Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Ở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông

phòng thí nghiệm thực hành, phòng nghe nhìn, phòng công nghệ thông tin, thư viện hoạt động có hiệu quả. Tạo điều kiện và động viên giáo viên, học sinh sưu tầm, sáng chế đồ dùng dạy học; kiểm tra sổ sách cán bộ, nhân viên quản lý thiết bị, số lượng đồ dùng dạy học; kiểm tra chất lượng sử dụng sau một thời gian nhất định.

Tiểu kết chương 1

Trong mọi hoạt động của đời sống xã hội mang tính tập thể nói chung và hoạt động dạy học, giáo dục nói riêng vai trò của quản lý vô cùng quan trọng. Quản lý nhà trường là một bộ phận của Quản lý giáo dục (QLGD). Suy cho cùng quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước. Quản lý đã và đang khẳng định vai trò của nó trong tất cả các hoạt động nói chung và giáo dục nói riêng. Đặc biệt, trong hoạt động dạy học càng cần đến quản lý một cách cấp thiết và tính khoa học cao.

Có thể nói quản lý hoạt động dạy học theo chương trình GDPT năm 2018 là một khâu then chốt trong quản lý nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học gồm các nội dung như quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học; quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên; quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp; quản lý giờ lên lớp của giáo viên; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên... Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT năm 2018 bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, điều kiện, phương tiện dạy học; chất lượng đội ngũ giáo viên, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề của người giáo viên quan trọng nhất là năng lực của người hiệu trưởng. Tất cả những những thành tố trên mới chỉ là những viên gạch, là vữa, là hồ vv.

Muốn tất cả những thứ ấy trở thành một ngôi nhà, một chỉnh thể có tính hệ thống thì phải cần đến bàn tay của người thợ khéo léo, bàn tay của nhà đạo diễn tài ba, đó chính là sự xuất hiện của nhà quản lý. Vì vậy, vai trò của quản lý hết sức quan trọng, đặc biệt là hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Đây chính là cơ sở lý luận cho việc xác định biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Đắk Glong được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP ngày 27/06/2005, tổng diện tích là 1.442,28 km2. Huyện có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, chưa có thị trấn. Dân số của huyện đến năm 2020 khoảng 65.200 người. Đắk Glong có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó có 05 thành phần dân tộc chủ yếu sinh sống, bao gồm: Kinh, Mạ, M’ Nông, H Mông, Tày, Nùng. Trong đó, dân tộc bản địa là M’ Nông và Mạ. Mật độ dân số (năm 2020) là 45 người/km2. (Nguồn Cục thống kê tỉnh Đắk Nông).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Huyện Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, sát với đường quốc lộ 28, phía Tây giáp thành phố Gia Nghĩa, huyện Đắk Song, phía Đông giáp huyện Đam Rông của tỉnh Lâm Đồng và huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk, phía Bắc giáp huyện Krông Nô, phía Nam giáp huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng. Trước khi thành lập thì Đắk Glong là một phần của huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, Đắk Glong sau ngày tái lập tỉnh vẫn là một huyện vùng xa, nghèo nàn, lạc hậu. Gần 20 năm sau khi lập huyện, Đắk Glong vẫn chưa có thị trấn, 06/07 đơn vị hành chính cấp xã vẫn là vùng có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, số liệu trên chưa thể minh chứng cho sự phát triển, sự lớn lên của một huyện mới thành lập và tốc độ phát triển hết sức chậm chạp so với các địa phương khác có cùng lứa tuổi. Đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa có nguy cơ bị mai một.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục

Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 6

2.1.2.1. Về thành tựu

Khi thành lập huyện vào năm 2005, huyện Đắk Glong chỉ có 01 trường Mầm non và 08 trường Tiểu học và 04 trường THCS với khoảng 252 cán bộ, giáo viên, nhân viên và chưa có trường THPT. Từ khi thành lập đến nay, hệ thống trường lớp

của huyện đã có sự phát triển vượt bậc. Năm học 2020 – 2021, toàn huyện đã có 15 trường Mầm non công lập, 05 trường mầm non và nhóm trẻ tư thục và dân lập, 15 trường Tiểu học, 10 trường THCS, bậc THPT phát triển lên thành 03 trường. Tổng số người đi học trong độ tuổi trong toàn huyện là 21.769 học sinh, tổng số viên chức giáo dục toàn huyện khoảng 1279 người.

Chất lượng giáo dục các bậc học và quy mô trường lớp được nâng lên đáng kể. Đến cuối năm 2015, huyện hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS, đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, phát triển thêm nhiều trường phổ thông và mầm non, có một số trường đạt chuẩn quốc gia. Tính đến năm 2020, toàn huyện đã có 5 trường đạt chuẩn quốc gia.

Về đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên, qua nhiều năm tập trung thực hiện chỉ thị 40-CT/TW về cơ bản, đến nay đội ngũ nhà giáo của ngành giáo dục huyện đã cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục địa phương. Ngành giáo dục huyện đã xây dựng đề án triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQL giáo dục, trong đó có việc đào tạo bồi dưỡng GV chưa đạt chuẩn và nâng chuẩn. Đến nay, đội ngũ GV trong toàn huyện nhìn chung đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với quy định.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, đặc biệt là các trường vùng khó khăn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy và học.

2.1.2.2. Về tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đáng kể, ngành giáo dục huyện Đắk Glong còn phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những tồn tại mà phải mất lộ trình và thời gian dài để khắc phục. Các trường chưa có sự tương đồng về chất lượng học tập. Chất lượng đào tạo giữa các trường cũng khác nhau. Chất lượng giáo dục ở các xã vùng xa, vùng khó khăn còn rất thấp, nhiều trường còn thiếu đội ngũ GV cốt cán vì tình trạng thuyên chuyển công tác về nơi thuận lợi của các GV có thâm niên công tác vẫn diễn ra thường xuyên.

Việc di dân tự do đến địa bàn huyện làm cho số học sinh các cấp học tăng rất nhanh hằng năm, gây nên áp lực rất lớn cho ngành giáo dục về việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí và tuyển dụng viên chức giáo dục.

Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã có nhiều cố gắng, song còn chưa đạt kế hoạch; việc triển khai vận dụng các điều kiện, phương tiện hỗ trợ vào giảng

dạy vẫn còn khó khăn, vướng mắc vì thiếu giáo viên ở bậc học mầm non và tiểu học, thiếu CSVC, hoặc CSVC, TBDH chưa đồng bộ, thiếu phòng thiết bị, phòng thực hành bộ môn và đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật viên chuyên trách đã qua đào tạo.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Nội dung khảo sát

Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả tập trung khảo sát thực trạng về các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ tại các trường THPT ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát của đề tài là 9 cán bộ quản lý, 71 giáo viên và 500 học sinh hiện đang theo học tại 3 trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Tác giả sử dụng hệ thống bảng hỏi đến các đối tượng khảo sát cùng với phân tích báo cáo tổng kết năm học của 3 trường THPT trên địa bàn để có số liệu đánh giá thực trạng của công tác quản lý dạy học ở 3 trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông. Từ đó tác giả đưa ra giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng chương trình GDPT năm 2018.

2.2.4. Cách thức xử lý số liệu

Sau khi các đối tượng khảo sát hoàn thành việc trả lời các bảng hỏi. Các câu trả lời của đối tượng khảo sát sẽ được tính điểm từ 1 đến 5 theo mức độ mà họ lựa chọn (Rất cao – 5 điểm, Cao – 4 điểm, Trung bình – 3 điểm, Thấp – 2 điểm, Rất thấp 1 điểm). Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả sử dụng các công thức thống kê để tính giá trị trung bình (TB) và độ lệch tiêu chuẩn (ĐLTC) để xác định mức độ phân tán của dữ liệu thu được.

2.3. Thực trạng giáo dục và hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Quy mô, số lượng, chất lượng dạy học

2.3.1.1 Về quy mô, số lượng

Đến năm 2005, huyện Đắk Glong chỉ có 01 trường mầm non, 8 trường tiểu học 4 trường THCS, chưa có trường THPT với 252 giáo viên. Từ năm 2005 đến nay ngành giáo dục huyện Đắk Glong lần lượt thành lập thêm Trường THPT Đắk

Glong, Trường PT Dân tộc Nội trú THCS & THPT huyện Đắk Glong và trường THPT Lê Duẩn nâng tổng số trường THPT trong toàn huyện lên thành 03 trường. Theo thống kê năm học 2020 – 2021 thì tổng số lớp của các trường là: 30 lớp; tổng số học sinh: 1275 em trong đó có 841 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm 65.96%. Trong những năm qua, cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục, dần đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Kết quả điều tra tại bảng 2.1 phụ lục 01. Qua bảng 2.1 và điều tra thực tế ta nhận thấy:

Các trường đều có nhà học cao tầng, song số phòng học chỉ mới đáp ứng yêu cầu học tập cho năm học hiện tại, các phòng học đều đã xuống cấp, nếu không có kế hoạch sửa chữa thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển trong một vài năm tới.

Các trường còn thiếu nơi ăn, ở cho giáo viên. Việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh ở các trường THPT, PT DTNT miền núi là một yêu cầu hết sức cấp thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhà thư viện các trường đều có, số lượng đầu sách tương đối đầy đủ, nhất là sách tham khảo. Việc tổ chức hoạt động thư viện của các nhà đã phát huy được tác dụng của thư viện phục vụ cho giảng dạy, học tập và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt chương trình GDPT mới.

2.3.1.2. Về chất lượng

Trường THPT Đắk Glong nằm tại trung tâm huyện có số học sinh xếp loại học lực khá giỏi cao nhất, điều này hợp lý vì đầu vào của trường cao hơn các trường còn lại. Tuy nhiên sự khác biệt về chất lượng giáo dục hai mặt giữa các trường trên địa bàn huyện không quá lớn.

Qua các bảng số liệu 2.2 phụ lục 01 ta thấy: các trường có số học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá và tốt chiếm tỷ lệ từ 91,0% trở lên, số học sinh được xếp loại học lực khá giỏi chiếm tỷ lệ từ 14,8% đến 30,9% mức chênh lệch về xếp loại hạnh kiểm, học lực giữa các trường không nhiều. Song vẫn là một khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung của cả nước. Nguyên nhân chính là: Do địa hình không thuận lợi cho những gia đình ở xa trung tâm; Thu nhập bình quân của nhân dân không đồng đều; Học sinh chưa có tính chủ động sáng tạo trong tư duy nhận thức.

2.3.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên

2.3.2.1. Về số lượng và chất lượng đội ngũ quản lý

Năm học 2020-2021 các trường THPT huyện Đắk Glong có 09 cán bộ quản lý, trong đó: Đảng viên: 09 chiếm 100%; Nữ: 02 chiếm 22,2%; dân tộc: 00 chiếm 00%; Thạc sỹ: 02; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 2; Trung cấp: 7; Đã qua các lớp bồi dưỡng về quản lý: 09 chiếm 100%.

Đội ngũ cán bộ QL các trường THPT trên địa bàn có độ tuổi trung bình là 40, có thâm niên trên 5 năm là 9, đều là những đồng chí có chuyên môn vững vàng, trưởng thành từ thực tiễn giảng dạy, đều đã qua các hoạt động quản lý tổ bộ môn hoặc công tác công đoàn, đoàn trường. Số cán bộ quản lý có thâm niên từ 5 đến 20 năm: 9 đồng chí, đây là đội ngũ cán bộ quản lý đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trường. Nữ cán bộ QL của ba trường chỉ có 02 đồng chí chiếm tỷ lệ 22,2%, đây là vấn đề cần được quan tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt nữ cán bộ QL các trường THPT trên địa bàn.

Nhìn chung đội ngũ quản lý các trường THPT ở huyện Đắk Glong nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức vươn lên, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong giáo dục. Tuy nhiên, về nghiệp vụ quản lý vẫn còn hạn chế vì khi được bổ nhiệm nhiều đồng chí đều chưa qua lớp đào tạo. Sau khi bổ nhiệm, nhiều đồng chí đã qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, nhưng thời gian còn ít, kiến thức thu được chưa toàn diện cho nên năng lực quản lý còn hạn chế.

2.3.2.2. Về thực trạng công tác quản lí

Trong nhiều năm qua, các trường đã cố gắng tổ chức và xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Cụ thể:

Thường xuyên nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên bằng việc tổ chức phổ biến các văn bản, tài liệu, các đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên.

Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà trước hết là chương trình GDPT năm 2018.

Phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc quản lí dạy và học. Tuy nhiên, trong việc xây dựng và quản lí đội ngũ vẫn còn bộc lộ những điểm yếu sau:

Việc nâng cao nhận thức và ý thức chính trị cho giáo viên còn ở mức độ hạn chế. Sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm còn hạn chế,

nặng về hình thức.

Công tác phát triển đội ngũ còn nhiều hạn chế. Chưa đầu tư thỏa đáng cho công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi và học sinh giỏi, chưa kích thích mọi người phấn đấu vươn lên do việc KTĐG đội ngũ chưa thật sát, có trường hợp chưa khách quan.

Chỉ đạo hoạt động dạy học: nhà trường đã chủ động tích cực, sáng tạo trong công tác quản lí, quán triệt sự chỉ đạo từ cấp Bộ, cấp Sở. Cụ thể:

Xây dựng kế hoạch chung, chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân hoàn thành kế hoạch riêng ngay từ đầu năm đảm bảo tiến trình hoạt động giáo dục của nhà trường.

Chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn, sử dụng và quản lí tốt hồ sơ sổ sách của nhà trường, của từng giáo viên.

Công tác tập huấn các module của chương trình GDPT mới của các giáo viên đôi lúc còn chưa thực sự hiệu quả, mang tính hình thức, đối phó. Các giáo viên dạy môn ghép như khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Khoa học xã hội chưa được đào tạo bồi dưỡng bổ sung kiến thức kịp thời.

Phân cấp quản lí trong nhà trường, các bộ phận, đoàn thể có những chức năng riêng biệt thực hiện mục tiêu quản lí hoạt động dạy học. Các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về các lĩnh vực hoạt động của tổ. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về quản lí lớp học.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học nhưng vẫn còn những bất cập sau:

Nề nếp sinh hoạt, học tập trong nhà trường chưa thực sự có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học.Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học còn chưa triệt để.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong nhà trường còn nhiều bất cập. Kiểm tra, duyệt các kế hoạch, văn bản đăng ký thi đua toàn trường ngay từ đầu năm học.

Tổ chức kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn, kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh.Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá đối với giáo viên còn mang tính hình thức, chưa thiết thực, mang lại hiệu quả chưa cao. Thực hiện qui chế kiểm tra đối với học sinh chưa đánh giá đúng thực chất chất lượng học sinh.

Đánh giá chung: Qua kết quả của phiếu điều tra, khảo sát và trực tiếp trao đổi với cán bộ GV về thành công và những hạn chế trong công tác QL hoạt động dạy học các trường THPT ở huyện Đắk Glong có thể rút ra một số nhận xét sau:

Về ưu điểm:

Hiệu trưởng các trường đã tổ chức cho giáo viên học tập đầy đủ các quy chế, quy định, các chủ trương, chính sách về giáo dục- đào tạo của Đảng và Nhà nước. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo của cấp học.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, tháng và có biện pháp xử lý kịp thời. Bước đầu có quy hoạch sử dụng cán bộ giáo viên phù hợp với năng lực cá nhân, từ đó phát huy được mọi khả năng công tác của giáo viên. Biết trang bị và khai thác, sử dụng có hiệu quả thư viện nhà trường.

Có những quy định, quy chế về sử dụng tài chính, về công tác tổ chức hoạt động thi đua, có cơ chế quản lý và sử dụng CSVC và các thiết bị dạy học của nhà trường, yêu cầu mọi thành viên chấp hành việc phục vụ dạy và học.

Về hạn chế:

Hiệu trưởng chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi nắm tình hình soạn giảng, kiểm tra hồ sơ duyệt giáo án, dự giờ thăm lớp, thao giảng,...

Việc xây dựng tiêu chuẩn giờ học, giờ dạy để kiểm tra đánh giá và từng bước nâng cao chất lượng giờ lên lớp chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Chưa chỉ đạo chặt chẽ tổ chuyên môn sinh hoạt có nề nếp, đảm bảo thường xuyên có chất lượng và hiệu quả. Công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ, bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chương trình GDPT mới vẫn còn hạn chế.

Công tác tổ chức làm đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị dạy học còn xem nhẹ chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học đối với việc thực hiện chương trình GDPT 2018.

2.3.2.3. Về đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên hàng năm vẫn được bổ sung đảm bảo về số lượng, hiện tại cả 3 trường có 71 người, song tỷ lệ giáo viên trên lớp vẫn mất cân đối giữa các bộ môn. Đội ngũ giáo viên của các trường THPT ở huyện Đắk Glong đều được bồi dưỡng, đào tạo nâng cấp để có trình độ đạt chuẩn, bồi dưỡng các module chương trình SGK mới....

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023