Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 20

- QL kế hoạch của GV bộ môn : Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu GV lbmôn lập kế hoạch giảng dạy các khối, lớp được phân công, đăng kí chỉ tiêu phấn đấu về nâng cao kết quả học tập của HS: tỷ lệ HS khá, giỏi cuối mỗi học kỳ, cuối năm học. Trong kế hoạch giảng dạy, giáo án của GV bộ môn phải thể hiện nội dung, phương pháp, thời gian cho từng bài ; phải thể hiện được: biết HS của mình, biết sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, biết phối hợp các hình thức lên lớp và xác định đánh giá được tiến bộ của HS.. . Kế hoạch giảng dạy theo quan điểm dạy học phân hóa của GV được xây dựng trên : nhu cầu của người học; các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, kế hoạch chung của nhà trường.

Để GV có căn cứ lập KH cá nhân, đầu năm học các nhà trường nên yêu cầu khảo sát đầu vào của các khối lớp, điều tra tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, sở thích, nhu cầu của HS.

- QL xây dựng thời khóa biểu: Thời khóa biểu chính là việc cụ thể hóa kế hoạch dạy học nên thời khóa biểu phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, hiệu quả, ý kiến của tổ chuyên môn về bố trí thời khóa biểu phải được nhà trường quan tâm, chú ý đến các GV có hoàn cảnh đặc biệt trên cơ sở tuân theo nguyên tắc chung và hợp lý.

Ba là : Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong QL thực hiện quy chế chuyên môn

Căn cứ vào chương trình giáo dục THPT, tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa, nhà trường xây dựng quy chế quản lý chuyên môn trên tinh thần tạo sự chủ động, sáng tạo cho từng tổ chuyên môn, từng GV trong từng môn học, bài học trên nguyên tắc: đảm bảo chuẩn kiến thức của môn học, phát triển được tri thức và kỹ năng cho HS, phù hợp với điều kiện nhà trư ờng và năng lực, hoàn cảnh, nhu cầu của HS .

- Ql việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp: Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo án của GV phải đạt được các tiêu chí sau :

+Giáo án phải dựa vào sức chứa của HS, sức hút của HS, sức thấm của HS và sức chế biến của HS;

+ Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học, đối tượng HS, phát huy tính tích cực của HS;

+ Thể hiện việc sử dụng các thiết bị dạy học;

+ Thể hiện đánh giá kết quả học tập của HS, đánh giá không còn là ở cuối mỗi bài như trước đây mà diễn ra trong suốt bài học; dùng nhiều hình thức để đánh giá; coi đánh giá là hoạt động liên tục giúp cho giảng d ạy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

- QL giờ lên lớp của GV : Đánh giá giờ dạy thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Căn cứ quy ch ế chuyên môn nhà trường xây dựng, thảo luận và học tập quy định, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy thể hiện tính chất phân hóa. Căn cứ theo quy định đó để nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp theo thời khóa biểu, phân phối thời gian từng tiết dạy. Bài giảng phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.

- QL hoạt động học của HS : GV chủ nhiệm, GV bộ môn là những

Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 20

người trực tiếp giúp hình thành thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho HS, trên cơ sở đó giúp các em chịu khó, tự giác trong học tập. Từng bước giúp HS có phương pháp học tập phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của gia đình, phát huy hết khả năng độc lập, sáng tạo của người HS.

Đầu năm học Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn xây dựng nội quy học tập, nội quy ra vào trường, nội quy phòng học bộ môn, nội quy thư viện...sau đó thông qua chủ nhiệm lớp để HS học tập, thảo luận, kiến nghị. Sau đó khi trở thành nội quy chính thức trong nhà trường, mọi HS phải nghiêm chỉnh chấp hành và được kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp theo tuần, tháng, học kỳ. Các tiêu chí thi đua cho các lớp, HS đều phải gắn liền với nội quy này.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho HS học tập, rèn luyện; xây dựng và quản lý lớp thành một tập thể đoàn kết nhấ t trí... Dạy HS cách học; nâng cao tính tích cực, tự chủ, độc lập, sáng tạo của HS; biến lớp học thành môi trường học tập thuận lợi, trong đó HS vừa hợp tác vừa tranh đua và tự khẳng định mình. Đề cao vai trò của GV trong việc giúp đỡ HS có được phương phá p học tập tốt theo phương châm GV dạy cách học và HS học cách học”.

Tăng cường việc giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tập và hoạt động tự học của HS.

HS được trang bị các kỹ năng cần thiết để vận dụng và thực hiện đúng các nhiệm vụ học tập trong một số phương pháp dạy học tích cực khi GV thực hiện trong các môn học cụ thể.

Tăng cường tổ chức cho HS nâng cao năng lực tự học để có thể học thường xuyên và học suốt đời; khai thác tiềm năng trí tuệ của người học .

Chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn GV bộ môn phổ biến cho HS trước khi vào học tập phải được quán triệt đầy đủ chương trình môn học, quy chế của Bộ GD&ĐT và các quy định của nhà trường; xây dựng ý thức nề nếp trong học tập. Giúp HS có khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, lập kế hoạch phấn đấu vươn lên.

Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập cho HS, biểu dương khen thưởng HS có thành tích cao trong học tập.

Phân công tổ nhóm học tập, cử những HS khá, giỏi giúp đỡ những HS có

kết quả học tập hạn chế. Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập của HS,

Chỉ đạo GVCN lớp tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp; tổ chức sinh hoạt chi đoàn theo chế độ quy định hướng tới việc thúc đẩy tinh thần tự giác tích cực học tập và rèn luyện của HS. Nội dung sinh hoạt phải gắn với các chủ đề học tập, rèn luyện.

Thường xuyên phối hợp GVCN, GV bộ môn, cán bộ lớp, Đoàn thanh niên theo dõi nề nếp học tập của HS, kịp thời tuyên dương những gương điển hình tốt hoặc phê bình hay xử lý kỷ luật đối với những người vi phạm nề nếp, nội quy học tập.

Tổ chức tốt việc bồi dưỡng thi HS giỏi, thi Ôlimpic môn học, kết hợp với các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, Đoàn, Quân đội, truyền thống nhà trường, đất nước, địa phương vào dịp những ngày lễ lớn để tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hứng thú trong học tập của HS.

Trong QL dạy học theo quan điểm phân hóa, GV và HS chấp nhận và tôn trọng sự giống và khác nhau của mỗi người. Tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường. GV là người phối hợp/sắp xếp chính về thời gian, khoảng cách và các hoạt động hơn là người cung cấp thông tin. Mục đích là giúp người học trở thành người học tự tin vào chính mình.

Bốn là: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong QL đổi mới, nâng cao chất ợng sinh hoạt tổ chuyên môn

Nhận thức được vị trí và tác dụng của sinh hoạt tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình SGK THPT. Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn duyệt kế hoạch giảng dạy, giáo án của GV, chú ý về nội dung kiến thức, phương pháp sử dụng trong tiết học, đặc biệt chú ý tới từng đối tượng HS. Tổ chuyên môn cần thống nhất về mục tiêu dạy học, chi tiết nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học và thống nhất kiến thức trọng tâm trong các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút đối phù hợp với từng đối tượng HS.

Cần bồi dưỡng nghiệp vụ QL cho tổ trưởng chuyên môn vì tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ dựa trên kinh nghiệm cá nhân, nên hiệu trưởng cần xây dựng quy chế hoạt động cho tổ trưởng chuyên môn, bao gồm quy định về trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng.

Xác định sinh hoạt chuyên môn là hình thức để GV phản ánh và đề ra biện pháp sát thực cho hoạt động dạy và học. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn vừa mang tính chất quản lý hành chính vừa có tính chất sư phạm.

Tổ chức trao đổi theo các tổ, nhóm chuyên môn về một kiểu giáo án mẫu có thể hiện việc áp dụng linh hoạt, phù hợp nội dung, phương pháp dạy học và thể hiện việc phân hóa HS.

Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV lập kế hoạch dạy học. Trong kế hoạch chỉ rõ các nội dung dạy học cần điều chỉnh và lộ trình thực hiện; đầ u tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường DH theo quan điểm DHPH .

Hằng tháng, Hiệu trưởng quy định các tổ chuyên môn báo cáo việc thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học theo quan điểm DHPH của các thành viên trong tổ, các GV chủ nhiệm báo cáo tình hình học tập của lớp chủ nhiệm.

Tổ chức các thành viên cùng nghiên cứu và dự giờ, rút kinh nghiệm cho các tiết dạy mẫu của từng môn học. Qui định chế độ dự giờ đối với các loại giáo viên trong trường. Tổ trưởng đôn đốc việc nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm, thảo luận các chuyên đề…

Tổ trưởng chuyên môn thường xuyên trao đổi về tình hình dạy học theo quan điểm DHPH, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng một lúc cho nhiều đối tượng HS, cách soạn và dạy bài khó đáp ứng yêu cầu của dạy học phân hóa, cần bàn bạc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng, hoàn cảnh, sở thích, năng lực của HS. Hướng dẫn GV mới ra trường quy trình soạn giáo án, đặc biệt là soạn giáo án đáp ứng yêu cầu phân hóa HS, bên cạnh đó là hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học, công tác chủ nhiệm, hoàn thiện hồ sơ chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học và làm đồ dùng dạy học.

Ngoài ra việc tổ chức, chỉ đạo, đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn còn tập trung vào một số nội dung như: phổ cập vi tính, đảm bảo cho GV sử dụng thành thạo các thiết bị trình chiếu và máy tính kết nối... Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới DH và QLDH theo quan điểm DHPH. Bồi dưỡng GV các bộ môn về công nghệ thông tin phục vụ công tác soạn bài, lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức hội giảng với các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các bài

giảng điện tử hấp dẫn sự chú ý và tăng khả năng nhận thức của HS. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin giữa các tổ, nhóm chuyên môn hoặc các trường học trong vùng, trong hoặc ngoài tỉnh.

Năm là: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong QL đổi mới PPDH của GV

Để đổi mới PPDH thực sự đi vào thực tế thì cần bắt đầu từ tổ chuyên môn. Đổi mới PPDH được thể hiện rõ và quyết định nhất là khâu soạn giáo án, giáo án chính là kế hoạch dự trù cho việc chuyển tải kiến thức cho một đối tượng cụ thể và trong một thời gian nh ất định, với các bước phù hợp .

Tổ chuyên môn thống nhất đổi mới cách xác định mục tiêu bài học. Việc xác định mục tiêu bài học cần phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản đó là định lượng được mức độ, chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS phải đạt được sau bài học, trong đó có trọng mục tiêu xây dựng phương pháp tự học phù hợp với năng lực của HS, đồng thời lấy đó làm căn cứ đánh giá kết quả bài học.

Tchuyên môn thống nhất đổi mới cách soạn giáo án trên các định hướng: Chuyển từ trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt động của trò; giáo án phải thực sự là một bản kế hoạch lên lớp trong đó phải thể hiện được các tiêu chí nêu trên.

Việc quan trọng nhất là giáo viên phải tìm hiểu đặc điểm về tâm sinh lý, khả năng nhận thức, nhu cầu và điều kiện học tập cũng như về sức khỏe và hoàn cảnh thực tế gia đình của HS, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương,

đcó kế hoạch dạy học chi tiết phù hợp với khả năng và điều kiện học tập của HS. Giúp HS tự mình tìm ra kiến thức, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.

Trong dạy học cho dù ở lớp học nào, cấp nào thì cũng phải bao quát tính đồng nhất và tính cá thể hóa, thực hiện điều này trong thời lượng quy định cho mỗi tiết học thường rất khó nên trước đây giáo viên vẫn s ử dụng hình thức "phụ đạo học sinh kém " và "bồi dưỡng học sinh giỏi ". Công việc này ngày nay theo quan điểm DHPH cần phải làm chi tiết hơn, thấu đáo hơn, có chú ý đến hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng, sức khỏe, năng lực của HS.

Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo GV bộ môn cần tăng cường tổ chức cho HS hoạt động theo sự phân hóa cá nhân, làm việc theo nhóm, tăng cường giao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo mối quan hệ dân chủ, thân thiện.

Sau mỗi bài giảng, tổ trưởng chuyên môn cần yêu cầu GV ghi chép lại cảm tưởng của mình, thông tin phản hồi từ phía HS, thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra, đánh giá mà HS thực hiện, kết quả học tập của HS sau một chương, một học kì, một năm học, một đánh giá nhận xét ngắn gọn của đồng nghiệp…đều có giá trị như những tư liệ u quý báu để GV có kế hoạch đánh giá, cải tiến kĩ năng nghề nghiệp của mình .

Tổ trưởng tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên môn của

các tổ trưởng chuyên môn khác trong trường và với các trường bạn.

Tổ trưởng chuyên môn cần v ận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chđạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học the o quan điểm DHPH trong tổ của mình.

Ứng dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ GV, HS tìm kiếm, xử lý thông tin, tiến hành các thí nghiệm, bài tập thực hành để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công việc đổi mới PPDH, ngoài việc chỉ đạo sát sao của tổ trưởng chuyên môn, GV bộ môn cần đam mê khoa học, hết

lòng thương yêu HS, xử lý tình huống sư phạm phù hợp với tâ m lý HS, luôn có sức hấp dẫn, khích lệ đối với HS, là tấm gương để HS noi theo. Chủ động, tự giác, tích cực trong việc thực hiện đổi mới PPDH trở thành nhu cầu của các trường học, tổ chuyên môn và GV.

Sáu là:Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong QL bồi dưỡng, nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH cho GV

Để QL bồi dưỡng, nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH cho GV thiết thực, có hiệu quả, hiệu trưởng cần phải xuất phát từ đề xuất của tổ chuyên môn. Chính tổ chuyên môn mới thấy được nhu cầu của GV tổ mình cần phải được bồi dưỡng những vấn đề gì và phải được bồi dưỡng như thế nào.

Vì vậy, việc QL bồi dưỡng GV , nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH cần giao cho tổ chuyên môn được tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ khâu xây dựng kế hoạch, chương trình, nội du ng bồi dưỡng , thời gian bồi dưỡng.. . đến kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng và việc áp dụng kiến thức bồi dưỡng vào giảng dạy.

Hiệu trưởng quyết định t hành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV, ban chỉ đạo gồm đại diện Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyê n môn, GV cốt cán từng bộ môn. Trưởng ban chỉ đạo là đại diện ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban, đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ và trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn trên tinh thần để họ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước trưở ng ban.

Hiệu trưởng chỉ đưa ra mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chung cho toàn trường và chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học theo quan điểm DHPH cho GV, cũng như đánh giá kết quả áp dụng kiến thức bồi dưỡng vào giảng dạy ở tổ mình. Yêu cầu tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa trên nhu cầu của GV trong tổ .

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022