Tăng Cường Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Giáo Viên Dạy Học Trải Nghiệm Môn Toán

một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

Chương trình được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm nội dung phải tinh giản, chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế hay các môn học khác, đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...).

Chương trình sẽ bảo đảm tính chỉnh thể, thống nhất và phát triển liên tục từ lớp 6 đến lớp 9 của bậc học THCS.

Nội dung chương trình môn Toán được xoay quanh hai mạch kiến thức: Số và Đại số, thống kê; Hình học và Đo lường, thống kê có cấu trúc dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần).

Mạch kiến thức Số và Đại số là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về Toán học, nhằm mục đích hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của Toán học, của các lĩnh vực khoa học khác có liên quan cũng như đạt được các kỹ năng thực hành cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việc xây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực. Một mục tiêu quan trọng của việc học Số và Đại số là tạo ra cho HS khả năng suy luận suy diễn, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và việc hình thành khả năng sử dụng các thuật toán.

Mạch kiến thức Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng nhất của môn Toán, rất cần thiết cho việc tiếp thu các kiến thức cụ thể về không gian và các kỹ năng thực tế thiết yếu. Hình học hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh. Một mục tiêu quan trọng của việc học Hình học là tạo ra cho HS khả năng suy luận, kỹ

năng thực hiện các chứng minh toán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian và tính trực giác. Ngoài ra, Hình học còn góp phần giáo dục thẩm mỹ và nâng cao văn hoá toán học cho học sinh. Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học bộ môn Toán.

Cách thức thực hiện biện pháp:

Lên kế hoạch quản lý giáo viên thực hiện nội dung chương trình môn học trải nghiệm; thống nhất thông qua quản lý nhà trường và chính thức đưa vào nghị quyết của hội đồng giáo dục trong nhà trường để thực hiện.

Tăng cường các hình thức kiểm tra quản lý việc xác định nội dung chương trình dạy học thông qua các hình thức: kiểm tra thường xuyên (kiểm tra được đi liền với HĐDH của nhà trường trong năm học); kiểm tra đột xuất (kiểm tra giáo viên vào một thời điểm bất kì nhằm đánh giá đúng thực trạng HĐDH của giáo viên); kiểm tra kết quả (kiểm tra để điều chỉnh hoạt động dạy và học trong những bước tiếp theo).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Lập ban kiểm tra chuyên môn, thống nhất nội dung yêu cầu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, kế hoạch kiểm tra.

Kiểm tra có sự đánh giá so sánh phân tích, nhận xét ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại. Thông báo trước hội đồng về kết quả kiểm tra và được lưu trữ làm minh chứng cho hoạt động quản lý.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 12

Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra như: thông qua báo giảng, kế hoạch dạy học, thực hiện hồ sơ giáo án, tất cả được lên kế hoạch thực hiện ngay từ đầu năm học.

Quản lý việc xác định nội dung chương trình, CBQL cần thể hiện trong kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch năm học thông qua biên bản sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, vở ghi của học sinh, báo cáo của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình của giáo viên giúp Hiệu trưởng có sự đánh giá, phân loại chính xác trình độ, năng lực và chất lượng của mỗi giáo viên. Để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường, hiệu trưởng cần tăng cường công tác kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra chuyên môn đối với giáo viên dạy học môn Toán nhất là những tiết dạy học trải nghiệm.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Quản lý nhà trường cần bám sát nội dung chương trình môn học của Bộ GD&ĐT quy định: chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn giúp giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình và kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Toán để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Quản lý nhà trường cần quan tâm đến các điều kiện thiết yếu phục vụ cho việc thực hiện nội dung chương trình dạy học trải nghiệm môn Toán như: quán triệt về mục tiêu nhiệm vụ năm học, phân công chuyên môn, quản lí tốt các hoạt động liên quan đến dạy học trải nghiệm và các điều kiện phục vụ cho dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS.

3.2.3. Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy học trải nghiệm môn Toán

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:

Giúp giáo viên nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học trải nghiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

Giúp giáo viên cập nhật, tiếp cận kiến thức mới, có khả năng thích ứng với tiến trình đổi mới nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm; dạy học theo chủ đề, chuyên đề,

các nội dung khó trong quản lý dạy học môn Toán; rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn, qua đó xác định mục đích nội dung dạy học trải nghiệm môn Toán. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo trường, cụm trường để trao đổi kinh nghiệm trong dạy học trải nghiệm môn Toán.

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, phân công các trường trình bày báo cáo tham luận, dạy mẫu, sáng kiến, kinh nghiệm; những vấn đế khó khăn khi dạy học trải nghiệm môn Toán. Tổ chức thảo luận góp ý cho các báo cáo tham luận, đưa ra biện pháp giải quyết những vấn đề khó khăn cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm như: ngoại ngữ, tin học, các phần mềm hỗ trợ cho dạy học trải nghiệm môn Toán; tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng “Trường học kết nối” về xây dựng các chuyên đề dạy học trải nghiệm; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đưa kết quả tự học, tự bồi dưỡng vào đánh giá thi đua, khen thưởng và xếp loại giáo viên trong năm học.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi chất lượng và tiến trình thực hiện của các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn. Từ đó, tổng hợp các ý kiến, các biện pháp có thể áp dụng, đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm những vấn đề làm được và chưa làm được, để rút kinh nghiệm cho các buổi sinh hoạt chuyên môn sau đạt hiệu quả hơn.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng các trường THCS cần có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong dạy học trải nghiệm môn Toán. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy học, phải mang tính khả thi, sát thực với điều kiện thực tế của các trường THCS và khả năng của giáo viên, để giúp họ hoàn thành

tốt nhiệm vụ dạy học.

Thu hút các nguồn kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và CBQL dạy học, như: tổ chức dạy học trải nghiệm môn học, kinh phí hỗ trợ cho sinh hoạt chuyên môn; kinh phí mời các chuyên gia môn Toán học về tổ chức trao đổi học thuật, chuyên môn…

Có chế độ khuyến khích, động viên vật chất và tinh thần, tạo động lực cho các giáo viên nhiệt tình, hăng hái tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học trải nghiệm môn Toán.

3.2.4. Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:

Tiến trình đổi mới, nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý giáo dục là thực hiện đổi mới nội dung chương trình, gắn với đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm; đổi mới phương pháp là con đường để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học cần phải tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên dạy trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS.

Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán, chúng ta mới tạo được sự đồng thuận thực sự trong đổi mới GD&ĐT. Bởi vì mối quan hệ giữa các yếu tố mục đích, nội dung, phương pháp là mối quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau trong quá trình dạy học.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hướng dẫn và quán triệt việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên môn Toán ở các trường THCS. Giáo viên cần chú ý đến trình độ kiến thức, đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức, năng lực tư duy, hoàn cảnh và điều kiện học tập của học sinh THCS.

Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, nhất là việc chuẩn bị cho từng tiết dạy, từng bài học; vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phát huy

ưu điểm của các phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình, gợi mở, vấn đáp… quan tâm tới việc sử dụng hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập, phát huy sự tìm tòi sáng tạo, năng lực tư duy và ý thức tự giác, tích cực của học sinh.

Đổi mới phương pháp học, dạy học, học sinh là chủ thể tích cực, tự giác, nỗ lực và sáng tạo trong quá trình học tập; thầy cô giáo là cố vấn đắc lực trong việc hướng dẫn tổ chức dạy học, điều chỉnh nhận thức của học sinh, dạy các em: cách nghe giảng, cách ghi, cách nhớ; cách sưu tầm tư liệu sách báo; cách thu thập và xử lý thông tin từ các môn học khác nhau; cách vận dụng chuyển hoá kiến thức bằng hệ thống câu hỏi và bài tập; cách hệ thống phát triển các kỹ năng (kỹ năng phán đoán, phân tích, nhận biết, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng ra quyết định...).

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán, cần hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống, phân quyền và phân nhiệm vụ cho các chủ thể quản lý như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng và phát triển nhân sự; quy định về cơ chế hoạt động phối hợp giữa chuyên môn với các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Tiến trình đổi mới giáo dục, nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý dạy học là thực hiện đổi mới nội dung chương trình, gắn với đổi mới phương pháp dạy học. Thành lập Ban chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán, bao gồm: Hiệu trưởng làm trưởng ban, Hiệu phó làm phó ban, các ủy viên là bí thư chi bộ, bí thư đoàn thanh niên, công đoàn và tổ trưởng tổ Toán.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và tổng kết rút kinh nghiệm. Thống nhất chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn toán bằng các phương pháp hành chính, phương pháp tâm lý, phương pháp kinh tế... giúp cho các thành viên hiểu rõ đây là chủ trương của cấp ủy Đảng, là sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, là phong trào thi đua của công đoàn và các tổ chức trong và

ngoài nhà trường.

Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán ở từng trường và trong cụm trường, thông qua hội thảo truyền thụ kiến thức mới, luyện tập, ôn tập, thực hành, tìm ra những biện pháp tối ưu áp dụng cho từng bài dạy.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng một số bài giảng mẫu, thống nhất về chuẩn đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn toán. Trên cơ sở chỉ đạo thực nghiệm, dự giờ, kiểm tra đánh giá, xác định kết quả, trao đổi rút kinh nghiệm để mở rộng đại trà.

Quy trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn toán ở các trường THCS gồm các bước:

Bước 1: Tổ chức các nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm (giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ và cách thức tiến hành hoạt động cho từng nhóm);

Bước 2: Hoạt động theo nhóm (học sinh phân công trong nhóm, các cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm tiến tới thống nhất ý kiến; phân công đại diện trình bày kết quả trước tập thể);

Bước 3: Các đại diện nhóm trình bày kết quả, các học sinh khác nghe, quan sát, nhận xét, bổ sung, đánh giá;

Bước 4: Giáo viên tổ chức xác nhận kiến thức chuẩn, đánh giá và cho điểm trên mức độ đóng góp của các cá nhân trong hoạt động nhóm, đặt ra vấn đề tiếp theo.

Quy trình đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học, gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định mục đích: (hướng về học sinh, tập trung nghiên cứu các hoạt động của học sinh, tìm hiểu những khó khăn của học sinh, mạnh dạn đưa ra những thay đổi điều chỉnh cách dạy; tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình);

Bước 2: Thiết kế bài dạy minh họa: (bài dạy được nhóm giáo viên môn

Toán thiết kế, đặc biệt chú ý ứng dụng CNTT, tổ chức nhiều hoạt động lôi cuốn

học sinh tham gia vào nghiên cứu bài học);

Bước 3: Dạy minh họa - dự giờ: (người dạy minh họa sẽ cử một giáo viên có kinh nghiệm, các giờ dạy được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu từ thiết kế bài dạy, các đồ dùng, thiết bị sử dụng để ghi âm, ghi hình. Chú ý đến không gian phòng học, vị trí của giáo viên dự giờ; người dự đặt trọng tâm vào học sinh, quan sát thái độ hành vi của học sinh, phát hiện những học sinh gặp khó khăn để giúp đỡ…);

Bước 4: Thảo luận về giờ dạy minh họa: (sau giờ dạy, giáo viên minh họa chia sẻ về mục tiêu bài học, những điều đã làm được và chưa làm được trong giờ học; người dự đưa ra những ý kiến nhận xét, chia sẻ về giờ dạy; các ý kiến tập trung vào những hoạt động của học sinh: hoạt động nào học sinh thấy hứng thú, có hiệu quả trong nhận thức bài học, tìm ra những hạn chế rút kinh nghiệm chung).

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng cần phải nhận thức sâu sắc về vai trò của đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán, trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức dạy học môn Toán trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Cần khai thác các nguồn lực đầu tư để mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học. Có chính sách khuyến khích, động viên về vật chất và tinh thần cho giáo viên và tập thể giáo viên có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học trải nghiệm môn Toán nói riêng.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS; giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.5. Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy học trải nghiệm môn Toán

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:

Mục đích giúp quản lý các nhà trường nhận thức đúng, quan tâm thu hút

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 13/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí