Khảo Sát Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp

Xây dựng bộ công cụ tạo bộ đề trắc nghiệm khách quan sử dụng cho các học phần.

Chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng và thử nghiệm các bộ đề trắc nghiệm khách quan.

3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích và đối tượng khảo sát

Để nhận biết tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên gia, bao gồm: các chuyên viên Sở GD&ĐT, CBQL, các tổ trưởng chuyên môn và các GV cốt cán có thâm niên giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

3.3.2. Nội dung và phương phám khảo sát

Để có được thông tin một cách khách quan về tính khả thi và cần thiết của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất về công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tác giả đã sử dụng hệ thống các câu hỏi (phụ lục 4) để lấy ý kiến của các chuyên gia.

3.3.3. Kết quả khảo sát

Bảng 3.16. Ý kiến của CBQL về tính cần thiết của các biện pháp



Biện pháp

Mức độ cần thiết

Thứ bậc

Rất cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

Tăng cường công tác kế hoạch hóa việc tổ chức

hoạt động dạy học

86.67

10.00

3.33

2

Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình,

nâng cao chất lượng giờ dạy

83.34

13.33

3.33

3

Quản lý phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên

90.00

10.00

0.00

1

Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học

73.33

20.00

6.67

5

Đẩy mạnh quản lý hoạt động của tổ chuyên

môn

76.67

16.66

6.67

4

Quản lý việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

83.34

13.33

3.33

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 11

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo sát theo phụ lục

Bảng 3.17 Ý kiến của CBQL về tính khả thi của các biện pháp



Biện pháp

Mức độ khả thi

Thứ bậc

Rất khả

thi

Khả thi

Không khả

thi

Tăng cường công tác kế hoạch hóa việc tổ

chức hoạt động dạy học

53.33

36.67

10.00

2

Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình,

nâng cao chất lượng giờ dạy

60.00

33.33

6.67

1

Quản lý phát triển chất lượng đội ngũ giáo

viên

56.67

33.33

10.00

3

Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học

53.34

33.33

13.33

2

Đẩy mạnh quản lý hoạt động của tổ chuyên

môn

46.67

50.00

3.33

4

Quản lý việc đổi mới công tác kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của học sinh

60.00

33.33

6.67

1

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo sát theo phụ lục

Qua kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của việc đề xuất các biện pháp quản lý đã cho thấy: Các biện pháp quản lý đều được đánh giá cao: ở mức độ Rất cần thiết (từ 73,33%); ở mức độ Rất khả thi (từ 53,34%) trở lên. Qua đó, cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn cần hết sức quan tâm đến công tác quản lý hoạt động dạy học vì vẫn còn những ý kiến không khả thi ở một số nội dung của các giải pháp. Các ý kiến đã cho rằng đó là những việc khó thực hiện bởi vì các giải pháp ấy đòi hỏi lộ trình về thời gian, cơ chế, sự nỗ lực từ nhiều phía.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý HĐDH của các trường THPT ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, kết hợp với lý luận dạy học, lý luận quản lý HĐDH, đồng thời đối chiếu với mục tiêu đào tạo và tình hình thực tế địa phương, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất 06 giải pháp như: Tăng cường công tác kế hoạch hóa việc tổ chức hoạt động dạy học, Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, nâng cao chất lượng giờ dạy, Quản lý phát triển chất lượng đội ngũ

giáo viên, Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, Đẩy mạnh quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, Quản lý việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, dần thay thế việc đánh gia vào một thời điểm bằng đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của các em...với mong muốn sẽ góp phần cải tạo thực trạng và để nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐDH nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, theo định hướng chương trình GDPT 2018 tại các trường THPT trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là vấn đề có tính cấp thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến lược “nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhận lực và bồi dưỡng nhân tài” cho quê hương đất nước, các trường THPT ở huyện Đắk Glong bước đầu đã có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo tại địa phương. Để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trên, cần phải kết hợp nhiều biện pháp, nhưng biện pháp có ý nghĩa chủ đạo có ý nghĩa quyết định là tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng chương trình GDPT 2018 tại các trường THPT trên địa bàn.

- Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các lý luận quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, đồng thời luận văn cũng tập trung nghiên cứu những quy định về nội dung quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT, những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học và chất lượng dạy học của các nhà trường.

Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT ở huyện Đắk Glong, từ đó đề ra các biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường.

- Về thực tiễn

Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Luận văn đã khảo sát thu thập ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, chất lượng dạy học mà các trường đang thực hiện. Qua kết quả khảo sát cho thấy: Các cán bộ quản lý đã có những nỗ lực nhất định trong việc quản lý, xây dựng được hệ thống các biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Có những biện pháp tích cực, thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường. Song công tác quản ý của các nhà trường còn có những nội dung quản lý chưa hiệu quả, còn bộc lộ những hạn chế bất cập.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát hoạt động dạy học, chất lượng dạy học ở các trường THPT nói trên, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toán diện giáo dục của các THPT trên địa bàn. Trong thực tiễn, các giải pháp nêu trên đã và đang được áp dụng và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu như mong muốn, đòi hỏi các nhà quản lý phải hết sức cố gắng, nỗ lực, học hỏi, tư duy và sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý. Để nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT ở huyện Đắk Glong, đáp ứng được yêu cầu của trương trình GDPT mới và phù hợp với thực tiễn. Trong thời gian tới, nhất thiết các biện pháp quản lý mà luận văn đề xuất phải được thực hiện đồng bộ, đặc biệt là các biện pháp đối với giáo viên.

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 tại các trường THPT ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có hiệu quả, đồng thời thể phát huy tác dụng của các biện pháp đã đề xuất tác giả có một số khuyến nghị sau:

- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông:

Có chế độ hỗ trợ kinh phí đối với GV tham dự các lớp đào tạo trên chuẩn, chế độ thu hút với GV là người miền xuôi công tác ổn định, lâu dài ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng cường hỗ trợ đồng bộ cho các trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt cho hoạt động dạy học.

Phối hợp với Sở Nội vụ, có kế hoạch đào tạo giáo viên các môn ghép như KHTN, KHXH và đào tạo sau đại học cho GV các trường để xây dựng đội ngũ GV cốt cán cho hiện tại và tương lai. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho GV theo các cụm trường, gắn với thực tiễn bài học và lớp học cụ thể.

- Đối với Các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong:

Tham mưu với địa phương tăng cường kiểm tra, nắm vững và sâu sát quá trình dạy học trong các nhà trường trên địa bàn, nhất là các trường tiểu học và THCS để nâng cao chất lượng đầu vào cho bậc THPT trên địa bàn.

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý cấp tổ trở lên được thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.

Tăng cường cơ sở vật chất để xây dựng trường học thông minh đồng thời triển khai tốt việc dạy học theo dự án, theo chủ đề và tích hợp kiến thức liên môn.

- Đối với giáo viên:

Không ngừng học tập nâng cao trình đồ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học thông minh đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2008), Đề cương bài giảng Phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người (Dành cho học viên Cao học QLGD).

2. Đặng Quốc Bảo (2008), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT về Chuẩn Nghề nghiệp Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

4. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT về Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

6. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010), Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, dự án Việt – Bỉ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Cường (2009), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Prof. Bernd Meier, DR. Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại: Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đăng Quốc Bảo (2009), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

15. Bùi Minh Hiền (2011), Giáo dục So sánh và Quốc tế, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Phan Văn Kha (2010), Quản lý Nhà nước về Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Trần Kiểm – Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

19. Trần Kiểm (2003), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

21. Luật Giáo dục 2019, Nxb Giáo dục quốc gia Hà Nội.

22. UBND tỉnh Đắk Nông (2020), Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2020-2025.

23. Phòng Thống kê huyện Đắk Glong (2020), Niên giám thống kê.

24. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương 1, Hà Nội.

25. Trần Quốc Thành ( 2009), Khoa học quản lý đại cương, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết đinh 732 "Phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện GDPT giai đoạn 2016 – 2020 định hướng 2025".

27. Trần Thị Tuyết Oanh (2011), Bài giảng: Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Trần Thị Tuyết Oanh (2011), Kiểm định đánh giá và quản lý chất lượng giáo dục, bài giảng đào tạo thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí