Mối Liên Quan Giữa Tính Đa Hình Gen Fcn2 Với Mức Độ Bệnh Và 116702

57G/A sau đó so sánh sự khác biệt về tần suất giữa hai nhóm bệnh và nhóm

chứng, so sánh sự

khác biệt về

hoạt độ

enzym GOT, GPT và so sánh sự

khác biệt về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các

kiểu gen của từng điểm đa hình gen quan.

MBL2 từ đó rút ra kết luận mối liên

Kết quả so sánh tần suất kiểu gen, kiểu alen của các đa hình vùng promoter là ­550C/G; ­221G/C,A và +4G/A giữa các nhóm được thể hiện ở Bảng 3.14. Kết quả chỉ ra không có sự khác biệt về tần suất kiểu gen, kiểu alen của hai điểm đa hình ­221G/C,A và +4G/A giữa giữa nhóm bệnh nói chung, hai nhóm bệnh nói riêng và nhóm chứng. Hay nói cách khác chưa thấy mối liên quan giữa hai điểm đa hình này và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đồng nhất với nghiên cứu của Figueiredo G.G. (2016) hay của Ornelas A.M. (2019) khi chưa tìm ra mối liên quan giữa hai điểm đa hình này và bệnh sốt xuất huyết Dengue , .Tuy nhiên, khi khảo sát tần suất kiểu gen, kiểu alen của điểm đa hình ­550C/G và so sánh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng, chúng tôi nhận thấy tần suất

alen G(H)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

ở nhóm chứng cao hơn

ở nhóm bệnh, sự

Nghiên cứu tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL, Ficolin-2 ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue - 18

khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p = 0,03, OR = 0,6 (< 1). Kết quả này chỉ ra alen G(H) có thể

liên quan đến tăng khả

năng chống chịu của cơ

thể

trước bệnh sốt xuất

huyết Dengue. Kết quả của chúng tôi khác với của Figueiredo G.G (2016) về vai trò của điểm đa hình ­550C/G trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Sự

khác biệt này có lẽ

đến từ

sự khác biệt về

chủng tộc nghiên cứu khi

Figueiredo nghiên cứu trên quần thể người Brazil .

Bên cạnh các điểm đa hình gen MBL2 trên vùng promoter, chúng tôi cũng so sánh tần suất kiểu gen, kiểu alen của 3 điểm đa hình trên vùng exon 1 là codon 52C/T; codon 54G/A và codon 57G/A giữa các nhóm. Kết

quả so sánh được thể hiện trong Bảng 3.15. Kết quả chỉ ra tỉ lệ kiểu gen

GA và alen A của codon 54

ở cả

3 nhóm bệnh nói chung, nhóm DHF và

DWS đều cao hơn nhóm chứng (lần lượt 38,8%; 40,6%; 35,9% so với 21,2

% và 20,7%; 21,2%; 19,9% so với 11,2 %), khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,004, OR = 2,6; p = 0,034, OR = 2,4; p = 0,018, OR = 2,9 và p = 0,012, OR = 2,1; p = 0,05, OR = 1,99; p = 0,037, OR = 2,2. Kết quả

này chỉ ra kiểu gen GA và alen A liên quan tới tăng tính nhạy cảm của cơ thể đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa kiểu gen AA (kiểu hiếm) và bệnh sốt xuất huyết Dengue, có lẽ là do tần suất kiểu gen này trong cộng đồng rất thấp (< 2%) nên không tìm

thấy được sự

khác biệt. Kết quả

của chúng tôi khác với kết quả

của

Prommalikit O. (2015) không tìm ra mối liên quan giữa đa hình codon 54G/A

và bệnh sốt xuất huyết

Dengue. Sự

khác biệt này có thể do cỡ mẫu của

nghiên cứu của Prommalikit O. (2015) (110 bệnh nhân và 46 chứng) khá nhỏ so với của chúng tôi (279 bệnh nhân và 200 chứng) nên chưa đủ để tìm ra mối liên quan giữa đa hình codon 54G/A và bệnh sốt xuất huyết Dengue .

Bên cạnh đa hình codon 54G/A, chúng tôi còn tìm mối quan hệ giữa tần suất kiểu gen và kiểu alen của đa hình gộp exon 1. Kết quả Bảng 3.15

chỉ

ra tần suất kiểu gen

AO ở cả

3 nhóm bệnh nói chung, DHF và DWS

đều cao hơn ở nhóm chứng (lần lượt 38,8; 40,6 và 35,9 so với 22,9 %); sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,008, OR = 2,4; p = 0,05,

OR = 2,2; p = 0,027, OR = 2,7. Hay nói cách khác kiểu gen AO của exon 1 làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue. Khi khảo sát tần suất alen O của exon 1, chúng tôi chỉ thấy sự khác biệt về tần suất giữa nhóm bệnh nói chung và nhóm DWS khi so sánh với nhóm chứng (lần lượt 20,7

và 19,9 so với 12 %), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p =

0,021, OR = 1,97; p = 0,05, OR = 2,1. Kết quả này chỉ ra mối liên quan giữa alen O làm tăng tính nhạy cảm của cơ thể với bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Ngoài đánh giá mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu alen của từng đa hình gen MBL2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm

sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chúng tôi còn đánh giá mối liên

quan của các kiểu gen đơn bội và lưỡng bội của các đa hình này với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất

huyết

Dengue. Kết quả

được thể

hiện trong các Bảng 3.16, 3.17 và các

Hình 3.6, 3.7, 3.8.

Ở Bảng 3.16 chúng tôi tiến hành phân tích tần suất kiểu gen đơn bội, lưỡng bội của 4 điểm đa hình ­221G/C,A và Exon 1, so sánh giữa các nhóm. Kết quả chỉ ra: tần suất kiểu gen lưỡng bội XA/XO ở cả 3 nhóm bệnh nói

chung, DHF và DWS đều cao hơn ở nhóm chứng (lần lượt 22,7; 24,1 và

20,6 so với 13 %), khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,007, OR

= 3,3; p = 0,044, OR = 3,1 và p = 0,029, OR = 3,7. Hay nói cách khác, kiểu

gen lưỡng bội

XA/XO có thể

làm tăng nguy cơ

mắc bệnh bệnh sốt xuất

huyết Dengue so với các kiểu gen lưỡng bội khác trong cộng đồng. Kết

quả Bảng 3.16 cũng chỉ ra: tần suất kiểu gen đơn bội XO cao hơn ở nhóm bệnh chung và nhóm DWS so với nhóm chứng (lần lượt 19,6; 19,6 so với 11,2), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,015, OR = 2,2; p

= 0,015, OR = 2,7. Kết quả này chỉ ra kiểu gen đơn bội đến tính nhạy cảm cao với bệnh sốt xuất huyết Dengue.

XO có liên quan

Kết quả

Bảng 3.17 chỉ

ra vai trò của 2 kiểu gen đơn bội

LXPB và

HXPA trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Tần suất kiểu gen đơn bội LXPB ở nhóm bệnh chung và nhóm DWS cao hơn hẳn so với nhóm chứng (lần lượt 6,4 và 5,7 so với 2,2 %), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt

p = 0,027, OR = 4,1, p = 0,028, OR = 5,6. Kết quả

này chỉ

ra kiểu gen

LXPB làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue cho các cá thể

mang chúng. Ngược lại, kiểu gen tần suất kiểu gen HXPA ở cả nhóm bệnh chung và nhóm DWS đều thấp hơn nhiều so với nhóm chứng (5,3 và 4,5 so với 14,1 %), khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,025, OR = 0,3,

p = 0,047, OR =0,2. Kết quả này chỉ ra kiểu gen HXPA có thể có vai trò

bảo vệ các cá thể mang chúng trước bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Tóm lại, khi nghiên cứu mối liên quan giữa tính đa hình gen


MBL2

với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng tôi nhận thấy: các kiểu gen GA và alen A của codon 54; kiểu gen AO và alen O của exon 1; kiểu gen lưỡng bội XA/XO và kiểu gen đơn bội XO từ 4 điểm đa hình­221G/C,A và exon 1; kiểu gen đơn bội LXPB từ 6 đa hình gen MBL2 có liên quan đến tăng tính nhạy cảm đối

với bệnh sốt xuất huyết

Dengue. Ngược lại, alen

G của điểm đa hình

­550C/G và kiểu gen đơn bội

HXPA có thể

liên quan đến tăng khả

năng

chống chịu của cơ thể đới với bệnh sốt xuất huyết Dengue. Các phát hiện này cần khảo sát trên cỡ mẫu lớn hơn nữa để khẳng định mối liên quan. Nếu kết quả tương đồng có thể xem xét sử dụng các marker này để phát hiện sớm những người có nguy cơ cao với bệnh sốt xuất huyết Dengue để có đưa ra các biện pháp dự phòng tốt hơn.

4.3.2. Mối liên quan giữa tính đa hình gen FCN2 với mức độ bệnh và

một số Dengue

biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết

FCN2 là 1 gen có tính đa hình cao. Các đa hình gen FCN2 đã được chứng minh làm thay đổi nồng độ Ficolin­2 huyết thanh và chức năng của

Ficolin­2 cũng như ảnh hưởng đến bệnh cảnh lâm sàng của nhiều bệnh lý truyền nhiễm khác nhau , , , . Trong nghiên cứu của mình, Ouf E.A. đã chỉ ra vai trò của hai điểm đa hình vùng promoter gen FCN2 đối với nhiễm sán máng. Nghiên cứu này chỉ ra: tỉ lệ kiểu gen ­986GG và alen ­986G ở nhóm đối chứng cao hơn ở nhóm bệnh (lần lượt 72 và 86 % so với 52 và 74 %)

khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; ngược lại, tần suất kiểu gen

­986AG ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng rõ rệt (45 so với 27 %). Tỉ lệ kiểu gen ­4AA và alen ­986A ở nhóm đối chứng cao hơn ở nhóm bệnh (lần

lượt 72 và 86 % so với 51 và 74 %) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <

0,05; ngược lại, tần suất kiểu gen ­4AG ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng rõ rệt (45 so với 27 %). Từ kết quả này, Ouf đã chỉ ra vai trò của 2 điểm đa hình ­986G/A và ­4A/G đối với tăng nguy cơ mắc sán máng . Ở một nghiên

cứu khác, Mishra

A. cũng đã chứng minh vai trò của đa hình

+6359C> T

(Thr236Met) của gen

FCN2 đối với nhiễm

L. donovani. Nghiên cứu cũng

cho thấy tần suất kiểu gen hiếm +6359TT và alen +6359T cao hơn rõ rệt ở nhóm bệnh so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt OR = 2,2, 95%CI = 1,23–7,25, p = 0,008 và OR = 1,4, 95%CI = 1,02–1,94, p

= 0,03. Từ kết quả này Mishra A. đã chỉ ra kiểu gen hiếm +6359TT và alen

+6359T làm tăng nguy cơ nhiễm L. donovani đối với các cá thể mang chúng

.


Đối với sốt xuất huyết Dengue, đa hình một số gen cũng đã được

chứng minh có liên quan tới bệnh. Trong nghiên cứu của mình, Figueiredo

G.G. đã chỉ ra mối liên quan giữa các đa hình gen MBL2 và bệnh sốt xuất

huyết

Dengue. Nghiên cứu nhận thấy, tần

xuất kiểu gen

OO và alen O

vùng exon1 của gen MBL2 tăng cao hơn ở nhóm sốt xuất huyết Dengue so với nhóm sốt Dengue lần lượt 10,6 và 29,8 % so với 2 và 17,3 % khác biệt

có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,008, OR = 7.24 (1.38­38.02) và p = 0,009, OR = 2.03 (1.18­3.48). Qua kết quả này, Figueiredo G.G. đã chứng minh kiểu gen OO và alen O có liên quan đến tăng mức độ nặng của sốt xuất huyết Dengue . Bên cạnh MBL2, Các đa hình gen MHC lớp I B (MICB) và phospholipase C epsilon 1 (PLCE1) cũng đã được báo cáo có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue. Trong nghiên cứu của mình, Khor C.C. và

cộng sự

đã chứng minh đa hình

rs3132468 trên gen MICB và đa hình

rs3740360 trên gen PLCE1 liên quan đến tăng nguy cơ mắc sốc sốt xuất

huyết Dengue với lần lượt p = 5.38 × 10­8 và p = 5.84×10­8 . Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về vai trò của các đa

hình gen FCN2 trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chúng tôi tiến hành

nghiên cứu để giải quyết vấn đề này. Kết quả nghiên cứu có thể đưa ra

một số

marker chẩn đoán sớm mức độ

bệnh, tiên lượng bệnh giúp lựa

chọn phác đồ phù hợp hơn đối với từng bệnh nhân.


Khi nghiên cứu về

tính đa hình gen

FCN2,

ở các nghiên cứu trước

đây các đa hình gen có

ảnh hưởng đến nồng độ

và chức năng protein

Ficolin­2 tập trung chủ yếu trên vùng promoter và vùng exon 7 và exon 8 của gen FCN2 , , , , . Elkuomi M. và cộng sự tập trung phân tích vào các đa hình trên vùng promoter là –986 G/A(rs3124952), ­602 G/A (rs3124953), ­4

A/G (rs17514136) khi phân tích mối liên quan giữa đa hình gen FCN2 ở

nhóm bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống . Hay Elshamaa M.F. và cộng sự

cũng tập trung nghiên cứu và tìm ra mối liên quan giữa hai đa hình –602G/A và –4G/A trên vùng promoter của gen FCN2 và tăng nguy cơ mắc liên cầu và bệnh thấp tim . Bên cạnh các đa hình vùng promoter gen FCN2, Kempen

G. và cộng sự đã tập trung nghiên cứu các đa hình gen vùng exon 8 của gen

FCN2 và tìm mối liên quan giữa đa hình +6424G> T và bệnh viêm phổi do

C. burnetii . Trên nền tảng đó, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tập trung nghiên cứu các đa hình gen trên vùng promoter và các đa hình làm biến đổi các acid amin ở vùng exon 7 và exon 8 và thêm vùng intron 7 của gen

FCN2 để đánh giá mối liên quan giữa tính đa hình gen xuất huyết Dengue.

FCN2 và bệnh sốt

Chúng tôi phân tích mối liên quan giữa tính đa hình gen FCN2 với

mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue bằng nhiều mô hình di truyền khác nhau: mô hình alen;

mô hình trội và mô hình lặn. Kết quả Bảng 3.18 và các Hình 3.9, 3.10, 3.11.

thu được chúng tôi trình bày trong

Kết quả Bảng 3.18 chỉ ra tần suất các kiểu gen +6031GG, +6220GG trên vùng intron 7 và +6424TT trên vùng exon 8 cao hơn ở nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue so với nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt: p = 0.043, OR = 3.99, 95%CI = 1.1–15.2; p = 0.039, OR = 4.1, 95%CI = 1.1–15.3 và p = 0.021, OR = 5.4, 95%CI = 1.3­22.3 (Bảng

3.23). Kết quả

này chỉ

ra các đa hình

+6031A/G, +6220T/G, +6424G/T có

liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue cho các cá thể mang chúng. Khi so sánh tần suất các kiểu gen của các đa hình +6031A/G,

+6220T/G, +6424G/T giữa nhóm DHF; DWS và nhóm chứng, chúng tôi nhận thấy tần suất các kiểu gen +6031GG, +6220GG và +6424TT cũng cao hơn đáng kể ở nhóm DWS so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt: p = 0.021, OR = 6.03, 95%CI = 1.3–27.8; p = 0.019, OR = 6.2, 95%CI=1.4–27.9; p = 0.01, OR = 8.8, 95%CI = 1.7–45.8 (Bảng 3.18).

Ngược lại, chúng tôi không thấy sự khác biệt về tần suất các kiểu gen này giữa nhóm DHF và nhóm chứng. Kết quả này chỉ ra các kiểu gen này có thể liên quan đến mức độ nặng của sốt xuất huyết Dengue.

Đối với điểm đa hình +6424G/T, kết quả của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu trên các bệnh lý khác về mối liên quan giữa kiểu gen

+6424TT với tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý cho các cá thể mang chúng

như

nghiên cứu của

Kempen G. (2017) hay của

Dabrowska­Zamojcin E.

(2018) , . Bên cạnh đó, chúng tôi có phát hiện khá thú vị trên 2 điểm đa hình

+6031A/G, +6220T/G, bởi lẽ hai điểm đa hình này nằm trên vùng intron 7 là những vùng không mã hóa tính trạng nên ít được quan tâm đến trong các phân tích ảnh hưởng của đa hình gen lên chức năng các protein mã hóa. Do đó, có rất ít nghiên cứu về hai điểm đa hình này. Hai đa hình này đã được

Tong H.V. khảo sát trên nhóm bệnh nhân viêm gan B ở Việt Nam. Tuy

nhiên, tác giả chưa tìm thấy mối liên quan giữa hai đa hình này và bệnh

viêm gan B . Mặc dù vai trò trong giải thích cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue của hai đa hình này còn chưa được sáng tỏ, tuy nhiên chúng ta có thể nghiên cứu thêm và phát triển thành các marker nhận diện để chẩn đoán và tiên lượng sớm bệnh.

Bên cạnh phân tích mối liên quan giữa từng điểm đa hình, chúng tôi còn tái tổ hợp và phân tích mối liên quan giữa các kiểu gen đơn bội của các đa hình gen FCN2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chúng tôi so sánh sự khác biệt về tần suất giữa hai nhóm bệnh và nhóm chứng, so sánh sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và so sánh sự khác biệt về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố. Kết quả thu được trình bày trong Bảng 3.19,

3.20 và hình 3.12, 3.13. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa các kiểu gen đơn bội của gen FCN2 và mức độ bệnh cũng như các đặc điểm lâm sàng này.

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí