Thực Trạng Chỉ Đạo Quản Lý Dạy Học Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Trường Thcs Tp Bắc Ninh Theo Đánh Giá Của Gv

Bảng 2.17. Thực trạng chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh theo đánh giá của GV


TT

Chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm của

GV

Ý kiến


ĐTB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hiệu trưởng quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên

quan.


4


5,1


65


83,3


9


11,6


0


0


2,93


2

Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai: nhiệm vụ, hoạt động, nội dung dạy học trải

nghiệm


7


9,0


71


91,0


0


0,0


0


0


3,10


3

Thường xuyên đôn đốc,

động viên, kích thích GV


12


15,4


46


59,0


20


25,6


0


0


2,90


4

Giám sát, theo dõi việc

giảng dạy của giáo viên, tổ bộ môn...


4


5,1


49


62,8


25


32,1


0


0


2,73


5

Chỉ đạo hoạt động giảng dạy, cập nhật những yêu cầu, nội dung mới theo yêu cầu

của Sở, của Phòng.


8


10,3


54


69,2


16


20,5


0


0


2,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 10

Kết quả khảo sát trên GV cho thấy, điểm trung bình cộng đánh giá về việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV là từ 2,73 đến 3,10 tức là chủ yếu trong mức khá. GV đánh giá cao việc “Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai: nhiệm vụ, nội dung dạy học trải nghiệm” với điểm trung bình là 3,10 trong đó có 91% đánh giá mức khá còn lại là đánh giá mức tốt, không có ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu.

Kết quả khảo sát tự đánh giá của CBQL như sau:

Bảng 2.18. Thực trạng chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh theo đánh giá của CBQL


TT

Chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm của GV

Ý kiến


ĐTB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hiệu trưởng quán triệt các văn bản chỉ đạo,

hướng dẫn có liên quan.


3


15


16


80,0


1


5,0


0


0


3,10


2

Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai: nhiệm vụ, hoạt động, nội dung dạy học trải

nghiệm


4


20,0


15


75,0


1


5,0


0


0


3,15


3

Thường xuyên đôn đốc, động viên, kích

thích GV


4


20,0


11


55,0


5


25,0


0


0


2,95


4

Giám sát, theo dõi việc giảng dạy của

giáo viên, tổ bộ môn...


5


25,0


12


60,0


3


15,0


0


0


3,10


5

Chỉ đạo hoạt động giảng dạy, cập nhật những yêu cầu, nội

dung mới theo yêu cầu của Sở, của Phòng.


2


10,0


14


70,0


4


20,0


0


0


2,90

Kết quả khảo sát trên CBQL vừa có sự đồng nhất xong cũng có sự khác biệt đối với đánh giá của GV. Bản thân CBQL cũng tự đánh giá việc “Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai: nhiệm vụ, nội dung dạy học trải nghiệm” thực hiện hiệu quả với điểm trung bình cao nhất là 3,15 trong đó chỉ có 1 ý kiến đánh giá là trung bình trong khi ở GV tỉ lệ đánh giá mức này là 0.

Như vậy, thực trạng trên cho thấy có sự chênh lệch trong đánh giá của GV và CBQL các nhà trường về nhiều nội dung tuy nhiên cũng có những nội dung đạt được sự đồng thuận cao. Đây cũng chính là căn cứ thực tiễn đáng lưu ý trong quá trình chỉ đạo quản lí dạy học trải nghiệm cho GVcác trường THCS trên địa bàn TP Bắc Ninh.

2.4.4. Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh.

Đánh giá hiệu quả dạy học trải nghiệm là cơ sở để điều chỉnh nâng cao hiệu quả các hoạt động dạy học tiếp theo. Vì vậy đây cũng chính là một nội dung cơ bản được đưa ra khảo sát trên CBQL và GV trường THCS thành phố Bắc Ninh. Tác giả khảo sát nội dung này với câu hỏi số 10 trong phần phụ lục 1, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.19. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm của giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh (ý kiến của GV)


STT

Đánh giá kết quả quản lý dạy học trải nghiệm

Ý kiến

Không

SL

%

SL

%

1

GV tự đánh giá về kết quả giảng dạy

68

87,2

10

12,8

2

Đánh giá của BGH nhà trường

72

92,3

6

7,7

3

Kết quả tổ chức dạy học trải nghiệm

của giáo viên

60

76,9

18

23,1

4

Đánh giá của học sinh

60

76,9

18

23,1

5

Đánh giá của GV - GV

69

88,5

9

11,5

6

Kết hợp các cách thức đánh giá trên

65

83,3

13

16,7

Kết quả tại bảng trên cho thấy, các kênh đánh giá đưa ra khảo sát được trên 70% GV cho rằng có sử dụng, cụ thể mức đánh giá dao động từ 76,9% cho nội dung “Kết quả tổ chức dạy học trải nghiệm của giáo viên” và “Đánh giá của học sinh” đến 92,3% cho nội dung “Đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường”. Tỉ lệ giáo viên cho rằng các nội dung chưa được sử dụng trong đánh giá giáo viên thấp nhất là kênh đánh giá của BGH nhà trường có 6/78 (chiếm 7,7%). Kênh đánh giá mà nhiều GV cho rằng chưa sử dụng để đánh giá nhiều nhất là

“Kết quả tổ chức dạy học trải nghiệm của giáo viên” và “Đánh giá của học sinh” với 23,1% ý kiến.

Bảng 2.20. Thực trạng đánh giá kết quả quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh (ý kiến của CBQL)


STT

Đánh giá kết quả quản lý dạy học trải nghiệm

Ý kiến

Không

SL

%

SL

%

1

GV tự đánh giá về kết quả giảng dạy

17

85,0

3

15,0

2

Đánh giá của BGH nhà trường

18

90,0

2

10,0

3

Kết quả tổ chức dạy học trải nghiệm

của giáo viên

3

15,0

17

85,0

4

Đánh giá của học sinh

3

15,0

17

85,0

5

Đánh giá của GV - GV

17

85,0

3

15,0

6

Kết hợp các cách thức đánh giá trên

4

20,0

16

80,0

Kết quả khảo sát trên CBQL cho thấy có sự khác biệt ở một số nội dung so với đánh giá của GV. Có 83,3% GV cho rằng có sự kết hợp các cách thức trên trong đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm cho giáo viên các trường THCS tuy nhiên tỉ lệ này của CBQL chỉ có 20%, có đến 80% CBQL cho rằng không có sự kết hợp tất cả các kênh đánh giá như trên. Tỉ lệ CBQL cho rằng có sử dụng các kênh đánh giá dao động từ 20% đến 80%. Điều đó cho thấy CBQL có quan điểm rất rõ ràng trong việc lựa chọn các hình thức đánh giá kết quả dạy học của GV. Như vậy, CBQL cho rằng, các kênh đánh giá chủ yếu được sử dụng là: “Đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường”; “Giáo viên tự đánh giá về kết quả dạy học”; “Đánh giá của GV - GV”. Tỉ lệ các ý kiến lựa chọn nội dung khá chênh lệch, cụ thể các nội dung CBQL lựa chọn với tỉ lệ rất thấp gồm: “Kết quả tổ chức dạy học trải nghiệm của giáo viên ”; “Đánh giá của học sinh”. Kết quả này có sự trùng khớp với nhận định của GV. Như vậy sử dụng kênh đánh

giá của học sinh về GV và kết quả tổ chức dạy học trải nghiệm của GV không được sử dụng phổ biến trong các trường THCS.


2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở, tác giả tiến hành điều tra cán bộ GV các nhà trường bằng phiếu hỏi số 11 trong phụ lục 1, kết quả như sau:

Bảng 2.21. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Số lượng

(98)

Tỷ lệ

%


Tác động từ chương trình, nội dung, kế hoạch về quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các

trường THCS




1

Chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học môn Toán đã sắp xếp theo hệ thống, bảo đảm tính ổn định, lâu dài và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục

chưa.


57


58,2


Nhóm yếu tố thuộc về Hiệu trưởng và CBQL



2

CBQL nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của

dạy học trải nghiệm môn Toán

52

53,1

3

CBQL thiếu sự chỉ đạo chi tiết từ nhà trường đến tổ

chuyên môn và giáo viên dạy Toán

52

53,1


Nhóm yếu tố thuộc về GV dạy môn Toán và HS



4

Nhận thức và năng lực còn hạn chế của giáo viên

trong triển khai dạy học trải nghiệm môn Toán

68

69,4

5

Ý thức, thái độ, động cơ học tập chưa tích cực của

HS trong học môn Toán

75

76,5


Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin và truyền

thông



Điều kiện CSVC, thiết bị dạy học trải nghiệm môn

Toán của nhà trường còn hạn chế

70

71,4

7

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa

phù hợp

60

61,2

6

Với kết quả nêu ở bảng 2.21 cho thấy các ý kiến tán thành các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao. Tác động từ chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học môn Toán đã sắp xếp một cách hệ thống, bảo đảm tính ổn định, lâu dài và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục chiếm 58,2%.

Ảnh hưởng từ Hiệu trưởng và cán bộ quản lý chiếm tỉ lệ cao, 53,1% ý kiến cho rằng nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn Toán, 53,1% ý kiến tán thành CBQL thiếu sự chỉ đạo chi tiết từ nhà trường đến tổ chuyên môn và giáo viên dạy Toán.

Đối với Nhóm yếu tố thuộc về giáo viên dạy môn Toán và học sinh, 76,5% ý kiến tán thành là do ý thức, thái độ, động cơ học tập chưa tích cực của HS trong học môn Toán, 69,4% cho rằng là do nhận thức và năng lực còn hạn chế của giáo viên trong triển khai dạy học trải nghiệm môn Toán.

Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin và truyền thông được đánh giá ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán, cụ thể: Điều kiện CSVC, thiết bị dạy học trải nghiệm môn Toán của nhà trường còn hạn chế chiếm tỉ lệ cao (71,4%). Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa phù hợp chiếm 61,2%.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán

2.6.1. Những ưu điểm

Kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các thầy cô giáo cho thấy: CBGV nhà trường đã thực hiện nghiêm túc điều lệ trường THCS và các văn bản pháp quy pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó có quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng trải nghiệm cho học sinh.

Về thực trạng hoạt động dạy học trải nghiệm cho học sinh đã đạt được

những đánh giá tốt từ các khách thể được khảo sát ở một số chỉ số, ví dụ: 100% giáo viên đã xác định được mục tiêu dạy học môn Toán trải nghiệm hay 100% ý kiến đều đánh giá GV nhà trường đã thực hiện nội dung hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán theo khối lượng kiến thức, chương trình của cấp học đề ra. Các GV thực hiện được khá đầy đủ các hình thức dạy học trải nghiệm, việc đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm đã được thực hiện.

Trong công tác quản lý, hiệu trưởng nhà trường đã xây dựng được các biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công một số biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán cho học sinh. 100% CBQL và GV đã thống nhất đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện dạy học trải nghiệm môn Toán đã được thực hiện và không có nội dung nào được đánh giá ở mức yếu.

Nhà trường đã quan tâm đến sự phối hợp các lực lượng và phân cấp trong quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán, trong đó việc phối hợp với Đoàn, Đội các cấp được đánh giá ở thứ bậc cao nhất.

2.6.2. Những hạn chế

Chất lượng dạy học trải nghiệm môn Toán cho HS vẫn còn chưa cao, cụ thể:

Giáo viên đã xác định được mục tiêu dạy học hướng trải môn Toán, nhưng việc xác định mục tiêu cũng như đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá còn chậm, hiệu quả chưa cao.

Việc thực hiện dạy học trải nghiệm ở các nội dung dạy học môn Toán chưa thường xuyên.

Trong công tác quản lý, còn một số hạn chế như: việc triển khai tích hợp kiến thức môn Toán với các môn khác trong giáo dục STEM; chất lượng lập kế hoạch còn hạn chế, khi có sự thay đổi thì kế hoạch không được điều chỉnh kịp thời; việc tổ chức thực hiện kế hoạch còn thiếu tính chính quy, chưa được triệt để; việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chưa được thường xuyên, hình thức cứng nhắc; việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

còn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của GV và HS; việc phối kết hợp các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trong trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm môn học cho HS chưa được quan tâm thỏa đáng.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua điều tra khảo sát và trao đổi với CBGV nhà trường, có thể nêu ra một số nguyên nhân thành công và tồn tại trong công tác quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán cho học sinh THCS như sau:

Một trong số những nguyên nhân là do trình độ, phương pháp, cơ chế tổ chức quản lý giáo dục. Các cơ quan chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ cấp trung ương đến địa phương chưa có “Chiến lược” chung cho quản lý và tổ chức dạy học trải nghiệm môn học và chưa có kế hoạch cụ thể triển khai công tác này.

Mặc dù đồng chí hiệu trưởng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chuyên môn quản lý tốt, nhưng làm việc còn mang tính sự vụ, sa vào chi tiết, chưa có cái nhìn tổng quát và nhất quán. Quản lý còn mang tính chủ quan và nặng về kinh nghiệm, ngoài ra một số GV tuổi đời cao nên trì trệ trong việc tiếp nhận công nghệ thông tin và cập nhật chương trình mới do vậy hiệu quả tổ chức dạy học trải nghiệm môn học cho học sinh chưa cao.

Cơ sở vật chất do chưa được đầu tư đúng mức nên hiệu quả quản lý cũng như chất lượng dạy và học chưa cao.

Công tác kiểm tra đánh giá của đồng chí hiệu trưởng chỉ mang tính hình thức chứ chưa thực sự chú trọng vào chất lượng và điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu của quá trình dạy học.

Do công tác chỉ đạo khen thưởng và khuyến khích giáo viên cũng như học sinh chưa làm tốt nên chưa phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong học tập.

Chế độ và chính sách đối với giáo viên hoặc những người trực tiếp tham gia tổ chức dạy học trải nghiệm cho sinh chưa được quan tâm thoả đáng, đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 13/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí