và sâu sắc quan điểm dạy và học truyền thống. Học thuyết chỉ rõ tầm quan trọng của giáo dục toàn diện, khi các tiềm năng có thể tác động tích cực tương hỗ với nhau.
Sự phát triển trí tuệ của học viên được nhiều nhà tâm lý học đi sâu nghiên cứu và đưa ra các chỉ số xem xét đánh giá tương đối thống nhất, đó là: Tốc độ định hướng trí tuệ; Tốc độ khái quát; Tính tiết kiệm của tư duy; Tính mềm dẻo của trí tuệ.
Theo lý thuyết Phong cách học tập, các nhà nghiên cứu đưa ra những nội dung cốt lõi về phong cách học tập như sau: Phong cách học tập bao gồm các đặc điểm về nhận thức, xúc cảm, sinh lý. Phong cách học tập chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân khi tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin trong môi trường học tập. Phong cách học tập tương đối bền vững. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của phong cách học tập xuất phát từ cấu tạo gen, kinh nghiệm học tập và ảnh hưởng của nền văn hóa - xã hội mà cá nhân sinh sống.
Cơ sở giáo dục học của dạy học phân hóa
Xuất phát từ chức năng giáo dục, xét đến cùng, là chức năng phát triển. Cứu cánh của giáo dục là giúp mỗi cá nhân phát triển và trên cơ sở đó tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục và đào tạo hướng tới là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên nền xây dựng nhân cách.
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục, lý luận giáo dục học, dù ở phương Đông hay phương Tây, dù ở thời đại nào cũng đều nhất quán nguyên tắc “tính phù hợp” đối tượng cho các hoạt động dạy học và giáo dục. Không có hai người học cùng một tốc độ tiến bộ; Không có hai người học sẵn sàng học cùng một lúc; Không có hai người học sử dụng những kĩ thuật giống nhau; Không có hai người học giải quyết vấn đề một cách thật giống nhau...
Như vậy, mỗi người học đều có phẩm chất tâm lý, có những ước mơ hoài bão, có hoàn cảnh sống, có sức khoẻ, có trình độ xuất phát, có trí thông minh,
có phong cách học tập, có mục đích học khác nhau cho nên họ học khác nhau. Việc học đích thực chỉ có thể tiến hành với những người học cụ thể, tức là với những nhân tố phân hoá cá nhân. Giai đoạn THPT chính là giai đoạn học viên bộc lộ rõ rệt sự khác biệt đó. Trong giảng dạy, nếu biết tôn trọng sự khác biệt đó và tiến hành dạy học theo năng lực của học viên thì có thể thu hẹp sự khác biệt về năng lực tiếp thu và vận dụng tri thức mới.
Ngoài ra, nếu biết phát huy tình cảm, ý chí và tính cách, nâng cao tính tích cực tham gia học tập của từng học viên thì chất lượng dạy học sẽ có sự cải thiện rõ rệt. Tình cảm có thể trực tiếp chuyển hóa thành động cơ học tập, trở thành động lực bên trong khuyến khích học viên học tập.
Dạy học phân hóa là dạy học quan tâm đến sự khác biệt của học viên, yêu mến học viên, tin tưởng học viên trong quá trình lên lớp của mỗi giáo viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý dạy học phân hóa ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 1
- Quản lý dạy học phân hóa ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 2
- Một Số Vấn Đề Về Dạy Học Phân Hoá Ở Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp
- Những Nội Dung Cơ Bản Của Quản Lý Dạy Học Phân Hóa Ở Trung Tâm Gdnn-Gdtx
- Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Học Viên Trung Tâm Gdnn-Gdtx
- Quy Mô Phát Triển Của Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Huyện Ba Bể (2014- 2017)
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
1.3.2. Tư tưởng chủ đạo và một số nội dung của dạy học phân hóa Tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa
Đặc điểm cơ bản của dạy học theo quan điểm phân hoá là phát hiện và bồi đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập. Dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt được mục đích của dạy học đồng loạt.
Tư tưởng về dạy học theo quan điểm phân hoá được thể hiện trong các nguyên tắc giáo dục và nguyên tắc dạy học được nhiều tác giả đưa ra:
- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức riêng trong dạy học;
- Đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong quá trình giáo dục;
- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi;
- Đảm bảo tính thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa.
Về mục đích
Dạy học phân hoá phát huy tối đa sự trưởng thành của học viên bằng cách đáp ứng nhu cầu của học viên và giúp học viên tiến bộ. Trong thực tế, kiểu dạy học bao gồm cả những kinh nghiệm học tập khác nhau để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người học.
Các hình thức cơ bản của dạy học phân hoá
- Phân hóa theo hứng thú của người học;
- Phân hóa theo sự nhận thức của người học;
- Phân hóa theo sức học của người học;
- Phân hóa theo động cơ, lợi ích học tập của người học.
Một số thành tố tạo nên nền tảng của môi trường học tập phân hóa có hiệu quả, bao gồm Giáo viên và học viên chấp nhận và tôn trọng sự giống nhau và khác nhau của mỗi người; Đánh giá là hoạt động chuẩn đoán liên tục giúp cho giảng dạy; Nhiệm vụ học tập được lập ra và điều chỉnh dựa trên số liệu đánh giá; Tất cả học viên được tham gia vào những công việc được tôn trọng - công việc đòi hỏi thách thức, có ý nghĩa thú vị và lôi cuốn; Giáo viên là người phối hợp/sắp xếp chính về thời gian, khoảng cách và các hoạt động hơn là người cung cấp thông tin, mục đích là giúp học viên trở thành người học tự tin vào chính mình; Giáo viên và học viên cùng phối hợp trong lớp học cũng như trong các mục tiêu cá nhân...
Nội dung mỗi bài học trong dạy học theo quan điểm phân hoá phải đảm bảo các tiêu chí như Có mục đích rõ ràng cho tất cả học viên; Gồm nhiều thủ thuật dạy học của giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu học viên ở tất cả các cấp độ; Tính đến mô hình học của học viên trong việc trình bày bài học; Huy động mọi học viên tham gia vào bài học thông qua việc sử dụng phương pháp phát vấn nhằm tới các cấp độ khác nhau của tư duy...
1.3.3. Những nguyên tắc và các bước tổ chức dạy học phân hóa
Những nguyên tắc của dạy học theo quan điểm phân hoá bao gồm:
- Giáo viên thừa nhận người học là khác nhau;
- Chất lượng hơn số lượng. Giáo viên đánh giá thực chất của nhiệm vụ mà không phải số lượng;
- Thay đổi các cách tiếp cận đa phương diện/ nhiều mặt đối với nội dung, quá trình và sản phẩm;
- Tập trung vào người học. Học tập là sự phù hợp và hứng thú;
- Hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân. Điều này giúp dạy học tạo ra mẫu hình nhịp độ giữa kinh nghiệm học tập cả lớp, nhóm và học tập cá nhân; Là một tổ chức, là những người học có mục đích đơn giản và giáo viên cùng học đồng thời.
Để tổ chức dạy học theo quan điểm phân hóa, trước tiên giáo viên phải nắm được các đặc điểm, tính cách, năng lực học tập, hoàn cảnh, nguyện vọng của từng học viên trong lớp. Sau khi nghiên cứu, nắm vững nội dung và yêu cầu bài học, giáo viên phải thiết kế giáo án lên lớp sao cho thu hút tất cả các đối tượng trong lớp cùng tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp cho từng đối tượng, nhóm đối tượng học viên...
1.3.4. Tính ưu việt của dạy học phân hoá
Chức năng cơ bản của dạy học phân hoá là làm cho quá trình và hệ thống dạy học thích ứng cao hơn với cá nhân người học, với những đặc điểm của nhóm dân cư, nhóm xã hội, nhóm tuổi, với bản chất tự nhiên và xã hội của việc học tập và với điều kiện khác nhau để đảm bảo chất lượng học tập, đồng thời đáp ứng hiệu quả hơn mục tiêu giáo dục quốc gia, nhu cầu và lợi ích xã hội.
- Dạy học phân hóa là xu thế dân chủ hóa nền giáo dục, xu thế của thời đại. Hiện nay, trên thế giới dân chủ hóa nền giáo dục đang là xu thế được quan tâm ở nhiều nước. Xu thế này nhằm đảm bảo cho việc đạt được những tầm cao văn hóa, phát huy hết năng lực của người học, tạo điều kiện thuận lợi để người học có thể khắc phục được những trở ngại trên bước đường học tập, tạo cơ hội cho mỗi người tiếp tục được học tập và phát triển không ngừng.
- Dạy học phân hóa là xu thế đảm bảo công bằng xã hội. Đảm bảo công bằng là xu hướng của xã hội tiến bộ hiện đại. Trong giáo dục công bằng có nghĩa là đảm bảo cho mọi công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập và cơ hội thành đạt trong học vấn.
- Dạy học phân hóa là thực hiện yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Phân luồng học sinh là yêu cầu khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân. Phân hóa trong dạy học tạo tiền đề phân luồng học sinh, một mặt làm cho hệ thống giáo dục có cấu trúc hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác giúp cho học sinh có thể chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập, phù hợp với năng lực, hứng thú, hoàn cảnh của các em và yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội.
1.3.5 Trung tâm GDNN-GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân
Theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, các Trung tâm GDNN-GDTX ra đời trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện
Về cơ cấu tổ chức, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên bao gồm:
- Giám đốc và không quá 02 Phó giám đốc.
- Các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp (nếu có). Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; quy mô, nghề đào tạo và cơ cấu tổ chức trong Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giám đốc trung tâm quyết định thành lập các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc.
- Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được thành lập các tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp. Việc thành lập và hoạt động của tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo của trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Về phân cấp quản lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn về chuyên môn đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo thẩm quyền.
Về nhiệm vụ, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ:
- Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.
- Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.
- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.
- Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
- Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Về quyền hạn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có các quyền hạn sau đây:
- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.
- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo.
- Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.
- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật [5].
1.3.6. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN- GDTX
Tham gia quản lý hoạt động dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN- GDTX có nhiều chủ thể với vai trò và trách nhiệm khác nhau.
* Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Đối với quản lý hoạt động dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN- GDTX, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có vai trò, trách nhiệm sau đây:
- Ban hành các quy định về tổ chức và quản lý hoạt động dạy học phân hoá ở các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, tổ chức việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học phân hoá ở các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện hoạt động dạy học phân hoá ở các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy học phân hoá ở các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động dạy học phân hoá cho giáo viên và cán bộ quản lý ở các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh…
* Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX mà mình phụ trách;