Quản Lý Việc Thực Hiện Kế Hoạch, Chương Trình Dạy Học

quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THPT bao gồm các nội dung sau và đây cũng chính là những nội dung cơ bản đã được qui định trong Điều lệ trường THPT.

1.4.2.1. Quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học

Kế hoạch dạy học là văn bản do Nhà nước ban hành, trong đó quy định các môn học, trình tự giảng dạy, học tập các môn, số giờ dành cho mỗi môn (trong một tuần, học kỳ, năm học). Người GV trên cơ sở thực hiện kế hoạch phân phối chương trình của Bộ GD & ĐT áp dụng cho bộ môn của mình có kế hoạch cụ thể cho việc soạn giảng, lên lớp và KTĐG quá trình học tập của HS trong một năm học. Việc lập kế hoạch bộ môn giảng dạy giúp GV định hướng cụ thể quá trình dạy học, kiểm soát tiến độ thực hiện phân phối chương trình theo tiến độ thời gian từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, GV cần nhận thức được rằng tất các môn học đã được đưa vào trong kế hoạch dạy học là chuẩn những kiến thức rất cần thiết trong đào tạo một cấp học nhất định vì thế GV cần thực hiện đúng quy định phân phối chương trình, không được tùy tiện cắt giảm tiết, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng chương trình đào tạo đã quy định.

Người HT cần hướng dẫn phó HT và chỉ đạo các tổ trưởng bộ môn, GV lập kế hoạch dạy học vào đầu năm học; đồng thời theo dõi, động viên, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự thay đổi cụ thể của từng giai đoạn.

Chương trình dạy học là văn bản có tính pháp lệnh của nhà nước về những bài học đòi hỏi GV và học sinh phải hoàn thành trong một thời gian nhất định, nhằm giúp HS có những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục. Căn cứ vào chương trình dạy học để nhà nước chỉ đạo và giám sát hoạt động dạy học của nhà trường, đồng thời là căn cứ pháp lý để CBQL quản lý tốt công tác giảng dạy của GV.

1.4.2.2. Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên

Phân công giảng dạy cho giáo viên trong nhà trường là một nội dung quan trọng hàng đầu, việc phân công phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để làm tốt việc này, trước hết hiệu trưởng phải thật sự sáng suốt và công tâm, tuyệt đối không để lợi ích của bất kỳ một cá nhân nào tác động ảnh hưởng đến việc phân công.

Phân công giảng dạy phải đòi hỏi người quản lý phải hiểu biết sâu sắc năng lực chuyên môn của từng cán bộ, giáo viên kết hợp với các yếu tố quan trọng khác như quyền lợi của học sinh, hoàn cảnh và nguyện vọng, thâm niên công tác của giáo viên...

Phân công khoa học, hợp lí nhằm phát huy tối ưu nguồn nhân lực giáo viên, yếu tố chủ chốt, quyết định chất lượng dạy học. Theo tác giả Nguyễn Văn Lê:

Phân công để chuyên môn hóa tức là chỉ dạy một môn và dạy theo lớp để chịu trách nhiệm với lớp và nắm vững chương trình toàn cấp sau một thời gian nào đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Phân công mang tính chất kèm cặp tức trong một khối lớp phải có một số giáo viên giỏi dạy để làm nòng cốt cho các giáo viên khác.

Phân công giáo viên dạy lớp song song để làm giảm số giáo án trong tuần và tăng thời gian chuẩn bị cho mỗi giáo án.

Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 5

Theo tài liệu dự án SREM thì: Phân công giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể học sinh. Phân công giáo viên trước hết phải vì sự tiến bộ của tập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm người chưa có kinh nghiệm, người còn yếu, đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.

Các hình thức phân công:

Chuyên dạy một khối lớp trong nhiều năm. Dạy mỗi năm một khối lớp.

Mỗi năm dạy nhiều khối lớp.

Tiêu chuẩn phân công (dựa trên các nội dung sau): Yêu cầu của việc dạy.

Năng lực và sở trường của giáo viên. Thâm niên nghề nghiệp của giáo viên. Nguồn đào tạo của giáo viên.

Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân.

1.4.2.3. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

Soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của GV cho giờ lên lớp. Chuẩn bị bài lên lớp của GV là việc chuẩn bị hàng ngày cho từng tiết học. Bài soạn thể hiện sự lựa chọn phương pháp thích hợp của GV đối với nội dung kiến thức cần truyền thụ, mỗi bài học chứa đựng nội dung phạm vi kiến thức khác nhau, do đó trong bài soạn GV cần lựa chọn những phương pháp thích hợp kết hợp với các phương tiện dạy học nhằm khai thác kiến thức trọng tâm truyền tải đến HS, cần phải lưu ý đến những tình huống sư phạm trong hoạt động thầy trò suốt giờ lên lớp.

Chuẩn bị bài trên lớp của GV còn là việc chuẩn bị cho cả một học kỳ, năm học. Khi bắt đầu nhận phân công chuyên môn, GV nghiên cứu thật kỹ chương trình giảng dạy, tìm tư liệu, thu thập tư liệu, sách tham khảo, xem lại phương tiện dạy học sẵn có của nhà trường, chuẩn bị đồ dùng dạy học, từ đó lập kế hoạch soạn giảng cho cả năm học. Có thể nói việc chuẩn bị bài dạy trước giờ lên lớp cho cả chương trình giảng dạy hay cụ thể cho một tiết học là yếu tố then chốt quyết định rất lớn sự thành công công tác giảng dạy của GV.

Chuẩn bị và soạn bài cho giờ lên lớp ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ dạy. Việc chuẩn bị cho giờ lên lớp bao gồm việc chuẩn bị giờ dạy cho cả năm học và chuẩn bị cho từng tiết dạy cụ thể. Thực chất công việc chuẩn bị dài hạn là giáo viên xây dựng cho được kế hoạch dạy học cho bộ môn học trong cả năm. Kế hoạch này phải thể hiện cụ thể dựa trên cơ sở sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, điều kiện, phương tiện phục vụ cho dạy học. Từ đó lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp.

Chuẩn bị cho từng tiết dạy bao gồm việc soạn giáo án hay đề cương bài dạy và phương tiện phục vụ cho tiết dạy vì soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp.

Soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp là lao động sáng tạo của người giáo viên nhằm tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định mục tiêu từ nội dung, phương pháp, phương tiện... sao cho phù hợp với từng đặc điểm, đối tượng học sinh của từng đơn vị trường học, lớp học.

Người quản lý của mỗi đơn vị cần quy định các bước soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá xếp loại giáo án, kế hoạch bộ môn, sổ báo giảng.

1.4.2.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Giờ lên lớp là hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS được tiến hành tương tác giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học theo đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Giờ dạy học trên lớp thể hiện đầy đủ nhất năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm, năng lực hiểu biết xã hội và những phẩm chất khác của GV. Trong giờ lên lớp, GV tiến hành các hoạt động cụ thể theo kế hoạch của bài soạn ở nhà nhằm truyền đạt tới HS phạm vi

kiến thức bài giảng theo mục đích yêu cầu thông qua việc tổ chức hoạt động của GV và HS.

Trong giai đoạn hiện nay, việc tổ chức dạy học trên lớp cần chú trọng nhiều đến việc đổi mới PPDH và việc KTĐG kết quả học tập của HS. Thay đổi PPDH, tổ chức hoạt động truyền đạt tri thức thông qua hình thức phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS "lấy người học làm trung tâm". HS không chỉ lĩnh hội kiến thức từ nội dung bài giảng của GV mà còn phải rèn luyện được những kỹ năng vận dụng và thái độ nhận thức sau bài học, bên cạnh đó đánh giá kết quả của HS cần quan tâm chú ý đến quá trình học tập của HS.

Giờ lên lớp là hình thức cơ bản, chủ yếu nhất của dạy học phổ thông. Giờ lên lớp của giáo viên thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sử dụng phương tiện, đồ dùng, phương pháp dạy học; nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy, giao tiếp trong và ngoài dự kiến,... nó giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Các thuyết, các quan điểm, các phương pháp, thủ thuật dạy học và giáo dục đều được thể hiện, phối hợp và cụ thể hóa, thử thách ở đây.

1.4.2.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một nội dung không kém phần quan trọng trong nhiệm vụ dạy học của GV. Qua kết quả kiểm tra, HS có thể tự đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của mình từ đó có nhận thức đúng đắn để tự điều chỉnh hoạt động học tập trên lớp của mình một cách tích cực và hiệu quả. Đối với GV, kết quả KTĐG kết quả học tập của HS sẽ giúp GV vừa đánh giá được trình độ và năng lực nhận thức của HS vừa tự đánh giá bản thân mình về tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và uy tín đối với HS. Trên cơ sở những đánh giá đó, GV sẽ tự đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục, hoàn thiện quá trình dạy học để điều chỉnh những lệch lạc, sai sót mà HS đã bộc lộ qua các hình thức kiểm tra đồng thời bản thân cũng tự mình hoàn thiện về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và nhân cách người thầy giáo. Trong kế hoạch giảng dạy, GV cần có kế hoạch xây dựng lịch KTĐG kết quả học tập của HS theo đúng thời điểm của chương trình đã dạy. Lưu ý cải tiến hình thức kiểm tra đánh giá theo quan điểm giáo dục hiện đại phù hợp với việc đổi mới chương trình SGK. Đánh giá kết quả học tập của HS một cách có hệ thống, có quá trình.

1.4.2.6. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục. Do đó, cán bộ quản lý thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất và năng lực chuyên môn là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước. Luật Giáo dục quy định: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”.

Theo đó công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Thực tiễn cho thấy nội dung và hình thức bồi dưỡng giáo viên rất phong phú đa dạng, do vậy cán bộ quản lý cần nắm rõ cách thức quản lý và tổ chức.

Những nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng là: Xác định mục đích yêu cầu, đối tượng tham gia bồi dưỡng, đặc biệt là bồi dưỡng về chương trình SGK.

Nội dung, hình thức bồi dưỡng gồm: Thăm lớp, dự giờ; Thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi; Tổ chức các chuyên đề thiết thực; Tham gia các lớp, khóa đào tạo bồi dưỡng; Tự bồi dưỡng; Đánh giá công tác bồi dưỡng.

Những vấn đề cần lưu ý trong công tác bồi dưỡng là: Tính hiệu quả công tác bồi dưỡng; Phát huy công tác tự bồi dưỡng của giáo viên.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng chương trình GDPT năm 2018

1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

Muốn hoạt động dạy học trong nhà trường có chất lượng, có hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong độ tuổi, trong cấp học, trong đặc thù của địa bàn để có các biện pháp quản lý phù hợp.

Học sinh tại các trường THPT ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông là con em của các bậc phụ huynh từ nhiều dân tộc, miền quê, nhiều tỉnh thành về lập nghiệp và sinh sống tại đây. Đặc biệt, trong số đó có các học sinh là người dân tộc thiểu số tại chỗ như: người Mạ, người M’Nông nên có nhiều điểm khác biệt về văn hóa vùng miền, văn hóa truyền thống, quan niệm sống, thói quen, hành vi ứng xử và trình độ nhận thức. So với người Kinh, thì học sinh người Mạ, người M’Nông có trội hơn về sức khỏe, thể lực và kỹ năng lao động tốt hơn; sự phát triển nhân cách của các em đã tương đối ổn định nên sẵn sàng đối diện với cuộc sống tự lập, sẵn

sàng tham gia lao động. Học sinh người Mạ, M’Nông có độ nhạy cảm về thính giác và thị giác cao nên đã giúp các em thuận lợi trong tri giác, dễ phát hiện dấu hiệu đơn lẻ bề ngoài. Vì vậy, tư duy trực quan hình tượng khá tốt. Các em rất hăng hái và nhiệt tình với phong trào hoạt động bề nổi như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Phần lớn các em thường có cuộc sống nội tâm với bề ngoài trầm lặng, kín đáo nhưng lại ẩn chứa bên trong tình cảm chân thành.

Phần đông các em chưa xác định được động cơ và mục đích học tập đúng đắn, chưa có hứng thú trong học tập bởi nhiều lý do như: vì bị mất căn bản từ cấp học dưới, vì bị yếu kiến thức ở một số bộ môn, vì bất đồng ngôn ngữ, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình, vì quan niệm truyền thống của dân tộc thiểu số. Đặc biệt, trong tư duy của các em là phần đông chưa có thói quen lao động trí óc, ngại động não, thích sự suy nghĩ giản đơn. Khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hóa còn kém phát triển, các em chỉ nắm được những thuộc tính mang tính chất cảm xúc và nhận thức cảm tính. Từ đó, dẫn tới việc lĩnh hội và nhận thức bản chất khái niệm của các em gặp nhiều khó khăn, sự định hướng tri giác theo nhiệm vụ đặt ra chưa cao, khả năng kết hợp các tri giác khi quan sát chưa phát triển, các em thường có mặc cảm về bản thân nên đã ngại phấn đấu để vươn lên.

Đối với học sinh là người Kinh ở đây cũng có sự khác biệt, do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đắk Glong nên học sinh ở đây đã có nhiều nét tính cách, tâm lý, quan niệm và lối sống rất khác so với học sinh nơi khác. Đó chính là do các em đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên được ảnh hưởng bởi sự giao thoa về văn hóa của các dân tộc bản địa, dân tộc các vùng miền khác, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Nam Tây Nguyên. Ngoài sự khác biệt vừa nêu trên, học sinh tại các trường THPT ở huyện Đắk Glong cũng như người dân nơi đây choáng ngợp với những đổi thay hàng ngày của địa phương nên bắt nhịp không kịp với cuộc sống mới, tự mình cảm thấy xa lạ với chính mảnh đất đã sinh ra mình, hoặc đã nuôi lớn mình. Học sinh bắt đầu tập ăn chơi, đua đòi theo lối sống thành thị nhưng là thành thị nửa mùa vì họ chưa đủ độ chín theo đúng nghĩa của người dân thành thị. Con cái tỏ ra hiểu biết hơn cha mẹ, tỏ ra sành điệu hơn người, bắt đầu khó dạy bảo kể cả ở nhà cũng như ở trường. Tư tưởng không cần học cũng có thể kiếm sống vì có rất nhiều công việc để làm đã xuất hiện trong nhiều học sinh. Vì vậy, để hiểu được tâm lý học sinh của

nhà trường có tính đặc thù như các trường THPT ở địa phương là một công việc hết sức khó khăn, nhưng đó là điều cần thiết phải làm để hoạt động dạy học đạt được hiệu quả.

1.5.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý

1.5.2.1. Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của người hiệu trưởng

Người hiệu trưởng muốn QL tốt nhà trường nói chung, hoạt động giảng dạy nói riêng, trước hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, biết hy sinh quyền lợi riêng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, có đạo đức trong sáng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mỗi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Người hiệu trưởng phải là người có trình độ nghiệp vụ QL cao, sắc sảo, có vốn hiểu biết xã hội sâu rộng.

1.5.2.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của hiệu trưởng

Để QL tốt HĐDH của đội ngũ GV, người hiệu trưởng phải có kiến thức sâu rộng về các môn học, nắm vững các PPDH; có kỹ năng phân tích và tổng hợp, đánh giá chuyên môn của GV. Người HT phải tham gia đầy đủ các chuyên đề giảng dạy của GV, nắm bắt và chỉ đạo sát sao, đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới, nhất là đổi mới PPDH lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án….

Hiệu trưởng phải có năng lực xác định tầm nhìn, mục tiêu sứ mạng: Muốn quản lý nhà trường, hiệu trưởng phải có năng lực hình thành và tổ chức thực hiện tầm nhìn của nhà trường, nhìn được tương lai của nhà trường. Xây dựng và thực hiện tầm nhìn đòi hỏi năng lực lập kế hoạch chiến lược và quy hoạch nhà trường. Thu hút các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đặt lợi ích của cộng đồng nhà trường lên trên lợi ích cá nhân và biết chấp nhận rủi ro khi triển khai đổi mới và thuyết phục những người khác cùng chấp nhận những khó khăn thách thức, dám nghĩ, dám làm vì mục tiêu phát triển nhà trường.

Hiệu trưởng phải có năng lực điều hành nhà trường: Nhà trường là một tổ chức đặc biệt, nơi mà HS là trung tâm của mọi hoạt động. Vì thế, cán bộ quản lý nhà trường cần sử dụng các kiến thức vận hành cơ bản của nhà trường định hướng hoạt động của nhà trường tập trung vào việc học tập vì sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý nhà trường cần có năng lực tạo dựng và đảm bảo môi trường học tập an ninh, an toàn, chú trọng đến môi trường học tập thân thiện, học sinh chủ động sáng tạo. Cần thiết lập quan hệ hợp tác và huy động cộng đồng chăm

lo hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường. Thiết lập và duy trì bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, khơi dậy sự sáng tạo, tận tụy của giáo viên, biết khuyến khích giáo viên làm lãnh đạo.

Hiệu trưởng phải có năng lực giao tiếp: Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu của người lãnh đạo. Điều này càng mang tính cần thiết trong môi trường giáo dục. Trong nhà trường phổ thông, quá trình giao tiếp của cán bộ quản lý được biểu hiện thông qua các quá trình chỉ đạo những hoạt động dạy học, các hoạt động giáo dục và các hoạt động đoàn thể khác. Để điều hành các hoạt động này, cán bộ quản lý phải thực hiện các mối quan hệ giao tiếp với giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh trong nhà trường, giao tiếp với những đồng sự cấp dưới gần gũi với mình, giao tiếp với lãnh đạo ngành giáo dục, các mối quan hệ với cơ quan ban ngành đóng trụ sở ở địa phương.

1.5.3. Điều kiện, phương tiện dạy học

Có thể nói rằng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học là điều kiện và phương tiện lao động sư phạm của giáo viên và phương tiện học tập của học sinh, là một trong những thành tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Điều kiện, phương tiện đảm bảo hoạt động dạy học tuy không trực tiếp làm thay đổi quá trình dạy học của giáo viên và nhận thức học tập của học sinh song nó hết sức quan trọng vì nó tạo điều kiện để hoạt động dạy học đạt hiệu quả.

Các thiết bị dạy học làm thay đổi phương pháp và hình thức dạy học, làm cho nội dung dạy học thêm sinh động, diễn cảm và hứng thú hơn, giúp giáo viên tổ chức điều khiển tối ưu quá trình nhận thức tích cực của học sinh tạo ra trong quá trình dạy học một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lý mới. Các tài liệu, phương tiện trực quan, các thiết bị thực hành thí nghiệm...giúp học sinh học tập hứng thú, tăng cường sự chú ý; rèn luyện các đức tính kiên trì, cẩn thận...; tư duy và hoạt động nhanh nhạy, chính xác... do vậy, học sinh chẳng những có khả năng tiếp thu những kiến thức nhanh, bễn vững, chính xác mà còn được bổ sung, đánh giá, kiểm tra lý thuyết với thực tiễn.

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý phải thường xuyên yêu cầu giáo viên sử dụng và bảo quản CSVC, TBDH bằng cách tác động vai trò vị trí quan trọng của chúng. Xây dựng quy chế sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học bồi dưỡng cho giáo viên năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật mới trong dạy học. Chỉ đạo bộ phận liên quan như

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí