Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Học Viên Trung Tâm Gdnn-Gdtx

+Yêu cầu đổi mới chất lượng sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn như: tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, thảo luận nhóm, tổ giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm phân hoá đối với từng môn học, từng chương, từng bài học.

+Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên nội dung kết quả hoạt động.

* Quản lý việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên

Trong dạy học theo quan điểm phân hoá, vai trò của người giáo viên chuyển từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học viên, coi trọng hơn sự khác biệt của học viên trong học tập; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại; thay đổi cấu trúc mối quan hệ giữa giáo viên với nhau, giữa giáo viên với học viên…

Do vậy, Giám đốc Trung tâm cần chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, lập kế hoạch bồi dưỡng giảng dạy bộ môn cho phù hợp với từng đối tượng học viên.Trong đó, nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên phải được tiến hành lần lượt từ khâu đầu tiên (phân tích nhu cầu) đến khâu cuối cùng (kiểm tra đánh giá), mà chủ yếu là rèn luyện các kĩ năng xác định nhu cầu, kĩ năng xác định mục tiêu dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu, kĩ năng lựa chọn sắp xếp nội dung dạy học phù hợp mục tiêu dạy học, kĩ năng tìm các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học và nhất là kĩ năng đánh giá thường xuyên, định kì…

1.4.4. Quản lý hoạt động học tập của học viên Trung tâm GDNN-GDTX

Học viên là chủ thể của hoạt động học tập, là đối tượng của quá trình dạy học, giáo dục và là chủ thể của quá trình nhận thức. giáo viên là người tổ chức điều khiển, hướng dẫn hoạt động học tập của học viên. Thông qua giáo viên, Giám đốc Trung tâm quản lý hoạt động học tập của học viên.

Học viên học tập tốt nhất khi có nhu cầu học tập; hiểu rõ mục tiêu của khóa học; thấy rõ ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm phong phú của bản thân; sử dụng các tài liệu học tập có ý nghĩa thực tế

và thích hợp với học viên; có thể tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình học tập; động cơ học tập tích cực; khả năng áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống, công việc và mối quan hệ hợp tác cởi mở giữa giáo viên với học viên và giữa học viên với nhau,…

Để học tập của học viên có chất lượng, hiệu quả theo quan điểm DHPH, Giám đốc Trung tâm cần tập trung quản lý các nội dung sau:

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đánh giá được đầu vào và đánh giá liên tục trong quá trình dạy học để biết học viên cần gì, khả năng, sở thích về sự sẵn sàng và sự tiến bộ của học viên. Chỉ đạo chặt chẽ, khoa học phân loại học viên theo tiêu chí cụ thể đã hoạch định theo từng bộ môn.

+ Nâng cao nhận thức cho học viên học tập theo quan điểm phân hoá qua các buổi sinh hoạt, các phong trào thi đua...

+ Xây dựng nề nếp học tập của học viên theo quan điểm phân hoá. Chỉ đạo tổ chuyên môn hình thành phương pháp học tập của học viên.

+ Chú trọng chỉ đạo hoạt động phụ đạo học viên. Chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học sẽ được nâng lên khi tỷ lệ học viên yếu kém về học tập giảm xuống.

+ Chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên trong việc quản lý hoạt động học tập của học viên.

+ Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập ở nhà của học viên.

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có các hình thức kiểm tra, đánh giá để đánh giá liên tục các hoạt động học tập của học viên và báo cho học viên, gia đình học viên và Trung tâm biết.

1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học phân hóa ở Trung tâm GDNN- GDTX

Quản lý cơ sở vật chất trường học

Quản lý dạy học không thể thiếu các điều kiện thiết yếu hỗ trợ như CSVC trường học. Quản lý tốt các điều kiện này sẽ tác động mạnh mẽ đến chất

lượng dạy học. Đó là phương tiện giúp giáo viên chuyển tải tri thức, rèn luyện kỹ năng cho học viên.

Để quản lý CSVC của Trung tâm GDNN-GDTX, Giám đốc Trung tâm phải quan tâm đến một số việc như sau:

- Lập kế hoạch: thường xuyên, tổ chức kiểm tra CSVC của Trung tâm, yêu cầu các tổ chuyên môn lập giấy đề nghị mua sắm cho cho năm học mới. Từ đó, Giám đốc Trung tâm lên kế hoạch xây dựng, sửa chữa CSVC, mua sắm, bổ sung các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học…

- Tổ chức, chỉ đạo tham mưu với lãnh đạo các cấp để tăng cường nguồn đầu tư xây dựng CSVC của Trung tâm và mua sắm trang thiết bị dạy học.

- Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và khai thác sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn, thiết bị dạy học.

- Kiểm tra: Có kế hoạch kiểm tra tài sản định kì và thường xuyên để kịp thời sửa chữa và trang bị mới những thiết bị dạy học phục vụ dạy học. Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên thông qua sổ theo dõi.

Quản lý việc xây dựng môi trường học tập

Trong quản lý dạy học theo quan điểm phân hoá, môi trường mà ở đó diễn ra quá trình học tập có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quá trình đào tạo. Để quản lý việc xây dựng môi trường học tập tốt, Giám đốc Trung tâm phải lên kế hoạch xây dựng môi trường trong Trung tâm thân thiện và tổ chức, chỉ đạo các giáo viên phối hợp cùng với các đơn vị phục vụ trong trường, gia đình học viên… thực hiện. Môi trường đó bao gồm: môi trường trí tuệ; môi trường vật chất; môi trường tâm lý và môi trường xã hội.

Như vậy, Giám đốc Trung tâm cần xây dựng môi trường Trung tâm thân thiện để ở đó thầy cô giáo tự mình phấn đấu đạt được các yêu cầu về chuyên môn, chuẩn mực, tình cảm, vị thế của người thầy và đáp ứng yêu cầu của xã hội, còn học viên thấy yên tâm, thoải mái, tự tin và tích cực tham gia học tập. Xây dựng môi trường dân chủ để cán bộ giáo viên, học viên, phụ huynh tham gia quản lý Trung tâm.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học phân hóa

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức, tâm lý, năng lực dạy học phân hoá của đội ngũ giáo viên Trung tâm có ảnh hưởng lớn đến dạy học phân hoá và quản lý dạy học phân hoá.

Trước hết, giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về dạy học phân hoá. Đây là xu hướng dạy học hiện đại đang được cả thế giới vận dụng thành công. Vì thế, dạy học phân hoá là một yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục Việt Nam. Cùng với nhận thức đúng đắn, giáo viên phải có tâm lý sẵn sàng cho dạy học phân hoá. Quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên phải có năng lực để triển khai dạy học phân hoá phù hợp với thực tiễn tại Trung tâm.

- Năng lực quản lý dạy học phân hoá của cán bộ quản lý Trung tâm

Nếu dạy học phân hoá là một thách thức đối với giáo viên thì quản lý dạy học phân hoá là một thách thức đối với Ban Giám đốc Trung tâm. Để quản lý hiệu quả dạy học phân hoá, Ban Giám đốc Trung tâm phải có năng lực xây dựng kế hoạch dạy học phân hoá; tổ chức dạy học phân hoá; kiểm tra, đánh giá dạy học phân hoá; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học phân hoá cho giáo viên; xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy dạy học phân hoá… Nói tóm lại, Ban Giám đốc Trung tâm phải có năng lực quản lý sự thay đổi nhà trường, trong đó có sự thay đổi cách tiếp cận hoạt động dạy học

- Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của học viên Trung tâm.

Chất lượng đầu vào của học viên Trung tâm có ảnh hưởng nhất định đến việc dạy học theo quan điểm phân hoá.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Chủ trương, chính sách về dạy học phân hoá

Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước đề cập đến dạy học phân hoá, như từ năm 1979, trong Nghị quyết của Bộ chính trị BCH TW Đảng khóa IV đã nhấn mạnh: “Nội dung giáo dục ở trường phổ thông mang tính toàn diện và

kỹ thuật tổng hợp nhưng có chú ý đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng khóa VII (1993) về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo”. Chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo đến năm 2010 của Chính phủ đã xác định một trong những mục tiêu của Giáo dục và đào tạo là “Mở rộng quy mô đi đôi với coi trọng chất lượng giáo dục đào tạo và hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới một xã hội học tập”. Những chủ trương, chính sách về dạy học phân hoá là cơ sở nền tảng có tính định hướng để các cơ sở giáo dục triển khai dạy học phân hoá.

- Điều kiện dạy học thực tế của Trung tâm

Để đảm bảo việc dạy học phân hoá, điều kiện dạy học thực tế của Trung tâm phải gắn liền với các yêu cầu nhất định về cơ sở vật chất như phải có phòng học bộ môn kèm theo thiết bị nghe nhìn, kết nối mạng,… Phải có thư viện của Trung tâm với đầy đủ các sách tham khảo cho việc dạy và học các bộ môn khác nhau.

- Điều kiện của gia đình và môi trường xã hội

Truyền thống văn hoá, môi trường và cách cư xử đạo đức, nhân ái của mỗi gia đình đều tác động mạnh mẽ đến bản thân học viên, đồng thời là tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, phương pháp và thái độ học tập của học viên. Do vậy, việc tăng cường mối quan hệ giữa Trung tâm và gia đình học viên giúp giáo viên chủ nhiệm có thể tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp đối với mỗi thành viên của lớp mình.

Tiểu kết chương 1

Theo quan điểm dạy học phân hoá, dạy học phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, nhằm hướng tới đáp ứng tốt nhất lợi ích của người học, khuyến khích tối đa tiềm năng của mỗi người để đạt kết quả học tập cao nhất so với khả năng và điều kiện của họ.

Trung tâm giáo dục thường xuyên là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân với nhiệm vụ tổ chức các quá trình giáo dục đa dạng, với đặc điểm học viên đầu vào có tính phân hoá cao. Vì vậy, dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX là hết sức cần thiết. Để dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN- GDTX đạt hiệu quả, hoạt động quản lý giáo dục trong Trung tâm có vai trò quan trọng.

Quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX bao gồm nhiều nội dung, trong đó có 5 nội dung cơ bản, bao gồm quản lý nâng cao nhận thức về dạy học phân hoá; quản lý nội dung dạy học phân hoá; quản lý hoạt động dạy của giáo viên; quản lý hoạt động học của học viên và quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học phân hoá.

Dạy học phân hoá nói chung và dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN- GDTX nói riêng chịu ảnh hưởng tổng thể từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Những yếu tố này có vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi hoặc kìm hãm, gây ra những khó khăn cho dạy học phân hoá tuỳ bối cảnh cụ thể của từng cơ sở giáo dục.

Cơ sở lý luận về dạy học và quản lý dạy học theo quan điểm DHPH là căn cứ để nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học theo quan điểm DHPH cũng như tìm ra các biện pháp quản lý dạy học theo quan điểm DHPH ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể. Vấn đề này sẽ tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC PHÂN HÓA TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN


2.1. Khái quát về huyện Ba Bể và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể

2.1.1. Khái quát về huyện Ba Bể

Ba Bể nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội hơn 200km. Phía đông giáp huyện Ngân Sơn, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông, phía bắc Giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng. Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn với 200 thôn bản. Dân số toàn huyện có gần 47 nghìn người, trong đó khoảng 95% là người dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chính là Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác.

Nhìn chung, đời sống kinh tế của nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể còn nhiều khó khăn, giáo dục và đào tạo còn chậm phát triển. Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị giảng dạy cho các trường thuộc các cấp học, tăng thêm một số chế độ chính sách cho học sinh, cán bộ giáo viên giảng dạy tại các vùng 135 trong huyện song vẫn còn nhiều thiếu thốn. Đa phần các hộ dân thuộc diện khó khăn, đôi khi huy động cả con em trong độ tuổi đi học tham gia lao động,gây ra những khó khăn cho hoạt động giáo dục đào tạo.

Theo số liệu của phòng thống kê huyện Ba Bể, năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục - đào tạo huyện đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Hệ thống trường lớp từng bước được hoàn thiện, các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho hoạt động giáo dục được tăng cường. Một số Trung tâm có sự thay đổi lớn về cơ sở vật chất, môi trường xanh - sạch - đẹp.

Huyện tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 tại 16/16 xã, thị trấn và hiện có 14/16 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; duy trì phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 là 16/16 xã, thị trấn; mức độ 2 là 5 xã, thị trấn và mức độ 3 là 1 xã; 8 xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 8 xã, thị trấn đạt mức độ 2 về xóa mùa chữ; 10/15 trường THCS thực hiện đổi mới hình thức, nội dung tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9; 6 trường THCS và THPT thực hiện thí điểm triển khai mô hình giáo dục Trung tâm gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh. Chất lượng giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng được nâng cao.

Quy mô trường lớp và tỉ lệ học sinh, giáo viên năm học 2016-2017 của huyện Ba Bể thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Quy mô giáo dục huyện Ba Bể năm học 2016-2017



TT

Ngành học, cấp học

Số

trường

Số phòng học

Số lớp học

Số học sinh

Số giáo viên

1

Mầm non

16

149

149

3456

198

2

Tiểu học

16

277

277

3982

441

3

Trung học cơ sở

15

92

85

2435

160

4

TT GDNN-GDTX

01

03

04

105

14

5

Trung học phổ thông

02

38

31

1109

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học phân hóa ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 6


2.1.2. Khái quát về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể

Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Trước khi tổ chức lại, cả 2 loại hình cơ sở đào tạo là Trung tâm dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tồn tại song song trên địa bàn huyện Ba Bể.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí