phận quản lý cao nhất như HĐQT và ban điều hành. Và điều này có thể không kiểm soát được hết mọi hoạt động của tài chính tín dụng và có thể bị các nhân viên bên dưới lợi dụng hoặc kinh doanh sai lệch định hướng chung của tổ chức tín dụng, hoặc kinh doanh thiếu hiệu quả mà không thể được chấn chỉnh kịp thời.
4.1.2 Mô hình chuyên doanh chứng khoán
Hoạt động chuyên doanh CK sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực CK đảm nhận, các NH, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm không được tham gia kinh doanh CK. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước, trong đó đáng chú ý là Mỹ, Nhật, Hàn…
Sở dĩ người ta không cho phép các tổ chức tài chính khác kinh doanh CK vì sợ rằng những hoạt động của CTCK khi được thực hiện đồng thời với các hoạt động như cho vay, thanh toán, sẽ làm hoạt động kinh doanh CK và hoạt động cho vay gặp nhiều rủi ro hơn.
Ưu điểm:
Hạn chế rủi ro cho hệ thống NH và các tổ chức tài chính khác
Tạo điều kiện cho TTCK phát triển mang tính chuyên môn hoá cao
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 1
- Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 2
- Sự Phát Triển Của Các Công Ty Chứng Khoán Tại Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Nghiệp Vụ Của Các Ctck
- Hoạt Động Bảo Lãnh Phát Hành, Đại Lý Phát Hành
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Nhược điểm:
Không thích hợp với thị trường các nước đã phát triển và trong thời gian gần đây, các nước này đã có xu hướng giảm dần các hạn chế về kinh doanh CK với NHTM và từng bước mở rộng quyền của các NHTM, công ty tài chính, bảo hiểm tham gia vào hoạt động kinh doanh trên TTCK.
4.2 Hình thức pháp lý của các CTCK
4.2.1 Công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên. Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh.Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tưc là phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình.
4.2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đây là công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số vốn mà họ đóng góp. Vì thế, điều này gây tâm lý nhẹ nhàng hơn đối với nhà đầu tư. Mặt khác, về phương diện huy động vốn cũng đơn giản và linh hoạt hơn. so với công ty hợp danh.
4.2.3 Công ty cổ phần
Là một pháp nhân thành lập với các chủ sở hữu là các cổ đông. ĐHCCD có quyền bầu HĐQT. Hội đồng này sẽ quy định ra các chính sách của công ty.và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã đề ra. CTCP
5. Các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán
5.1 Nghiệp vụ môi giới CK
Môi giới CK là 1 hoạt động kinh doanh CK trong đó môt CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế GD tại SGDCK hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
5.1.1 Chức năng của hoạt động MGCK
CTCK cung cấp dịch vụ môi giới với 2 tư cách:
Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư : cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư.
Nối liền những người bán và những người mua : đem đến cho khác hàngtất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính.
Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết : Trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viện kịp thời.
Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức ( điển hình là sợ hãi và tham lam).
Để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.
5.1.2 Những đặc trưng của nghề MGCK
Lao động cật lực, thù lao xứng đáng.
Những phẩm chất cần có : kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý và ứng xử.
Nỗ lực cá nhân là quyết định, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của công ty trong việc cung cấp thông tin và kết quả phân tích cũng như việc thực hiện các lệnh của khách hàng.
5.2 Nghiệp vụ tự doanh CK
Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán các CK cho chính mình.
Hoạt đông tự doanh của CTCK có thể được thực hiện trên các thị trường giao dịch tập trung ( thị trường giao dịch CK, SGDCK ) hoặc trên thị trường OTC…Trên thị trường giao dịch tập trung, lệnh giao dịch của các CTCK được đưa vào hệ thống và thực hiện tương tự như lệnh giao dịch của khách hàng. Trên thị trường OTC, các hoạt động này có thể được thực hiện trực tiếp giữa công ty với các đối tác hoặc thông qua một hệ thống mạng thông tin. Tại một số nước, hoạt động tự doanh của CTCK còn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Trong hoạt động này, CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại CK
và thực hiện mua bán với các khách hàng nhằm hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá
Mục đích của hoạt động tự doanh của các CTCK nhằm thu lợi cho chính mình. tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật các nước đều yêu cầu các CTCK khi thực hiên nghiệp dụ tự doanh phải đáp ứng một số yêu cầu.
5.3 Nghiệp vụ bảo lãnh PHCK.
Bảo lãnh PH là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức PH thực hiện các thủ tục trước khi chào bán CK và giúp bình ổn giá CK trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.Như vậy, bảo lãnh PH bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối CK.
Việc bảo lãnh PH thường được thực hiện theo một trong các phươg thức sau:
Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số CK phát hành cho dù có phân phối được hết CK hay không.Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo cam kết chắcn chắn, một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua CK của tổ chức PH với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng ( POP) và bán lại CK đó ra công chúng theo giá POP.
Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: Là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số CK còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức PH và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh PH dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất.
Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chứcbảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ
chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số CK mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán CK ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết thì sẽ trả lại cho tổ chức phát hành số CK còn lại.
Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: theo phương thức này, tổ chức phát hành sẽ yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số CK nhất định, nếu không phân phốiđược hết sẽ huỷ toàn bộ đợt PH
Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu- tối đa: là phương thức trung gian giữa bảo lãnh với cố gắng cao nhất và bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không. theo phương thức này tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ CK nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán CK đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng CK bán được đạt tỷ lệ thấp hơn yêu cầu (mức sàn) thì toàn bộ đợt phát hành bị huỷ.
5.4 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư:
Nội dung của hoạt động tư vấn là đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng.
Do giá cả CK thường luôn biến động nên việc tư vấn về giá trị CK rất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn về lợi ích. Đặc biệt là với hoạt động này, các nhà tư vấn có thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc về giá trị và xu hướng giá cả của các loại chứng khoán-việc này có thể do khả năng của họ hoặc họ cố tình gây hiểu lầm để kiếm lợi. Do vâỵ, đây là một hoạt động nghiệp vụ cần được quản lý chặt chẽ và đòi hỏi phải có những giới hạn nhất định trong khi thực hiện công việc.
Nghiệp vụ tư vấn đầu tư được phân loại theo 3 tiêu chí:
Theo hình thức của hoạt động tư vấn
- Tư vấn trực tiếp: tức là khách hàng có thể gặp gỡ trực tiếp với nhà tư vấn hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax, … để hỏi ý kiến.
- Tư vấn gián tiếp: là cách người tư vấn xuất bản các ấn phẩm hoặc đưa thông tin lên những phương tiện truyền thông như Internet để bất kỳ khách hàng nào cũng có thể tiếp cậnh được nếu muốn.
Theo mức độ uỷ quyền của hoạt động tư vấn
- Tư vấn gợi ý: ở mức độ này, người tư vấn chí có quyền nêu ý kiến của mình về những diễn biến trên thị trường, gợi ý cho khách hàng về những phương pháp cách thức xử lý nhưng quyền quyết định vẫn là của khách hàng.
- Tư vấn uỷ quyền: Với nghiệp vụ này nhà tư vấn tư vấn và quyết định hộ khách hàng theo mức độ uỷ quyền của khách hàng.
Theo đối tượng của hoạt động tư vấn
- Tư vấn cho người phát hành: hoạt động tư vấn cho người phát hành tương đối đa dạng , từ việc phân tích tình hình tài chính đến đánh giá giá trị của doanh nghiệp, tư vấn về loại chứng khoán phát hành hay giúp công ty phát hành cơ cấu lại nguồn vốn, thâu tóm hay sáp nhập với công ty khác.
- Tư vấn đầu tư: là hoạt động tư vấn cho người đầu tư về thời gian mua bán, nắm giữ, giá trị của các loại chứng khoán, các diễn biến của thị trường.
Các cách phân loại hoạt động tư vấn như vậy đan xen vào nhau và làm nên tính phong phú của hoạt động này. Muốn đi sâu vào từng hoạt động một ta có thể đi theo cách phân loại thứ ba, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn với toàn bộ hoạt động.
5.5 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
Bản chất của quản lý danh mục đầu tư CK là định lượng mối quan hệ qiữa rủi ro và lợi tức thu được.
Đặc điểm của hoạt động này:
Theo hình thứ quản lý, hoạt động quan lý danh mục đầu tư có hai hình thức: tự mình ra quyết định đầu tư cho chính danh mục đầu tư của mình và nhờ người khác quản lý cho mình trên nguyên tắc thoả thuận trước.
Việc thuê người khác quản lý danh mục đầu tư: đây là nguyên tắc quản lý dựa trên cơ sở pháp lí tách bạch quyền sở hữu thành ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt và thực hiện dựa trên quan hệ uỷ thác, quản lý tài sản. quản lý đầu tư bằng việc tài sản uỷ thác đầu tư được giao cho một bên thứ ba, độc lập về lợi ích, chịu trách nhiệm giám sát, quản lý tài sản uỷ thác.
Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư và quan hệ giữa các chủ thể này rất phức tạp nhưng tạo thành một tổng thể thống nhất, mỗi chủ thể có quyền và nghĩa vụ riêng và luôn luôn tồn tại xung đột lợi ích giữa các chủ thể.
Các nhà đầu tư tham gia thị trường bằng cách mua các loại chứng khoán do các tổ chức phát hành. Do vậy, nhà đầu tư là người gánh chịu những rủi ro, chấp nhận lãi, lỗ dựa trên sự tăng giá hay giảm giá của các loại CK đó và khoản thu nhập do tổ chức phát hành chia.
6. Quy định về vốn điều lệ của CTCK
Nếu như năm 2006, để thành lập một CTCK, người ta cần mức vốn pháp định là 43 tỷ đồng , thì từ ngày 1/1/2007 con số này sẽ là 300 tỷ nếu thực hiện cả 4 nghiệp vụ môi giới, bảo lãnh, tư vắn và tự doanh CK. Căn cứ theo thông báo của UBCKNN, những đơn vị nộp hồ sơ sau thời gian 31/10/2006 sẽ phải thực hiện theo các quy định khắt khe hơn, đặc biệt là yêu cầu về quy mô vốn điều lệ. Hồ sơ xin thành lập CTCK hay công ty quản lý quỹ đầu tư CK nộp sau ngày 31/10 sẽ được thẩm định theo các quy định mới của Luật CK. Theo điều 18 chương 5 của nghị định “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán” số 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định như sau:
Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là :
a) Môi giới chứng khoán : 25 tỷ đồng Việt Nam.
b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam.
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán : 165 tỷ đồng Việt Nam.
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép.
Mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ cóvốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ dựa trên quy mô vốn được uỷ thác quản lý.