các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học như: phòng học, thư viện, các tài liệu học tập về trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS.
Ý nghĩa của biện pháp tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy học môn toán theo hướng trải nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong dạy học trải nghiệm môn Toán, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Giúp giáo viên dạy Toán có môi trường dạy học tốt; có trang thiết bị dạy học hiện đại để tổ chức tốt dạy học trải nghiệm môn Toán; giúp học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua trải nghiệm và định hướng cho việc hình thành các kĩ năng: phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy và kỹ năng làm việc theo nhóm...
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Căn cứ vào thực tế, các trường cần lập kế hoạch, dự trù kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với điều kiện ngân sách và các khoản chi khác. Đảm bảo các yêu cầu về giáo trình, tài liệu, phương tiện dạy học, phương tiện nghiên cứu và học tập; chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên và học sinh; tạo môi trường sư phạm tốt cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao.
Hiệu trưởng các trường THCS xác định rõ các nguồn thu chi ngân sách, dành cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật. Dựa trên kế hoạch cung cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước, trên thực tế số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của trường và yêu cầu của dạy học; xác định danh mục và số lượng cần thiết cho từng loại thiết bị dạy học để có kế hoạch bổ sung mua sắm. Trên cơ sở các số liệu đã có, lập kế hoạch với những đề xuất cụ thể, chi tiết về việc sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước và các nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học đồng bộ và hiện đại phục vụ cho dạy trải nghiệm.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi lực lượng xã hội để
tăng cường vốn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng dụng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo thỏa thuận hai bên cùng sử dụng, đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục các thế hệ học sinh.
Trên thực tế, một số trường có phòng chuyên môn dùng chung cho tất cả các môn học; cần xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn và phù hợp với đặc trưng của môn học. BGH các trường THCS kết hợp với tổ, nhóm chuyên môn, các chuyên gia giáo dục tư vấn để thiết kế, xây dựng, bố trí phòng học môn học sao cho hợp lý; cử cán bộ, giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường về xây dựng, bố trí phòng học bộ môn, trong đó chú ý phòng học môn Toán; có kế hoạch mua sắm trên nhu cầu thực tế và cân đối các nguồn thu chi tài chính hàng năm của nhà trường.
Giáo viên căn cứ nhiệm vụ chuyên môn theo phân phối chương trình môn học và thực tế đồ dùng dạy học của trường, đề xuất mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu và lạc hậu.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Chỉ Đạo Quản Lý Dạy Học Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Trường Thcs Tp Bắc Ninh Theo Đánh Giá Của Gv
- Đảm Bảo Tính Mục Đích, Tính Tổ Chức, Tính Kế Hoạch
- Tăng Cường Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Giáo Viên Dạy Học Trải Nghiệm Môn Toán
- Kết Quả Khảo Nghiệm Về Sự Cần Thiết Của Các Biện Pháp
- Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 15
- Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Giúp việc quản lý trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn; tránh chồng chéo, gây tình trạng lúc thừa, lúc thiếu cục bộ. Thực tế nhiều trường chưa được trang bị đủ đồ dùng dạy học, phòng bộ môn. BGH các trường cần hướng dẫn cụ thể để giáo viên xác định danh mục cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có để giáo viên hiểu rõ và sử dụng sao cho hiệu quả.
Dạy học trải nghiệm môn Toán, việc vận dụng những thành tựu của CNTT có nhiều mức độ khác nhau. Đơn giản là chuẩn bị giáo án điện tử và trình diễn bài dạy của giáo viên, hoặc chuẩn bị bài tập và trình diễn của học sinh; tích cực hơn là tra cứu tài liệu, thông tin mạng, xây dựng mô hình giáo cụ trực quan phục vụ bài giảng. Hiện nay, trong các giờ học Toán, những ứng dụng của CNTT đã mang lại cho giáo viên và học sinh giờ học hứng thú. Tuy nhiên để dạy học trải nghiệm môn Toán có hiệu quả, việc thiết kế nội dung dạy học bằng các ứng dụng của CNTT phải dựa trên ý tưởng sư phạm, vừa đảm bảo
các yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng vừa đảm bảo các yêu cầu của dạy học
trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS.
Khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc dạy học, các phần mềm dạy học môn Toán; giáo viên phải lưu ý tới tác dụng tích cực của các kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng... đến quá trình tiếp nhận và sử dụng các kỹ năng môn học. Phải chỉ rõ cho giáo viên về hiệu quả của việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp, sẽ mang lại hiệu quả thông qua quá trình nhận biết một cách trực quan của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên thấy được sự hạn chế, hoặc sử dụng không đúng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn học.
Bên cạnh giúp giáo viên hiểu rõ vai trò, tác dụng của các phương tiện dạy học, các trường cần thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý cơ sở vật chất, phát huy hiệu quả khai thác, sử dụng.
Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng trang thiết bị dạy học, phương tiện kỹ thuật dạy học của giáo viên; coi việc quản lý sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học là một tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua; có quan điểm khen chê thẳng thắn với những giáo viên chậm đổi mới, không thực hiện đúng quy định quản lý và sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học.
BGH các trường THCS cần chú trọng động viên khen thưởng những sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên về sử dụng và làm đồ dùng dạy học. Tổ chức các cuộc thi giáo viên và học sinh làm đồ dùng dạy học; phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm ứng dụng trong các nhà trường, minh bạch trong quản lý dạy học, kiểm tra và thi. Xây dựng hệ thống thư viện mở, thư viện điện tử phục vụ thuận tiện cho HĐDH trải nghiệm và nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.
Điều kiện thực hiện biện pháp:
Bản thân Hiệu trưởng phải có nhận thức sâu sắc về sự cần thiết và vai trò của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy
học trải nghiệm môn Toán.
Các trường chủ động thu hút các nguồn kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học và xây dựng cơ sở vật chất phù hợp, phục vụ cho dạy học trải nghiệm các môn học nói chung, dạy học trải nghiệm môn Toán nói riêng.
Chú trọng công tác động viên khen thưởng những giáo viên và học sinh có sáng kiến kinh nghiệm, quản lý sử dụng tốt cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học và làm đồ dùng dạy học. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học để phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh.
3.2.6. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Toán
Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:
Nhằm mục đích đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện dạy học trải nghiệm môn Toán của giáo viên ; phát hiện kịp thời những sai sót, uốn nắn lệch lạc trong quá trình thực hiện, giúp giáo viên tích cực hơn trong công tác chuyên môn; khắc phục những thiếu sót, điều chỉnh HĐDH.
Đổi mới việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học; giúp quản lý nhà trường có những thay đổi hợp lý, tạo khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh phù hợp với mục tiêu giáo dục; giúp học sinh tự đánh giá được năng lực bản thân, tạo động lực thúc đẩy học sinh trong quá trình học tập trải nghiệm môn toán.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho CBGV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá dạy học trải nghiệm.
Thành lập ban kiểm tra chuyên môn, quy định rõ trách nhiệm của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng mẫu biên bản đánh giá chuẩn cho từng HĐDH cụ thể, quán triệt và tổ chức thực hiện trong hội đồng giáo dục
ngay từ đầu năm học.
Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý HĐDH trải nghiệm môn học ngay từ đầu năm học; đảm bảo công khai trong quá trình thực hiện, tránh áp đặt cảm tính. Thường xuyên động viên CBQL và giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Toán. Trên cơ sở phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế yếu kém, nâng cao chất lượng dạy học theo hướng trải nghiệm môn học.
Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá và hình thức thực hiện, đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá môn Toán như: kiểm tra định kì; kiểm tra đột xuất; kiểm tra qua hồ sơ; kiểm tra qua công việc; kiểm tra qua theo dõi thường xuyên, sử dụng CNTT để quản lí; sử dụng thang chuẩn đánh giá mới; sử dụng phiếu hỏi trắc nghiệm... Linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá, cụ thể như sau:
Đối với giáo viên dạy môn Toán: kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học; việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn; việc thực hiện đổi mới phương pháp; hồ sơ, giáo án; chất lượng giảng dạy… thông qua kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ...Việc kiểm tra, đánh giá dạy học trải nghiệm môn Toán cần tiến hành theo quy trình sau:
1) Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho cả năm học, xây dựng và công bố các hình thức, nội dung sẽ được kiểm tra, đánh giá; nhấn mạnh ý nghĩa và sự cần thiết của việc đảm bảo tính công khai, công minh và chính xác trong quá trình đánh giá học sinh;
2) Thành lập Ban kiểm tra do Hiệu trưởng làm trưởng ban, cùng với các thành phần sau: Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên cốt cán (giáo viên Toán giỏi, có uy tín chuyên môn); phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban kiểm tra;
3) Xây dựng chế độ kiểm tra, trong đó Hiệu trưởng quy định: thanh tra toàn diện giáo viện các HĐDH; kiểm tra hồ sơ cá nhân giáo viên theo lịch và đột xuất; kiểm tra nề nếp dạy học của giáo viên; tổ chức dự giờ theo kế hoạch; dự giờ đột xuất; đánh giá, xếp loại giờ dạy khi thực hiện kiểm tra; kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn; kiểm tra HĐHT trải nghiệm của học sinh: tổ chức dạy hai buổi, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh cá biệt; phương pháp tự học, nâng cao chất lượng giáo dục của lớp phụ trách. Công tác kiểm tra, đánh giá giờ dạy, kiểm tra hồ sơ giáo án giao cho Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn trực tiếp tổ chức thực hiện; Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra riêng đối với những HĐTN mà mình quan tâm.
Đối với học sinh: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trải nghiệm trên các phương diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực hình thành. Điều quan trọng là việc kiểm tra, đánh giá phải khách quan, công bằng và đáng giá đúng được thực lực của học sinh. Để việc cho điểm công bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, không phụ thuộc vào cảm tính, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra theo khối đối với môn Toán. Các đề kiểm tra sẽ lấy từ ngân hàng đề của nhà trường và đã được thẩm định về mặt khoa học, các bài kiểm tra trước khi lên điểm và trả bài cho học sinh phải được sự kiểm duyệt của tổ trưởng tổ chuyên môn và Phó hiệu trưởng phụ trách. Tổ chức kiểm tra định kì thống nhất chung trong toàn khối đối với bộ môn Toán.
Việc tổ chức kiểm tra được thống nhất trong 1 khối lớp và trong cùng một thời điểm, bài kiểm tra được chấm độc lập, đảm bảo khách quan, chính xác. Cụ thể: khối 6,7,8,9 có 2 bài kiểm tra chung ở học kì I và học kì II mỗi học kì 1 bài. Khảo sát chất lượng các môn Toán 6,7,8,9 vào cuối tháng 11 và tháng 3 của năm học.
Tổ chức thi, chấm bài thi cần đảm bảo tính chính xác, tính khách quan để có kết quả trung thực, có khả năng phân hóa học sinh. Nghiên cứu phân tích kết quả thi, kết quả kiểm tra để xác định năng lực của học sinh, đánh giá mức độ
thích ứng của các chủ đề dạy học và phương pháp dạy học, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học phù hợp; điều chỉnh HĐHT của học sinh, trên cơ sở kết quả đánh giá để xét duyệt khen thưởng học sinh trong quá trình học tập môn học.
Sau khi xét duyệt, BGH thông báo kết quả học tập của học sinh trên cổng thông tin của nhà trường và các bên liên quan như: cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục nhà trường và các cấp quản lí... Qua đó, có những kiến nghị về nội dung chương trình, sách giáo khoa và cách tổ chức dạy học trải nghiệm.
Hiệu trưởng giám sát việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên, đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh; chú trọng các khâu: ra đề kiểm tra đảm bảo tính chính xác; tổ chức coi kiểm tra nghiêm túc, trung thực, khách quan; chấm bài kiểm tra đúng đáp án, biểu điểm; trả bài kiểm tra công khai, minh bạch. Sử dụng phần mềm quản lí để quản lí và tính điểm cho học sinh. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trải nghiệm môn Toán là một biện pháp quan trọng cần tập trung làm tốt để khẳng định chất lượng và hiệu quả dạy học của các trường THCS.
Điều kiện thực hiện biện pháp:
Hiệu trưởng phải đảm bảo công bằng, công khai, công tâm trong quá trình kiểm tra đánh giá; tránh việc áp đặt cảm tính cá nhân, đặt lợi ích và uy tín của tập thể đội ngũ giáo viên, học sinh lên trên.
Động viên giáo viên và học sinh thực hiện tốt hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Toán khách quan trung thực. Trên cơ sở phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mô tả cách thức khảo nghiệm
3.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp đã đưa ra và cũng qua đó để các nhà quản lý có thể tìm ra biện pháp tối ưu trong quản lý
dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
3.3.1.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành xin ý kiến 10 cán bộ phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh, 15 CBQL và 75 giáo viên ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối với CBQL: Chúng tôi mời những cán bộ chủ chốt từ tổ bộ môn, cho tới BGH có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công tác quản lý chuyên môn và HĐDH môn Toán của các trường THCS.
Đối với giáo viên: chúng tôi chọn 75 giáo viên của 20 trường THCS trên địa bàn có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
3.3.1.3. Nội dung khảo nghiệm
Để tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra, tác giả xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến theo hai tiêu chí: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý; thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 3 mức độ:
Tính cần thiết: Rất cần thiết (3 điểm), Cần thiết (2 điểm), Không cần thiết (1 điểm).
Tính khả thi: Rất khả thi (3 điểm), Khả thi (2 điểm), Không khả thi (1 điểm).
Tiến hành lấy phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp quản lý. Sau khi nhận kết quả thu được, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu trên bảng thống kê; tính điểm trung bình của các biện pháp đã được khảo sát, xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm
3.3.2.1. Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Qua kết quả thu được trên phiếu trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL các cấp, các chuyên gia và giáo viên cho thấy: Các biện pháp đề ra ở trên đều được