những quy định về hợp đồng thành lập công ty, thỏa thuận góp vốn, các phương thức góp vốn, nghĩa vụ góp vốn, quyền lợi từ việc góp vốn… Những quy định này liên quan tới nhiều ngành luật. Các đạo luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại và nhiều đạo luật khác là cơ sở pháp lý cho hoạt động góp vốn thành lập công ty. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp có nhiệm vụ qui định trực tiếp.
Luật Doanh nghiệp 1999 (Điều 3, khoản 4) định nghĩa:
Có thể bạn quan tâm!
- Góp Vốn Bằng Giá Trị Quyền Sử Dụng Đất
- Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 5
- Hậu Quả Pháp Lý Của Hành Vi Góp Vốn Thành Lập Công Ty
- Thực Trạng Các Qui Định Pháp Luật Về Hậu Quả Pháp Lý Của Hành Vi Góp Vốn Thành Lập Công Ty
- Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 9
- Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
“Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ
công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”.
Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 4, khoản 4), cũng đưa ra định nghĩa tương tự. Xét về mặt biểu hiện bên ngoài, các định nghĩa này cho thấy góp vốn là việc người đầu tư đổi tài sản thuộc sở hữu của mình để trở thành chủ sở hữu của công ty.
Luật Doanh nghiệp 2014 đã xem xét và định nghĩa lại như sau:
“Góp vốn là việc đưa tài sản vào tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập” (Điều 4, khoản 13).
Vốn góp là khái niệm nhằm xác định một cách cụ thể tổng giá trị của những tài sản mà nhà đầu tư nào đó đóng góp vào công ty. Như vậy, vốn góp được định lượng bằng tiền. Luật Doanh nghiệp coi góp vốn là việc dịch
chuyển tài sản từ người góp vốn sang cho công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp cũng quy định cụ thể tài sản góp vốn bao gồm những loại nào. Tuy nhiên dùng phương pháp liệt kê có thể dẫn tới sự không đầy đủ. Do vậy, Luật Doanh nghiệp có quy định mở là ngoài các tài sản đã liệt kê thì các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty cũng được coi là tài sản góp vốn. Luật Doanh nghiệp chỉ đề cập đến việc góp vốn thành lập
công ty bằng tài sản và liệt kê các loại tài sản. Còn tài sản là gì, các loại tài sản như thế nào và việc thực hiện góp vốn bằng tài sản, chuyển giao vốn góp như thế nào thì đòi hỏi phải có sự quy định về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự.
Tuy nhiên có thể thấy các định nghĩa về góp vốn nói trên trong các đạo luật về doanh nghiệp được ban hành trong các thời kỳ khác nhau gần đây, khái niệm góp vốn có sự khác biệt. Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh
nghiệp 2005 xuất phát từ góc độ pháp lý để định nghĩa. Còn Luật Doanh nghiệp 2014 lại xuất phát từ giác độ kinh tế để định nghĩa. Việc định nghĩa khái niệm góp vốn dưới giác độ kinh tế không thuận tiện cho việc nhận biết các dấu hiệu pháp lý của việc góp vốn và cũng không cho thấy rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản của người góp vốn cũng như người nhận vốn. Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ ra tài sản có thể đem vào góp vốn bao gồm:
“1. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng tiền Việt Nam.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn” (Điều 35).
2.1.2. Những hạn chế của pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập công ty
Từ các nghiên cứu ở trên có thể thấy việc liệt kê các tài sản góp vốn tại Luật Doanh nghiệp 2014 là không thực tế và còn nhiều thiếu sót.
Thứ nhất, định nghĩa về góp vốn không xuất phát từ nền tảng pháp lý mà xuêts phát từ nền tảng kinh tế. Do đó có thể dẫn đến việc không có giải pháp giải quyết thỏa đáng các tranh chấp pháp lý liên quan tới góp vốn.
Thứ hai, định nghĩa tài sản góp vốn tại Điều 35 đi theo cách thức liệt kê nhưng quá thiếu thốn xét từ quan niệm về tài sản nói chung của các hệ thống pháp luật, không thấy sự liệt kê các hình thức góp vốn bằng vật, vật quyền hưởng dụng ngoài quyền sử dụng đất trong các qui định này.
Thứ ba, đặc biệt các qui định về góp vốn không đề cập tới hình thức góp vốn bằng công sức và bằng tri thức.
Đây là những khiếm khuyết lớn mà dự thảo trước khi trở thành Luật Doanh nghiệp 2014 dù đã được góp ý rất nhiều nhưng không tiếp thu. Các
khiếm khuyết này có thể có nguyên nhân từ Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam không xây dựng được nền tảng của các qui định về luật tư.
Khác với pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự Pháp – công trình pháp điển hóa hiện đại đầu tiên trên thế giới – và các bộ luật dân sự khác của các quốc gia đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về tài sản. Song theo những đặc tính căn bản của Họ luật La Mã - Đức về giải thích các quy tắc pháp lý hay khái niệm pháp lý, người ta có thể hiểu được rằng, tài sản bao gồm các vật, các vật quyền, các quyền tài sản khác và các tố quyền nhằm đòi lại tài sản. Nó được chia thành hai loại là bất động sản bao gồm bất động sản do bản chất, bất động sản do mục đích sử dụng, và bất động sản do có đối tượng gắn liền với nó; và động sản bao gồm động sản do bản chất và động sản do luật định; ngoài ra còn phải kể đến bất động sản do luật định [17, tr. 21 - 23].
Dựa vào hình mẫu của Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Quebec (Canada) xác định: “Tài sản, hoặc hữu hình hoặc vô hình, được chia thành bất động sản và động sản” (Điều 899). Căn cứ vào các quy định này, tài sản bao gồm bốn phần chính là: bất động sản hữu hình; động sản hữu hình; và bất động sản vô hình; động sản vô hình. Tài sản hữu hình là các vật có thực, còn tài sản vô hình liên quan đến các vật quyền.
Những nhận thức trên của Họ luật La Mã – Đức không khác với nhận thức của Họ luật Anh – Mỹ. Các luật gia Hoa Kỳ cho rằng, tài sản là các quyền giữa mọi người liên quan đến vật, hay nói cách khác bao gồm một hệ thống các quyền được thừa nhận về mặt pháp lý do ai đó thủ đắc trong mối liên hệ với những người khác mà liên quan tới vật. Để ngắn gọn hơn họ dùng hình ảnh “một tập hợp quyền” (a bundle of rights) cho tài sản, có nghĩa là tài sản gồm một tập hợp các quyền trên vật có hiệu lực chống lại những người khác.
Tài sản là khái niệm động. Hiện nay có nhiều tranh luận về các dạng mới của động sản như giọng hát của ca sĩ, tế bào được tách ra từ các bộ phận cơ thể, thông tin di truyền, tính cách cá nhân, các sản phẩm trí tuệ … Nhìn từ góc độ khác, có thể thấy tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Vậy khái niệm
tài sản không phải là một khái niệm thuần túy có tính chất học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích rất cao. Khái niệm này phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết của xã hội. Tài sản không thể được xem xét tách rời các giá trị xã hội. Khái niệm tài sản được thay đổi theo các giai đoạn lịch sử. Chẳng hạn, nô lệ được coi là tài sản trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhưng ngày nay các sản phầm của tư tưởng, của trí tuệ cũng được xem là tài sản. Đặc biệt, sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ đang là đặc trưng nổi trội của thời đại kinh tế hậu
công nghiệp hay kinh tế tri thức [19, tr. 32 - 33].
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, dường như chỉ có quyền sở hữu (mà theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 đã bao hàm cả quyền chiếm hữu) và quyền địa dịch được xem là các vật quyền tại đây. Tuy
nhiên còn có thể thấy, mặc dù không công khai công nhận các vật quyền, một số vật quyền không thể thiếu được của đời sống xã hội như quyền thuê mướn dài hạn, quyền cầm cố, quyển thế chấp, quyền lưu cư vẫn được đề cập đến trong Bộ luật Dân sự. Các quy định tại các điều luật trên làm xáo trộn giữa
các quyền trên bất động sản và động sản vô hình. Các vật quyền trên bất động sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền thuê mướn dài hạn, quyền địa dịch, quyền thế chấp … trong khi đó các động sản vô hình gồm có hợp đồng, chứng khoán, phần mềm máy tính, lao động, dịch vụ sử dụng (điện thoại, điện …), quyền tác giả, nhãn hiệu thương phẩm …
Vì vậy, các quy định này ảnh hưởng lớn tới các quy định về góp vốn và điều khoản góp vốn trong hợp đồng thành lập công ty. Nhưng vấn đề đáng quan tâm hơn là việc không quy định các đặc tính và hậu quả của các hình thức góp vốn. Việc này sẽ dẫn tới việc không có quy tắc áp dụng cho tranh
chấp, trong khi Việt Nam không chấp nhận các nguồn luật khác. Các quy định về góp vốn trong pháp luật Việt Nam còn chưa đề cập đến vấn đề góp vốn bằng tri thức, nhất là trong thời điểm nước ta đang bước sang giai đoạn hiện đại hóa, công nghiệp hóa như hiện nay.
Tóm lại , các hạn chế của việc góp vốn vào công ty có một phần quan trọng nằm ở các quy định về tài sản của pháp luật Việt Nam hiện nay. Việc không quy định cụ thể một số vật quyền gây hạn chế cho việc góp vốn bằng vật quyền, nhất là góp vốn bằng quyền hưởng dụng như đã phân tích ở
Chương 1 của luận văn này. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến góp vốn bằng tri thức và công sức là những hạn chế đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta hiện nay. Từ đó, nếu xét từ giá trị kinh tế, có thể nói tất cả các vật chất liệu tồn tại trong đời sống xã hội và các quyền mà có thể khai thác mang lại giá trị kinh tế hay có thể trị giá được bằng tiền đều có thể được coi là tài sản dùng để góp vốn [21, tr. 23]. Tuy nhiên, nếu không nghiên cứu các quy định về thực hiện việc góp vốn thì chúng ta không thể lột tả được thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty.
2.1.3. Quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Mặc dù buộc phải thừa nhận sở hữu toàn dân về quyền sử dụng đất, thế nhưng quyền sử dụng đất là tài sản, là đối tượng góp vốn. Khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, thì người sử dụng đất chấm dứt
quyền sử dụng của mình, đồng thời công ty được xác lập quyền sử dụng đất theo giao dịch góp vốn. Thế nhưng, một trong những mâu thuẫn mang tính triệt tiêu giữa Luật đất đai và Luật doanh nghiệp đã tạo rào cản rất lớn đến môi trường kinh doanh, quyền tự do kinh doanh. Cụ thể:
Điều 131 khoản 2 Luật đất đai quy định việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b) Một bên hoặc các bên đề nghị theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn; trường hợp liên doanh với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận;
c) Bị thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 của Luật này;
d) Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
đ) Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố mất tích; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
e) Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
3. Việc xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Người sử dụng đất chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều này gửi đơn xin xoá đăng ký góp vốn đến nơi đã đăng ký góp vốn;
b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin xoá đăng ký góp vốn, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc xoá đăng ký góp vốn trong hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp cần thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chấm dứt góp vốn thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục thu hồi hoặc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Với quy định này, Luật đất đai chỉ cho phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong một thời hạn. Về bản chất pháp lý chỉ là quan hệ thuê đất và tiền thuê trong thời hạn đó là tài sản góp vốn – một mâu thuẫn triệt tiêu, thể hiện trình độ lập pháp hết sức yếu kém. Đây không chỉ là cách nhận định trên giấy của tác giả mà thực tiễn áp dụng pháp luật đã diễn ra, có thể chỉ ra vụ việc điển hình do Sơ tài nguyên, môi trường và nhà đất Hà Nội thực hiện đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thương mại Đại An. Khi công ty này thực hiện việc đăng ký sang tên tài sản góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thì ngày 25/3/2014, sở tài nguyên ban hành văn bản số 358/VPĐKNĐ-ĐKBĐ về việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.... Theo đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Cụ thể, yêu cầu áp