Biện Pháp 1: Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Nghề Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Các biện pháp quản lý đưa ra phải trong một chỉnh thể quản lý thống nhất của giám đốc trung tâm. Khi xây dựng biện pháp quản lý thực hành nghề theo năng lực thực hiện nghề phải đảm bảo biện pháp được xây dựng mang tính hệ thống và nằm trong một chỉnh thể hoàn chỉnh có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, không tách rời không biệt lập nhau. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý cần phải có quan điểm tiếp cận hệ thống, các biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng, liên kết, tác động, hỗ trợ lẫn nhau, được thực hiện đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện nhằm phát huy đầy đủ, phối hợp chặt chẽ, kết hợp tối ưu các tác động, tất cả các lực lượng trong trung tâm, có như thế mới đảm bảo mục tiêu đề ra đạt mức toàn diện.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Mô hình dạy nghề tại cộng đồng mặc dù xuất phát từ thực tiễn có những căn cứ khoa học nhưng vẫn đảm bảo tính khả thi (hiện thực). Mọi lý luận dù có hấp dẫn đến đâu nhưng sẽ bị đánh đổ nếu mô hình ấy không thể triển khai trong hiện thực, hoặc dù phù hợp với tất cả các luận cứ khoa học nhưng khả năng của địa phương khó đáp ứng cũng dẫn đến thất bại. Có thể tính hiệu quả kinh tế được đưa lên hàng đầu nhưng để đảm bảo mức độ khả thi của mô hình thì cần sắp xếp ưu tiên các yếu tố: kinh tế, giá trị nghề nghiệp và tính chất chính trị - xã hội của vấn đề.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết lập mô hình, cần phải:

+ Xác định mục tiêu không xa vời nhưng không quá thực dụng. Trong yếu tố này cần hàm chứa các nội dung giá trị kinh tế, giáo dục, con người (gồm các kỹ năng và kiến thức, lòng yêu nghề). Yếu tố này chi phối nội dung và phương thức hoạt động của mô hình dạy nghề.

+ Các nội dung giáo dục nghề hoặc dạy nghề cần cụ thể, thiết thực và xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của mô hình. Dưới dạng các học liệu thích hợp, toàn bộ kinh nghiệm của làng nghề địa phương phải được chuyển hóa phù hợp và được biên soạn dưới hình thức dễ hiểu.

+ Hình thức tổ chức triển khai mô hình dạy nghề phải linh hoạt (có thể chuyển đổi mềm dẻo nếu cần thiết).

Các biện pháp đề xuất vừa đảm bảo tính cần thiết và đảm bảo tính khả thi khi tổ chức thức hiện, dựa trên cơ sở thực trạng quản lý, cơ sở dạy học nghề và kết quả quản lý hoạt động dạy học nghề theo năng lực thực hiện của học viên ở Trung tâm, phải nâng cao được năng lực học tập của học viên. Kết quả kiểm tra, đánh giá đầu ra phải đáp ứng được chuẩn đầu ra.

3.2. Các biện pháp quản lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học nghề ở Trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 11

Định hướng quan trọng tạo nên sự thay đổi trong công tác quản lý của Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là: Trên cơ sở mục tiêu đào tạo nghề của các ngành nghề, để xây dựng kế hoạch dạy học nghề theo từng nghề, sát với yêu cầu sản xuất thực tiễn theo từng nghề cụ thể, trong đó dựa vào tiềm năng và định hướng phát triển KT – XH của địa phương, nhu cầu phát triển ngành nghề và yêu cầu về trình độ, chất lượng đội ngũ LĐ kỹ thuật. Từ đó, Giám đốc trung tâm cụ thể hóa trong kế hoạch chung, thiết lập và thực hiện các bước quản lý hoạt động dạy học diễn ra và hướng đến đạt được kết quả cuối cùng là hoàn thiện kế hoạch đào tạo vừa đảm bảo trình độ tay nghề vừa phát huy được năng lực nghề nghiệp của học sinh vừa phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Phải tăng cường phát huy năng lực thực hiện của học viên trong xây dựng kế hoạch dạy học bằng việc thiết kế các bước thực hiện, đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu và các nguồn lực cụ thể để quản lý hoạt động dạy học nghề nhằm phát huy được năng lực thực hành nghề của học viên Trung tâm GDTX Yên Lập.

Xây dựng kế hoạch chung, là kế hoạch mang tính tổng thể trong năm học, để trên cơ sở đó có căn cứ xây dựng các kế hoạch cụ thể trong năm của nhà trường và các kế hoạch về quản lý dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện.

Xác định mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề phải nêu rõ được những năng lực thực hành nghề (về kiến thức, kỹ năng, thái độ) chủ yếu HS, phải đảm bảo đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo của trình độ nghề.

Hoàn thiện mục tiêu chương trình hành nghề theo hướng: Mục tiêu đào tạo phải hướng tới phát triển nhân cách toàn diện HS; phải quan tâm dến việc hình thành cho HS: năng lực hành nghề, năng lực xã hội, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo, năng lực tự tạo việc làm và năng lực phát triển. Đồng thời, mục tiêu, nội dung chương trình thực hành nghề phải phản ảnh được yêu cầu sản xuất của thị trường lao động hiện nay, và đây được xem là cái gốc để xây dựng phát triển chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học nghề hiện nay.

Xác định rõ yêu cầu trình độ đầu vào, yêu cầu trình độ đầu ra (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và thời gian đào tạo tương ứng đối với từng nghề, cụ thể hóa khối lượng (giờ) dạy học thực hành nghề bắt buộc, khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề phải đạt được hoặc nhiệm vụ công việc cụ thể cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian và điều kiện thực tế nhất định.

* Nội dung cơ bản của bản kế hoạch dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện của học viên do Giám đốc Trung tâm GDTX xây dựng theo cấu trúc sau:

Khái quát tình hình đầu năm học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên Trung tâm.

Dự kiến quy mô phát triển trung tâm, các nguồn lực, các điều kiện phục vụ dạy và học nghề;

Mục tiêu, chỉ tiêu của hoạt động dạy nghề trong năm học nhằm phát huy được năng lực thực hiện của học viên trong học tập;

Xác định được nhiệm vụ trọng tâm; Các biện pháp chỉ đạo thực hiện; Tổ chức thực hiện kế hoạch;

* Cách thức thực hiện:

Trên cơ sở chương trình khung nghề đào tạo cho từng nghề và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ LĐTBXH ban hành, thành lập các Hội đồng xây dựng, biên soạn, thẩm định đánh giá bộ chương trình chi tiết dạy nghề cho từng nghề, mà cốt lõi là mục tiêu, nội dung chương trình hành nghề phù hợp với chương trình theo quy định của Bộ và phù hợp với yêu cầu của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu của

thị trường lao động đáp ứng với nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong trên địa bàn thành phố cũng như trong cả nước.

Trên cơ sở căn cứ mục tiêu đào tạo của từng nghề đang thực hiện, hàng năm trung tâm tổ chức khảo sát, thu thập các dữ liệu cần thiết về yêu cầu trình độ nguồn nhân lực, tiềm năng và định hướng phát triển KT – XH của địa phương, từ đó xây dựng các luận cứ làm cơ sở khoa học để hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề cho từng nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Phải tiến hành phân tích chương trình đào tạo, khung chương trình cho từng nghề để xác định định hướng và cách thức vận dụng chương trình thực hành nghề cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của trung tâm trên cơ sở phát huy thế mạnh của trung tâm đang có.

Khi xây dựng mục tiêu cần tìm hiểu và bám sát thị trường LĐ, bảo đảm danh mục nghề do Nhà nước ban hành và mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề trọng điểm quốc gia nhằm quản lý và sử dụng LĐ thống nhất trên toàn quốc.

Để thực hiện xây dựng được mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành nghề sát với thực tế với sản xuất và công nghệ gia công sản phẩm của các DN, các CSSX. Trong thành phần của Hội đồng biên soạn chương trình dạy nghề chi tiết, phải mời các chuyên gia, các đại diện của DN, CSSX tham gia vào hội đồng, đồng thời tiến hành tổ chức các hội thảo, hội nghị bao gồm các nhà: Nhà nước (là đại diện các cơ quan Quản lý nhà nước về dạy nghề tại địa phương), trung tâm, Nhà doanh nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật cho ý kiến và đánh giá thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề trong đó cốt lõi là kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động qua đào tạo nghề.

Tổ chức khảo sát thực tế nhu cầu của các doanh nghiệp, CSSX của thị trường LĐ ở địa phương về lĩnh vực nghề nhà trường đang đào tạo, khảo sát vị trí công tác, quy trình công nghệ gia công sản phẩm của các doanh nghiệp, CSSX và đặc trưng LĐ nghề của từng nghề mà công nhân đang thực thi trong dây chuyền sản xuất. Phân công tư vấn học nghề và việc làm của trung tâm cùng với những GV có kinh nghiệm, có năng lực của các khoa học năng lực tiếp cận thực tế của các DN để khảo sát trực tiếp; theo dõi điều tra theo dấu vết người tốt nghiệp để nắm được nhu cầu LĐ của các

ngành nghề, số lượng theo từng nghề, yêu cầu về trình độ, tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Khảo sát, tìm hiểu về khả năng và định hướng phát triến KT – XH của địa phương. Nội dung khảo sát bao gồm: Đặc điểm , tình hình và tiềm năng, thế mạnh của địa phương, định hướng phát trển KT – XH của địa phương trong thời gian trước mắt và trong 5 – 10 năm sắp tới. Trên cơ sở đó lập dự báo sự phát triển của các ngành nghề đang có, những ngành nghề mới nào sẽ xuất hiện, kéo theo sự tăng lên về nhu cầu đào tạo và phát triển nhu cầu đào tạo mới để tính toán nhu cầu nguồn lao động kỹ thuật theo các trình độ và ngành nghề phù hợp.

Từ các thông tin, qua khảo sát và dự báo, xác định mục tiêu dạy học thực hành cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu thị trường lao động, đối chiếu, so sánh với mục tiêu đào tạo của trung tâm đang thực hiện; tổ chức hội thảo, xác định mức độ (kiến thức, kỹ năng, thái độ); từ đó xác định mục tiêu dạy học thực hành nghề cần phải hoàn thiện của từng nghề làm căn cứ xây dựng, biên soạn chương trình dạy nghề chi tiết, giáo trình dạy học từng nghề.

Mục tiêu đào tạo mà nội dung chính là mục tiêu, nội dung dạy học thực hành, là những lời tuyên bố chính xác và cụ thể về thời gian thực hiện, về con số xác định các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh cần phải đạt trong khóa học. Do đó, trong mục tiêu dạy học thực hành nghề cần phải nêu rõ ràng về:

Việc thực thi: Cái mà người học làm được nhờ những gì học được.

Các tiêu chuẩn: Trình độ thực hiện tối thiểu có thể chấp nhận được mà HS phải chứng minh để được xem là thành thạo về năng lực này.

Điều kiện để thực hiện, học tập và kiểm tra, đánh giá HS.

Trong kế hoạch: Mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành nghề phản ánh những vẫn đề mà chương trình đào tạo sẽ giải quyết. Vì vậy, song song với công tác hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành, cần phải chỉ đạo nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo từng nghề phù hợp, đề ra cách thức nhận biết HS đã hoàn thành chương trình đào tạo ở mức độ chấp nhận được.

Kiểm tra thường xuyên quá trình điều tra, khảo sát và lập dự báo xác định mức độ mục tiêu hợp lý, khoa học kịp thời điều chỉnh, xử lý để việc thực hiện được chính

xác, khoa học và khả thi, vì sản phẩm của quá trình đào tạo là con người, không cho phép có thứ phẩm và phế phẩm.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có đội ngũ cán bộ quản lý phải có tầm nhìn và trình độ, được bồi dưỡng để thực hiện điều tra, khảo sát, lập dự báo.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy và nhất là dạy thực hành nghề phải có năng lực, kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết với nghề.

Tạo được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa trung tâm với thị trường LĐ, nơi sử dụng LĐ đã qua đào tạo của trung tâm.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện các yêu cầu, nội dung dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Giám đốc Trung tâm GDTX tổ chức bộ máy quản lý là thực hiện việc phân định chức trách quản lý và phân công nhiệm vụ cho cấp dưới quyền nhằm tạo ra bộ máy giúp việc hiệu quả cho giám đốc quản lý hoạt động dạy học trong trung tâm; dựa trên các chức năng, nhiệm vụ đã được xác định về quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên để xắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng về mô hình và giúp cho toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động dạy học diễn ra theo kế hoạch nhằm phát huy được năng lực thực hiện của học viên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung thực hiện

Giám đốc trung tâm là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động dạy học trong trung tâm; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm đó là đề nghị bổ nhiệm các phó giám đốc, thành lập các tổ chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho cá nhân và các bộ phận để giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học nghề phát huy năng lực thực hiện của người học.

Giám đốc xây dựng bộ máy quản lý dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hện đủ thành phần, cơ cấu và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho các thành viên: giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp

Xác định rõ các các yêu cầu, nội dung quản lý dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, trao quyền cho người đứng đầu và có sự phân cấp, phân công thực hiện. Chú trọng quản lý về thực hiện các khâu của quá trình dạy nghề theo hướng phát triển năng lực của học viên theo chuẩn đầu ra. Giám đốc trung tâm sắp xếp học viên vào lớp học đúng nghề đã được tuyển.

Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học được diễn ra.

* Cách thức thực hiện

Giám đốc trung tâm căn cứ vào tình hình đơn vị, đề nghị từ 01 đến 01 phó giám đốc để cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Giám đốc phân công 01 phó giám đốc phụ trách quản lý trực tiếp hoạt động dạy và học nghề. Giám đốc và phó giám đốc phụ trách chuyên môn phải phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên. Giám đốc trung tâm căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX, ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và xem xét tình hình thực tế của cơ cấu đội ngũ giáo viên để thành lập các tổ, nhóm chuyên môn. Đối với quy mô trung tâm GDTX huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, thành lập 04 tổ. Giám đốc trung tâm ra quyết định thành lập các

tổ, cử 01 tổ trưởng và 01 tổ phó phụ trách mỗi tổ.

Giám đốc trung tâm phân công giảng dạy, phân công chủ nhiệm lớp theo năng lực, sở trường của từng người để phân công cho phù hợp. Giám đốc phải nắm bắt cụ thể đặc điểm từng giáo viên để phân công giảng dạy cho họ sao cho vừa phù hợp với việc dạy học phát huy năng lực thực hiện của học viên từng nghề, vừa tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp. Đồng thời chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá cho giáo viên để họ dạy học phát huy được năng lực thực hiện của người học hiệu quả. Giám đốc trung tâm có thể sử dụng các hình thức phân công giảng dạy cho giáo viên như: Chuyên dạy cho một nghề; mỗi năm dạy một khối lớp.

Giám đốc trung tâm tổ chức sắp xếp học viên vào lớp sao cho phù hợp với việc dạy học phát huy năng lực thực hiện của học viên. Theo đó cần chú ý định

hướng học viên chọn nghề ngay từ lớp đầu cấp với sĩ số không quá 30 học viên; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học viên bầu ban cán sự lớp, thành lập các tổ học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hoàn thành sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ hoạt động học tập.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Chất lượng đội ngũ là điều kiện quan trọng để giám đốc trung tâm phân công cho các cá nhân, các bộ phận tổ chức thực hiện hoạt ddoongjdayj học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên.

Bộ máy quản lý phải do Giám đốc Trung tâm trực tiếp chỉ đạo. Tuy nhiên, hoạt động phải theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hoạt động của bộ máy phải khách quan, công bằng, linh hoạt, minh bạch, có báo cáo, đánh giá cụ thể sau mỗi quá trình đào tạo với cấp trên. Có cơ chế kiểm tra, giám sát việc quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện.

Các điều kiện cơ sở vật chất trường lớp cần đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu để đảm bảo đủ điều kiện tổ chức thực hiện hoạt động dạy học của trung tâm theo mục đích đã đề ra.

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện có chất lượng việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp hướng dẫn thực hành nghề nói riêng là một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Trong quá trình dạy nghề việc đổi mới phương pháp dạy thực hành nghề trên cơ sở tính đến năng lực học sinh là cơ sở hoàn thiện mục tiêu dạy học thực hành, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, căn cứ vào năng lực của người học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học, hướng đến mục đích cuối cùng là hướng dẫn để HS biết cách học, có năng lực tự học, tự rèn luyện tay nghề của bản thân trong quá trình học tập và lao động sản xuất.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí