Quy Mô Phát Triển Của Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Huyện Ba Bể (2014- 2017)

Sau khi có Thông tư liên tịch số 39, UBND huyện Ba Bể đã nhanh chóng xây dựng đề án sáp nhập tại địa phương. Trên cơ sở đề án sáp nhập của huyện, ngày 19/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1064/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Việc sáp nhập 2 trung tâm đã đem lại một số kết quả bước đầu. Bộ máy tổ chức được tinh giản, gọn nhẹ. Hiệu quả quản lý, đào tạo được nâng cao do số giáo viên cơ hữu tăng; số nhân viên hành chính giảm. Hệ thống cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị đã được đầu tư, xây dựng phát huy tối đa hiệu quả trong công tác đào tạo. Những khó khăn về kinh phí hoạt động, mặt bằng xây dựng bước đầu được tháo gỡ.

Cùng với đó, sau khi sáp nhập, chức năng đào tạo của Trung tâm cũng đa dạng hơn, thu hút được nhiều đối tượng người học, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Trung tâm đã chú trọng tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho người học, chủ động phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế của địa phương tham gia ký kết hợp đồng đào tạo nghề phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thực hiện tốt các chế độ chính sách (đặc biệt là Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg) đã tạo điều kiện và thu hút nhiều đối tượng người dân tham gia học tập.

Trong những năm qua, Trung tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mở các lớp văn hóa hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT.Ngoài ra,Trung tâm thực hiện nhiệm vụ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương; tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

Về chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý trực tiếp của Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể là Ban Giám đốc Trung tâm với Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm đều có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và qua bồi dưỡng về năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Trong Ban Giám đốc, Giám đốc là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm.

Về đội ngũ giáo viên

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Trung tâm là 16 người.Trong đó, có 03 cán bộ quản lý, 09 giáo viên dạy văn hóa trình độ THPT, 02 giáo viên dạy nghề và 02 nhân viên hành chính. 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có trình độ đại học trở lên. Tỉ lệ nam - nữ cân đối (nam 50%, nữ 50%). Cán bộ dân tộc kinh là 26,6%, dân tộc thiểu số là 73,4%.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong Trung tâm đều có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ,tích cực tham gia các hoạt động phong trào tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh, trong sáng. Đội ngũ giáo viên luôn chú trọng đến sự đổi mới trong hoạt động giảng dạy. Năm học 2016 - 2017, Trung tâm có 03 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Về tình hình học viên

Học viên của Trung tâm phần lớn là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, là thanh niên tự do, cán bộ công chức cấp xã... Để thuận tiện cho việc thực hiện các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm đối tượng học viên, Trung tâm đã tổ chức chia học viên thành các nhóm đối tượng.

- Nhóm 1: Những học sinh sau khi tốt nghiệp bậc THCS không tham gia thi vào các trường THPT hoặc thi nhưng không đỗ vào các trường THPT trên địa bàn;

- Nhóm 2: Những học viên lao động tự do đã bỏ học dài ngày hoặc không có điều kiện theo học các lớp bậc THPT từ trước có nhu cầu học lại;

- Nhóm 3: Những học viên là công nhân lao động trong các xí nghiệp, nhà máy, là cán bộ công chức cấp xã.

Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm tuyển sinh. Trung tâm tổ chức thông báo tuyển sinh, học viên đăng ký, nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định và được trung tâm phân bổ vào các lớp. Các lớp được tổ chức khai giảng vào ngày 05/9 hàng năm. Do thuộc nhiều đối tượng khác nhau nên học viên của Trung tâm có một số hạn chế, gây khó khăn cho công tác giáo dục như:

- Chất lượng đầu vào không đồng đều và ở mức thấp, học viên rỗng kiến thức, nhận thức không đồng đều và chậm.

- Học viên có đồ tuổi không đồng đều.

- Đa phần học viên ít đọc sách báo hay xem ti vi, nghe đài, ít dành thời gian cho học tập.

- Một số học viên xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (về cả vật chất và tinh thần)dẫn tới dễ mặc cảm, tự ti.

- Nhiều học viên kém hòa đồng, ngại giao tiếp với bạn bè - thầy cô.

Bảng 2.2. Quy mô phát triển của Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể (2014- 2017)


Số TT


Năm học


Số lớp


Số học viên

Nhân lực

Cơ sở vật chất


Quản lý


giáo viên

Nhân viên HC

PH

kiên cố

PH

bán kiên

cố

Phòng học BM


Phòng TN

1

2014-2015

7

214

2

9

2

0

5

0

0

2

2015-2016

6

154

2

10

1

4

2

0

0

3

2016-2017

5

137

3

11

2

4

2

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học phân hóa ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 7

Nguồn: thống kê từ số liệu lưu trữ của Trung tâm

Bảng 2.3. Kết quả giáo dục của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (2014 - 2017)


Số TT


Năm học


Số lớp

Số học viên

Học lực (%)

Hạnh kiểm (%)

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

2014-2015

7

214

0

7,5

70,5

22

0

69,6

22.9

7,5

0

2

2015-2016

6

154

0

11

63,7

25,3

0

60

22

18

0

3

2016-2017

5

137

0

12,4

78,8

8,8

0

67,9

22,6

9,5

0

Nguồn: thống kê từ số liệu lưu trữ của Trung tâm

Bảng 2.3 phản ánh thực trạng giáo dục tại Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể về số lượng và chất lượng đào tạo. Điều đó cũng cho thấy công tác quản lý giáo dục trong Trung tâm đã bước đầu có những đổi mới, đem lại hiệu quả, đáp ứng từng bước yêu cầu đổi mới căn bản ngành giáo dục đào tạo.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát thực trạng là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể; rút ra được mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý dạy học phân hoá.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát thực trạng tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

- Khảo sát thực trạng quản lý đổi mới nhận thức của giáo viên, học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể về dạy học phân hoá.

- Khảo sát thực trạng quản lý nội dung dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể.

- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy của giáo viên ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Ba Bể.

- Khảo sát thực trạng hoạt động học của học viên ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Ba Bể.

- Khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học phân hóa ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể.

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng là Giám đốc, Phó Giám đốc, giáo viên và học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể. Cụ thể như sau:

- Cán bộ quản lý: 3 người

- Giáo viên: 11 người

- Học viên: 20 người

Tổng cộng: 34 người

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến

- Tổ chức lấy ý kiến qua phiếu điều tra và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong phiếu điều tra.

- Xử lý thông tin từ các phiếu điều tra.

Cách thức xử lý số liệu: Kết quả khảo sát được thống kê, tính toán tỉ lệ % và rút ra nhận xét, đánh giá.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng đổi mới nhận thức của CBQL, GV, HS về dạy học và DH theo quan điểm DHPH

Để đánh giá thực trạng quản lý đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học viên về dạy học phân hoá, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu phỏng vấn.

Kết quả được tổng hợp như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng đổi mới nhận thức của giáo viên và học viên về dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể


TT


Nội dung đánh giá


Số ý kiến

Mức độ thực hiện


Thực hiện tốt

Đã làm nhưng

chưa tốt


Chưa làm

SL

%

SL

%

SL

%

1

Lên kế hoạch đổi mới

nhận thức về DHPH

34

0

0

0

0

34

100


2

Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, seminar về về

DHPH


34


3


8,8


31


91,2


0


0


3

Tổ chức tham quan

những đơn vị làm tốt dạy học phân hoá


34


0


0


0


0


34


100


4

Tổ chức dự giờ mẫu mô hình dạy học phân

hoá


34


15


44,1


19


55,9


0


0


5

Kiểm tra, đánh giá

nhận thức GV, HV về DHPH


34


5


14,7


29


85,3


0


0

Bảng kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý đổi mới nhận thức của giáo viên và học viên về dạy học phân hoá ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Ba Bể. Theo đó, các nội dung quản lý đổi mới nhận thức được đánh giá không đồng đều.

Để đổi mới nhận thức cho cán bộ giáo viên và học viên về dạy học phân hoá, hoạt động được Ban Giám đốc Trung tâm tổ chức thường xuyên, với chất lượng tốt hơn cả là tổ chức dự giờ mẫu mô hình dạy học phân hoá (44,1% ý kiến đánh giá thực hiện tốt). Tiếp đến là "Kiểm tra, đánh giá nhận thức GV, HV về DHPH" và "Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, seminar về về DHPH".

Việc "Kiểm tra, đánh giá nhận thức GV, HV về DHPH" và "Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, seminar về về DHPH" được phần lớn ý kiến đánh giá là đã làm nhưng chưa tốt (tương ứng là 85,3% và 91,2% ý kiến đánh giá đã làm nhưng chưa tốt). Tiến hành phỏng vấn, một số cán bộ quản lý và giáo viên cho biết

hạn chế của những hoạt động này nằm ở hai khía cạnh. Một là, đã làm nhưng làm chưa thường xuyên. Hai là, cách thức thực hiện chưa đem lại hiệu quả trong việc quán triệt nhận thức một cách sâu sắc đến các đối tượng tham gia, đôi khi còn mang tính hình thức.

Việc Lên kế hoạch đổi mới nhận thức về DHPH và Tổ chức tham quan những đơn vị làm tốt dạy học phân hoá hầu như chưa được thực hiện ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể. Điều này sẽ tác động đáng kể đến nhận thức của cán bộ giáo viên và học viên của Trung tâm về dạy học phân hoá. Bởi lẽ, lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý. Lập kế hoạch sẽ giúp Ban Giám đốc Trung tâm có những bước đi hoàn chỉnh và chính xác trong việc tổ chức, chỉ đạo đổi mới nhận thức của giáo viên và học viên về dạy học phân hoá. Không lập kế hoạch, cán bộ quản lý Trung tâm khó có thể xác định rõ mục tiêu cần phải đạt tới trong việc đổi mới nhận thức là những gì? Với nguồn lực của Trung tâm thì cần phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đổi mới nhận thức đó. Cũng như vậy, việc "Tổ chức tham quan những đơn vị làm tốt dạy học phân hoá" có vai trò đáng kể trong việc định hình nhận thức đúng đắn cho cán bộ giáo viên về dạy học phân hoá thông qua những mô hình thực tế mà các đơn vị bạn đã thực hiện thành công. Tuy nhiên, hai việc này đều chưa được thực hiện ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quản lý đổi mới nhận thức về dạy học phân hoá, cán bộ quản lý Trung tâm cần quan tâm nhiều hơn đến hai việc này.

2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung dạy học phân hoá

Để tìm hiểu thực trạng quản lý nội dung dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên. Kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý nội dung dạy học phân hoá ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Ba Bể


TT


Nội dung đánh giá


Số ý kiến

Mức độ thực hiện


Thực hiện tốt

Đã làm nhưng

chưa tốt


Chưa làm

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức cho giáo viên thiết kế chương trình DH chi tiết dựa vào năng lực của người

học.


34


0


0


34


100


0


0


2

Tổ chức cho giáo viên nắm vững cấu trúc chương trình dạy học, chuẩn kiến thức kĩ

năng…


34


4


11,8


30


88,2


0


0


3

Chỉ đạo tổ bộ môn thống nhất trong giáo viên kế hoạch giảng dạy chi tiết từng bài, từng chương, từng học kỳ phù hợp với từng

đối tượng học viên.


34


0


0


21


61,7


13


38,3


4

Chỉ đạo bố trí tiết học,

buổi học, môn học hợp lý.


34


10


29,4


24


70,6


0


0


5

Chỉ đạo thiết lập các quy định của Trung tâm về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và tổ chức thực

hiện hiệu quả các quy định đó.


34


0


0


16


47


18


53


6

Kiểm tra và có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời KH giảng dạy

đã đề ra


34


4


11,8


30


88,2


0


0

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí