*) Thực trạng môi trường tâm lý lớp học và QL môi trường tâm lý lớp học ở trường THPT hiện nay
Môi trường tâm lý cho học tập có sự liên hệ mật thiết với bầu không khí tâm lý và môi trường giáo dục, trong đó bao gồm kiểu quan hệ giao tiếp, tính thẩm mỹ trong cách sắp xếp không gian lớp học, khả năng QL người học trong lớp. Nhiệm vụ của người dạy là tạo bầu không khí tâm lý riêng, một nét văn hóa riêng cho lớp mình bằng cách giữ gìn lớp học sạch đẹp, khoa học và duy trì tính tổ chức của lớp học và thiết lập các quan hệ cởi mở chân thành, tương thân tương ái và biết vì cái chung trên cơ sở tôn trọng cái riêng,…
Lớp học là nơi giảng dạy và học tập và cũng là nơi mà người học trải qua những khoảng thời gian vui vẻ đầy cảm xúc ý nghĩa. Chính vì vậy đó cũng là nơi diễn ra sự tác động xã hội và hình thành kỹ năng xã hội cũng như hoàn thiện nhân cách cho HS.
Môi trường tâm lý này có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, nhịp độ và cường độ hoạt động của người học trong lớp học, Rất nhiều yếu tố góp phần tạo nên môi trường tâm lý của lớp học, từ môi trường vật chất, đến các quan hệ người thầy và người học hay người học với người học. Người dạy tạo ra môi trường tâm lý người học, đó là hình thàn h động cơ học tập cho người học, người học phải thấy được việc học là lợi ích và niềm vui; khích lệ người học thành người chủ động; khích lệ sự phản hồi từ người học, cho phép tự do đối thoại; tôn trọng cá tính người học; thể hiện lòng vị tha, bao dung vớ i sai lầm của người học và phát triển tính tự tin ở người học và biết tin vào người khác,.. để tạo ra môi trường lớp như vậy cần phải có môi trường học tập dân chủ. Người dạy phải làm cho người học bộc lộ ý kiến của mình, không ngần
ngại trao đổi, giao lưu với thầy cô và bạn bè, không sợ sai hay bị trách móc vì sai lầm. Chính môi trường học tập dân chủ này mang cho người học cơ hội phát triển trí tuệ, những suy nghĩ, quan điểm được cọ sát và được công nhận, từ đó nhân cách ngày càng phát triển.
Để khảo sát thực trạng môi trường tâm lý lớp học và quản lý môi trường tâm lý lớp học ở trường THPT hiện nay, tác giả tiến hành thông qua phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL (phụ lục 3.9) và kết quả được tổng hợp ở Bảng 2.11 (minh họa bằng Biểu đồ 2.11) như sau:
Tạo môi trường dân chủ trong nhà trường trên cơ sở những nội quy, quy
định,…Nội dung này được các CBQL đánh giá là rất cần thiết và cần thiết nhưng qua khảo sát có 45% CBQL trả lời chưa thực hiện tốt và 20% CBQL trả lời chưa thực hiện.
Tăng cường quyền chủ động của nhà trường, tạo thu nhập cho GV, CNV Nội dung này được các CBQL đánh giá là rất cần thiết và cần thiết nhưng có 45.55% CBQL trả lời đã thực hiện nhưng chưa tốt và 3.34% CBQL trả lời chưa thực hiện.
Phát huy các mối quan hệ bên trong nhà trường; huy động CBGV, HS,
phụ huynh HS tham gia quản lý nhà trường ….Nội dung này được CBQL dánh giá là rất cần thiết và cần thiết nhưng có đến 39.44% CBQL trả lời đã thực hiện nhưng chưa tốt.
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân này có thể do một số hiệu trưởng chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Môi trường lớp học vẫn còn mang đậm bản chất sư phạm quyền uy.
Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện môi trường tâm lý lớp học và quản lý môi trường tâm lý lớp học ở trường THPT hiện nay
Nội dung đánh giá | Số ý kiến | Ý kiến đánh giá | ||||||||||||
Nhận thức của CBGV | Mức độ thực hiện | |||||||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Đã thực hiện tốt | Đã làm nhưng chưa tốt | Chưa làm | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. | Tạo môi trường dân chủ trong nhà trường trên cơ sở những nội quy, quy định,… | 180 | 89 | 49.44 | 90 | 50 | 1 | 0.55 | 63 | 35.00 | 81 | 45.00 | 36 | 20.00 |
2. | Tăng cường quyền chủ động của nhà trường, tạo thu nhập cho GV, CNV.. | 180 | 110 | 61.11 | 70 | 38.89 | 0 | 0 | 92 | 51.11 | 82 | 45.55 | 6 | 3.34 |
3. | Phát huy các mối quan hệ bên trong nhà trường; tham gia quản lý nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm than thiện, HS tích cực. | 180 | 100 | 55.55 | 80 | 44.45 | 0 | 0 | 109 | 60.56 | 71 | 39.44 | 0 | 0 |
4. | Tăng cường CSVC, xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp. | 180 | 120 | 66.67 | 60 | 33.33 | 0 | 0 | 87 | 48.33 | 92 | 51.11 | 1 | 0.55 |
5. | Phối hợp thực hiện tốt giữa ba môi trường giáo dục : nhà trường – gia đình – xã hội. | 180 | 130 | 72.22 | 50 | 27.78 | 0 | 0 | 85 | 47.23 | 94 | 52.22 | 1 | 0.55 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Cbql Về Nhận Thức Và Mức Độ Thực Hiện Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs Theo Quan Đ Iểm Dạy
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Cbql Về Nhận Thức Và Mức Độ Thực Hiện Công Tác Ql Soạn Bài, Chuẩn Bị Giờ Lên Lớp Của Gv Theo Quan Điểm
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh
- Nguyên Nhân Những Hạn Chế Trong Công Tác Qldh Theo Quan Điểm Phân Hóa Ở Trường Thpt Hiện Nay
- Các Biện Pháp Qldh Theo Quan Điểm Dhph Ở Trường Thpt Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 20
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
121
Biểu đồ 2.11. Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện môi trường tâm lý lớp học và quản lý môi trường tâm lý lớp học ở trường THPT hiện nay
2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân những hạn chế trong công tác QLDH theo quan điểm DHPH
2.3.1. Ưu điểm
*) Về nhận thức
Bằng sự say mê nghề nghiệp, hết lòng vì HS thân yêu, đại đa số bộ phận GV đã nhận thức được trong thời đại ngày nay đổi mới DH và DH theo quan điểm DHPH là tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế chung của thế giới, song các GV vẫn thực hiện dạy học theo quan điểm DHPH theo kinh nghiệm và CBQL nhà trường vẫn quản lý theo kinh nghiệm, truyền thống.
*)Về công tác quản lý chương trình
Việc quản lý chương trình dạy học ở các trường được thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thường xuyên. Hầu hết các trường đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát phân phối chương trình và thực hiện đăng ký bài giảng đều đặn. Các nhà trường đều t ích cực hưởng ứng của vận động “ hai không” của ngành.
*) Về công tác quản lý hoạt động dạy học của g iáo viên
Hiệu trưởng đã đề ra kế hoạch chung ngay từ đầu năm học (được sở phê duyệt) phù hợp với thực tế của nhà trường, có những quyết định đúng kịp thời, tổ chức thực hiện kế hoạch tương đối hợp lý, khoa học.
Hiệu trưởng các trường đều chú ý coi trọng việc phân công giảng dạy cho giáo viên trên cơ sở năng lực, hoàn cảnh, nguyện vọng của họ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Sự phân công giảng dạy đã thể hiện được tính dân chủ trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu, phù hợp với năng lực, sở trường , thâm niên nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân của GV.
Hàng năm, các trường đều tổ chức bồi dưỡng cho GV về chuyên môn, nghiệp vụ như việc thực hiện chương trình, tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp, đổi mới phương pháp dạy học…
Việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả bài giảng theo quan điểm phân hóa đã được tổ chức.
Hiệu trưởng đã phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc hoạt động giảng dạy của giáo viên: Dự giờ, thống nhất nội dung bài giảng theo quản điểm phân hóa, góp ý rút kinh nghiệm giờ dự.
Duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra chuyên môn, phối hợp với các tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên để kiểm tra đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy và học.
Xây dựng tiêu chí thi đua ngay từ đầu năm học.
Nhà trường, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, hội cha mẹ học sinh đã tích cực phối hợp với nhau tạo sự gắn kết trong công tác giáo dục.
*) Về công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh
Thực hiện tốt việc phân công đội ngũ cán sự lớp là những em c ó phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích học tập cao, nhiệt tình, có năng lực điều hành quản lý các hoạt động của lớp.
Quản lý tốt việc thực hiện nề nếp của học sinh. Phần lớn học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có phẩm chất đạo đức tốt.
Thực hiện tương đối tốt sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
*) Về công tác quản lý xây dựng bảo quản cơ sở vật chất trường học
Đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo xây dựng và bảo quản CSVC trường học, tích cực chỉ đạo làm đồ dùng dạy học của giáo viên.
*)Về công tác QL môi trường tâm lý lớp học
Về cơ bản đã tạo được môi trường tâm lý lớp học tốt đáp ứng yêu cầu dạy học theo quan điểm phân hóa.
*) Về công tác bồi dưỡng GV
Hầu hết trước khi bước vào đầu năm học mới đội ngũ CBQL và GV đều được tập huấn bồi dưỡng chuyên m ôn nghiệp vụ trong đó chú trọng vào đổi mới phương pháp dạy học, trang bị cho GV một số kỹ thuật dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa.
2.3.2. Những bất cập
*) Về nhận thức
Một bộ phận đội ngũ CBQL, GV, HS… chưa quan tâm đến DH theo quan điểm DHPH. Chưa nhận thức được đầy đủ những ưu việt mà DH này mang lại…
*) Về chương trình
- Nội dung chương trình một số phần của một vài môn học đôi chỗ chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Phân phối chương trình đôi chỗ còn chưa phù hợp (lượng kiến thức của một số chương, bài trong một số môn học chưa phù hợp với thời lượng dành cho dạy chương, bài đó; giữa lý thuyết và bài tập của một số bài, chương của một số môn chưa phù hợp với nhau...)
(Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện dạy học phân hóa ở trường THPT của Viện chiến lược và chương trình GD).
*) Về quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
Việc quản lý hoạt động dạy như chuẩn bị bài lên lớp, quản lý sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện chương trình của giáo viên, g iờ lên lớp chưa chặt chẽ, nặng về hình thức, chưa thực sự tích cực đổi mới, quan tâm đến người học. Vai trò của tổ chuyên môn chưa thể hiện đúng với vị trí và trách nhiệm của mình.
Cụ thể: Việc xây dựng kế hoạch bộ môn, kế hoạch cá nhân…còn sơ sài, đối phó nên tính kết quả thực hiện kế hoạch còn hạn chế.
Việc ký duyệt kế hoạch, giáo án thực chất chỉ mang tính hình thức.
Việc soạn giáo án lên lớp mới chỉ quan tâm tới số lượng và hình thức chứ chưa quan tâm đến chất lượng của giáo án.
Dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm giờ dạy theo quan điểm phân hóa còn ít. Giờ dạy vẫn thiên về thuyết trình kết hợp với vấn đáp, khiến giờ dạy nặng nề, chưa hấp dẫn; HS chưa thực sự được phát hiện, khám phá tri trức; việc hướng dẫn phươn g pháp tự học cho HS vẫn chưa được nhiều GV quan tâm đúng mức.
Một số bộ phận GV dạy không bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quy định trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Chưa đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong giảng dạy. Chưa thực sự đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
*) Về quản lý hoạt động học tập của học sinh
Sự phối hợp giữa HS, gia đình và nhà trường trong việc tìm hiểu năng lực và nguyện vọng cũng như quản lý học tập của HS chưa được quan tâm đúng mức.
Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh chưa đồng bộ.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu kém đã tiến hành theo kế hoạch nhưng gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, cũng như kinh phí hoạt động.
Việc đánh giá xếp loại chưa thực sự đổi mới, khách quan nên chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh.
HS còn lúng túng chưa quen với phương pháp học tập chủ động, tích
cực.
Một số nội dung của một số môn còn tương đối khó so với trình độ nhận
thức của HS, điều này gây quá tải với HS, nhất là với những HS ở các vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.