Tổ Chức Cho Gv Cam Kết Chất Lượng Qua Các Hợp Đồng

Hiệu trưởng là người thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời động viên, khen thưởng các GV, các tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng. Bên cạnh đó phải thực hiện công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cũng như các điều kiện bảo đảm việ c thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất, tinh thần và thời gian cho công tác bồi dưỡng GV.

Thường xuyên quan tâm đến hoàn cảnh của HS để hoạt động dạy và học trong nhà trường được thuận lợi hơn, để huy động được nội lực của các chủ thể cốt yếu trong trường vào việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu cụ thể của năm học .

Bảy là: Tự chủ trong việc thảo luận đề ra các tiêu ch í thi đua cho năm học

Căn cứ vào mục tiêu, các tiêu chí cơ bản của việc đánh giá GV được quy định. Ban giám hiệu nhà trường xây dựng các tiêu chí phấn đấu và cách xếp loại đối với GV theo các tiêu chí cụ thể về dạy học theo quan điểm phân hóa. Sau đó giao cho các tổ chuyên môn bàn bạc, thảo luận, góp ý bổ sung.

Các tiêu chí, cách sắp xếp loại thi đua theo các tiêu chí và quy trình thực hiện sẽ được đưa ra bàn bạc, trao đổi trong hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học. Sau hội nghị thống nhất, biểu quyết thông qua, sẽ trở thành nghị quyết để Ban giám hiệu nhà trường triển khai thực hiện. Điều này được thể hiện trong bản cam kết chất lượng.

Vào đầu năm học, các tiêu chí phấn đấu và cách xếp loại thi đua theo các tiêu chí được công bố trong hội đồng giáo dục nhà trường để mỗi cán bộ, GV nắm được chủ trương thực hiện. Trên cơ sở đó, yêu cầu mỗi GV xây dựng kế hoạch dạy học theo quan điểm phân hóa cụ thể của mình trình tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu phê duyệt.

Cuộc họp hội đồng giáo dục đầu năm học sẽ phân cô ng nhiệm vụ theo dõi, giám sát cho các bộ phận trong nhà trường dưới sự điều hành trực tiếp của hiệu trưởng..

Các bộ phận theo dõi, giám sát và gửi kết quả chấm điểm của bộ phận mình về Ban Giám hiệu vào cuối học kỳ I và cuối năm học cho đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổng hợp và báo cáo kết quả lần 1 vào dịp sơ kết năm học; lần 2 vào dịp tổng kết năm học.

Ban thi đua- khen thưởng nhà trường công bố cụ thể các hình thức khen thưởng, kỉ luật; số lượng người được khen ở các mức khác nhau ngay từ đầu năm học.

Trước kia thường theo cách quản lý từ trên xuống (quản lý cấp cao từ Bộ Giáo dục hay lãnh đạo bên trong nhà trường) quyết định xuống cấp dưới và đến người thực hiện, do đó, không phát huy được sự chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của từng thành viên. Theo xu hướng đổi mới, vai trò của quản lý cấp cao và các cấp quản lý liên quan khác trong môi trường quản lý sthay đổi là ủng hộ và trao quyền tự chủ cho cấp quản lý cơ sở trong nhà trường (các tổ, nhóm chuyên môn), cho giáo viên và người học được chủ động, sáng tạo, linh hoạt nghiên cứu nội dung dạy học với những phương pháp phù hợp thay vì cho việc ban hành mệnh lệnh hoặc điều khiển họ. Điều này là một trong những nội dung cốt lõi của dạy học hay quản lý nhà trường lấy học sinh làm trung tâm. Bản chất của việc thực hiện đổi mới quản lý này mô hình quản lý từ dưới lên hay bằng sự quản lý đảo ngược trong một tổ chức (mô hình quản lý lật ngược trong nhà trường/giáo dục).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Mô hình quản lý lật ngược sẽ làm thay đổi một loạt các mối qu an hệ bình thường theo truyền thống thành mối quan hệ tập trung vào người học. Mục tiêu của mô hình tổ chức lật ngược trong giáo dục là đổi mới hoạt động quản lý chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên đề

xuất và tự quyết định việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện dạy học và đặc điểm của HS cũng như đảm bảo đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 21

Theo cách quản lý này, cán bộ quản lý nhà trường cần phát triển năng lực quản lý tạo môi trường tích cực cho người dạy và người học, đối với các cấp quản lý (bên trong cũng như bên trên và bên ngoài nhà trường) cần phát triển năng lực hỗ trợ cung cấp những điều kiện cần thiết và phù hợp cho DH đặc biệt cho môi trường DH theo quan điểm DHPH.

Kết luận chung: Để QL DH theo quan điểm DHPH cần phân cấp quản lý trong nhà trường, cần đề cao vai trò tự chủ của tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên bộ môn. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn, có như vậy dạy học mới thực sự phát triển tối ưu các phẩm chất và năng lực cũng như đáp ứng nhu cầu của HS, thực hiện phân luồng và hướng nghiệp cho HS tốt nghiệp THPT, mới phát huy hết tinh thần trách nhiệm của GV và mới thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

Trong công tác chuyên môn, Hiệu trưởng cần chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, giành một khoản kinh phí thích hợp để phục vụ cho công tác này.

Công tác bồi dưỡng GV cần để cho tổ chuyên môn chủ động đề xuất nội dung, thời gian, phương pháp bồi dưỡng mới đáp ứng được yêu cầu cần thiết của người được bồi dưỡng.

Sử dụng hợp lý, tối ưu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đang có, đồng thời bổ sung thêm theo cuộc vận động xã hội hóa giáo dục.

Phân công giảng dạy và xếp thời khóa biểu hợp lý.

Mỗi cá nhân ít nhất phải đăng ký 2 tiết dạy rồi từng bước mở rộng hơn.

Tổ bộ môn phải tổ chức dự giờ của hai, ba GV cùng tiến hành dạy thử nghiệm trong vài ba tiết học để đánh giá và rút kinh nghiệm. Khi trở thành nề

nếp cần có phần thưởng động viên, khuyến khích GV về cả m ặt vật chất và tinh thần.

Xây dựng và thống nhất cơ chế quản lý (phân cấp và quyền tự chủ) chuyên môn phù hợp đảm bảo những quy định tối thiểu và hành lang mở để giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo nội dung, phương pháp dạy học.

Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo, đổi mới việc cung cấp, trang thiết bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các tổ chuyên môn; đảm bảo phương tiện dạy học và nguồn kinh phí cần thiết để giáo viên có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn và phối hợp tốt các phương pháp dạy học bộ môn.

Phát động và duy trì phong trào thi đua dạy tốt- học tốt.

Tổ chuyên môn có sự phối hợp các hoạt động của các GV để đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng của tổ, nhóm và cá nhân.

3.3.3. Tổ chức cho GV cam kết chất lượng qua các hợp đồng

3.3.3.1. Mục đích của biện pháp

Trên cơ sở quy định về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của nhà nước, hoàn thiện nội dung hồ sơ quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,...Trong dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa cần thực hiện sự cam kết chất lượng qua các hợp đồn g, quán triệt tinh thần sư phạm hợp tác. Việc phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn, GV phải gắn với cam kết chất lượng. Điều này thể hiện niềm tin của cán bộ quản lý đối với tổ chuyên môn, GV đồng thời cũng tạo điều kiện để GV thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với nhà trường, đối với HS.

Biện pháp này nhằm đảm bảo được sự nghiêm minh trong quản lý đồng thời phát huy được nội lực của giáo viên để đạt kết quả chắc chắn của hoạt động dạy và học. Chỉ đạo cho GV thực hiện cam kết chất lượng qua các hợp đồng, tạo điều kiện để hiệu trưởng quản lý được dân chủ công khai, công bằng, đồng thời tạo nên bầu không khí tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau trong quá trình dạy học.

3.3.3.2. Nội dung cụ thể biện pháp và cách tiến hành

Ban giám hiệu xem xét, đánh giá năng lực của từng giáo viên để phân công công việc cụ thể.

Xem xét đánh giá trình độ và hoàn cảnh cụ thể của học sinh từng lớp.

Xem xét, đánh giá mức độ các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và học có thể dành cho từng môn học, từng lớp học.

Căn cứ vào các yếu tố trên, Ban giám hiệu cùng tổ trưởng chuyên môn, công đoàn nhà trường làm việc với mỗi giáo viên cùng bàn bạc xây dựng cam kết hợp đồng chất lượng.Vì mỗi GV còn là thành viên của công đoàn nên có sự góp ý của công đoàn để giữa hiệu trưởng và GV nâng cao sự đồng thuận.

Hiệu trưởng đưa chủ trương “Cam kết chất lượng qua các hợp đồng ” vào nội dung sinh hoạt của Chi bộ đảng nhà trường và có Nghị quyết của Chi bộ để tạo sự thống nhất cao trong các tổ chức nhà trường.

Hiệu trưởng phối hợp với Ban chấp hành công đoàn trường tổ chức Hội thảo về chủ trương và biện pháp triển khai chủ trương “Cam kết chất lượng qua các hợp đồng ” để xác định được các bước triển khai cam kết hợp đồng có chất lượng.

Các tổ, nhóm chuyên môn họp để thống nhất mức độ, chỉ tiêu cần cam kết trong hợp đồng chất lượng.

Hiệu trưởng tổ chức ký cam kết hợp đồng chất lượng cùng với lễ phát động phong trào đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục hoặc là một nội dung hoạt động trong Hội n ghị công chức, viên chức hàng năm của nhà trường.

Công khai hóa các bản hợp đồng.

Sinh hoạt, bàn bạc thống nhất nhận thức của các chủ thể trong nhà trường về lợi ích của việc cam kết hợp đồng sư phạm.

Bản hợp đồng chuẩn bị theo mẫu chung và cụ thể hóa riêng cho từng giáo viên, huy động sự quan sát của tập thể.

Tạo mối hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong tổ chuyên môn và trong các chủ thể nhà trường.

Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn theo dõi, đánh giá, giúp đỡ GV khi họ triển khai hợp đồng có khó khăn.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện

Đây là một biện pháp ở đó thể hiện đổi mới tư duy trong QL nhà trường nói chung và QLDH nói riêng cần phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để mọi người nhận thức yêu cầu khách quan của việc thực hiện cam kết hợp đ ồng trách nhiệm.

Nhà trường cần có những quy định cụ thể và thích hợp về chế độ, đãi ngộ cũng như thi đua khen thưởng đối với những thành tích, kết quả lao động của GV …

Cần có một khoản kinh phí và thời gian thỏa đáng cho việc nghiên cứu, bàn bạc và soạn thảo các cam kết hợp đồng.

3.3.4. Kiểm soát việc thực hiện cam kết chất lượng

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm soát việc thực hiện cam kết chất lượng thông qua công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, các cấp quản lý trong trường (v à mở rộng ra trong toàn hệ thống quản lý giáo dục) nắm rõ diễn biến tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, từ đó, điều chỉnh việc chỉ đạo, hỗ trợ giáo viên làm tốt công tác DH theo quan điểm DHPH. Kiểm soát được việc thực hiện cam kết chất lượng cũng chính là kiểm soát chất lượng dạy học của nhà trường.

Công tác đánh giá dân chủ, công khai bản cam kết chất lượng của GV không chỉ nhằm mục đích phát hiện đánh giá quá trình và kết quả thực hiện công việc của giáo viên theo từng giai đoạn của năm học mà cò n kịp thời phát hiện những khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện ở GV nào đó để thực

hiện công tác bồi dưỡng, hỗ trợ kịp thời, có thể là về chuyên môn nghiệp vụ, là điều kiện, cũng có thể là về tinh thần . Giúp GV say mê, nhiệt tình hơn trong công việc của mình.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là để kiểm soát được quá trình thực hiện bản hợp đồng từ cả hai phía: Hiệu trưởng và mỗi giáo viên. Thực hiện kiểm tra đánh giá một cách dân chủ công khai bản cam kết chất lượng, kịp thời khen thưởng và biểu dương các gương dạy tốt, học tốt sẽ thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao tinh trần trách nhiệm trong học tập của học sinh, giúp các em có ý chí vươn lên tự quyết định trực tiếp kết quả học tập và tu dưỡng đạo đức của từng học sinh.

3.3.4.2. Nội dung cụ thể của biện pháp và cách tiến hành

Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ, S ở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường thành lập Ban Thẩm định chất lượng dạy học , chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc và tiến độ các bài kiểm tra, đánh giá khách q uan và chính xác kết quả học tập của học sinh.

Hiệu trưởng xây d ựng kế hoạch kiểm tra đánh giá giờ dạy của GV và khảo sát kết quả học tập của HS phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể và có tính khả thi. Nội dung kiểm tra phải theo đúng nội dung bản cam kết và có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng.

Chỉ đạo các hoạt động kiểm tra theo các hình thức tự kiểm tra của GV,

tđánh giá của HS và đánh giá kết quả học tập trong nhóm, tổ học tập của học sinh.

Ngoài Ban giám hiệu cần huy động thêm lực lượng của công đoàn và một số GV có uy tín về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm dạy học và giáo dục HS tham gia giúp Hiệu trưởng trong việc đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện bản cam kết chất lượng của GV . Giành thời gian cần thiết và thích đáng cho kiểm tra.

Tìm hiểu qua học sinh dưới hình thức những cuộc trao đổi thân thiện.

Đầu năm học có các cuộc họp tham vấn bàn giao chất lượng giữa giáo viên dạy lớp trên và giáo viên dạy lớp dưới, đồng thời có khảo sát tr ình độ học sinh qua bài kiểm tra nhẹ nhàng (kết quả này không công bố cho học sinh mà chỉ làm số liệu tham khảo trong nội bộ).

Hiệu trưởng quyết định tự kiểm tra trong năm học nhằm đảm bảo cho công tác kiểm tra được thường xuyên và định kỳ, công bố công khai kết quả đánh giá vào thời điểm giữa học kì, cuối học kì và cuối năm, qua đó có nhận xét đánh giá, khen thưởng kịp thời và nếu cần có thể xử lý thỏa đáng những vi phạm (nếu có).

Tiến hành định kì khảo sát đánh giá chất lượng từng lớp học đối với tất cả các bộ môn.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

Hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, các ngành, các cơ quan về trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và tự kiểm tra, giám sát trong nhà trường. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh tra nội bộ trường học…

Hệ thống và công khai hóa các văn bản qui định chế độ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng tổ chức kiểm tra đánh giá theo tinh thần đổi mới.

Xây dựng văn bản, hồ sơ quản lý rõ ràng đáp ứng được yêu cầu quy định trong cam kết hợp đồng.

Thành lập "Quỹ khuyến học, khuyến giảng và nâng cao chất lượng giáo dục" của trường (từ ngân sách và từ nguồn xã hội hóa).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022