Khảo Nghiệm Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

cường công tác quản lý của Ban Giám đốc Trung tâm đối với việc nâng cao chất lượng dạy học phân hoá, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

- Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý dạy học phân hoá


TT


Biện pháp


Số ý kiến

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức về dạy học phân hoá cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng

liên quan


34


31


91,1


3


8,9


0


0


2

Chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học của giáo

viên Trung tâm theo quan điểm phân hoá


34


31


91,1


3


8,9


0


0


3

Tổ chức hoạt động học tập của học viên theo quan điểm phân hoá


34


20


58,8


14


41,2


0


0


4

Tăng cường tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học phân

hoá cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm


34


25


73,5


9


26,5


0


0


5

Tạo điều kiện hỗ trợ

cho hoạt động dạy học phân hoá


34


24


70,5


10


29,5


0


0


6

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học phân hoá trong Trung

tâm


34


30


88,2


4


11,8


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học phân hóa ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 12

Bảng 3.1 cho thấy:

Tất cả 6 biện pháp đều có mức độ cần thiết cao. Tỷ lệ đánh giá rất cần thiết dao động từ 64,3% đến 92,9%. Trong đó, biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức về dạy học phân hoá cho mọi cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan” và biện pháp 2 "Chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên Trung tâm theo quan điểm phân hoá; " được đánh giá ở mức độ cần thiết cao nhất, tương ứng với tỷ lệ đánh giá rất cần thiết là 91,1%.

Tiếp đó là các giải pháp "Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học phân hoá trong Trung tâm" (tỷ lệ đánh giá rất cần thiết là 88,2%); "Tăng cường tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học phân hoá cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm"(tỷ lệ đánh giá rất cần thiết là 73,5%); "Tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học phân hoá" (tỷ lệ đánh giá rất cần thiết là 70,5%). Biện pháp có đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất là "Tổ chức hoạt động học tập của học viên theo quan điểm phân hoá".

Qua trao đổi phỏng vấn cán bộ quản lý và một số giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX cho thấy: đa số các ý kiến đều cho rằng các giải pháp đề xuất của luận văn là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay những chuyển biến kinh tế - xã hội mạnh mẽ của đất nước đang đặt ra nhiều thời cơ nhưng cũng đầy thách thức đối với nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ của nước ta.

- Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học phân hoá


TT


Biện pháp


Số ý kiến

Tính khả thi

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức về dạy học phân hoá cho cán bộ quản lý, giáo

viên và các lực lượng liên quan


34


30


88,2


4


11,8


0


0

2

Chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học của giáo

viên Trung tâm theo quan điểm phân hoá


34


26


76,4


8


23,6


0


0


3

Tổ chức hoạt động học tập của học viên theo quan điểm phân hoá


34


20


58,8


14


41,2


0


0


4

Tăng cường tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học phân hoá cho đội ngũ giáo

viên của Trung tâm


34


17


50


17


50


0


0


5

Tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học phân hoá


34


20


58,8


14


41,2


0


0


6

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học phân hoá trong Trung

tâm


34


22


64,7


12


35,3


0


0



Bảng 3.2 cho thấy:

Tất cả 6 biện pháp đều có tính khả thi cao, tỷ lệ đánh giá rất khả thi dao động từ 50% đến 88,2%. Trong đó, biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức về dạy học phân hoá cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan” và biện pháp 2 "Chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên Trung tâm theo quan điểm phân hoá" được đánh giá ở mức độ cần thiết cao nhất, tương ứng với tỷ lệ đánh giá rất khả thi là 88,2 và 76,4%. Như thế, hai biện pháp được cho là cấp thiết nhất thì cũng có khả năng hiện thực hoá cao nhất trong thực tiễn quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể.

Tiếp đó là các giải pháp "Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học phân hoá trong Trung tâm" (tỷ lệ đánh giá rất khả thi là 64,7%); "Tổ chức hoạt động học tập của học viên theo quan điểm phân hoá" (tỷ lệ đánh giá rất khả thi là 58,8%); "Tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học phân hoá" (tỷ lệ đánh giá rất khả thi là 58,8%). Biện pháp có đánh giá khả thi thấp nhất là "Tăng cường tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học phân hoá cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm".

Đồng thời, tương tự như khảo nghiệm về mức độ cần thiết thiết của các biện pháp, tác giả đã trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể. Kết quả cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng các giải pháp đề xuất của luận văn về cơ bản là khả thi; giải pháp "Tăng cường tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học phân hoá cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm" có mức độ khả thi thấp nhất song vẫn đạt giá trị trung bình hướng tới khả năng khả thi cao.

Như vậy, kết quả khảo nghiệm cho thấy, những biện pháp được nêu ra trong luận văn nhận được sự đồng thuận cao của Ban Giám đốc và giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể tham gia trưng cầu ý kiến. Hầu hết các ý kiến đều nhận xét, đánh giá rằng các biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao mặc dù đối với từng biện pháp các kết quả đạt ở các mức độ khác nhau. Điều này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể.

Tuy nhiên, để các biện pháp đó thực sự mang lại hiệu quả thì Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể cần thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra trong những thời điểm cụ thể.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể, trên cơ sở quán triệt các nguyên tác đảm bảo tính mục đích, tính khả thi, tính thực tiễn, tính kế thừa và phát triển, tác giả đề xuất 5 biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý dạy học phân hoá, bao gồm Nâng cao nhận thức về dạy học phân hoá cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan; Chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên Trung tâm theo quan điểm phân hoá; Tổ chức hoạt động học tập của học viên theo quan điểm phân hoá; Tăng cường tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học phân hoá cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm; Tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học phân hoá; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học phân hoá trong Trung tâm.

Đây là những biện pháp cơ bản nhất, chủ yếu trong quá trình tổ chức dạy học phân hoá; ngoài ra, còn có những biện pháp khác.

Các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Các biện pháp tuy có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau, nhưng đều là những yếu tố quyết định đến hiệu quả quản lý dạy học phân hoá. Các biện pháp đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Để nâng cao chất lượng quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể, các chủ thể quản lý cần phải vận dụng một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt các biện pháp đã đề xuất, đảm bảo cho quá trình dạy học phân hoá được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Theo quan điểm dạy học phân hoá, dạy học phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, nhằm hướng tới đáp ứng tốt nhất lợi ích của người học, khuyến khích tối đa tiềm năng của mỗi người để đạt kết quả học tập cao nhất so với khả năng và điều kiện của họ. Vì vậy, trong quá trình quản lý cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý phải biết vận dụng sáng tạo các chức năng quản lý để chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học phân hoá.

Trong quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể, Ban Giám đốc Trung tâm đã hướng đến việc quản lý nâng cao nhận thức về dạy học phân hoá; quản lý nội dung dạy học phân hoá; quản lý hoạt động dạy của giáo viên; quản lý hoạt động học của học viên và quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học phân hoá.

Qua tài liệu, thực tế điều tra và phân tích kết quả điều tra tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể cho thấy Ban Giám đốc Trung tâm đã có nhiều cố gắng trong quản lý dạy học phân hoá nhưng vẫn còn một số hạn chế. Hình thức quản lý đổi mới, nâng cao nhận thức chưa đa dạng, chủ yếu dừng lại ở việc tổ chức dự giờ mô hình dạy học phân hoá trong nội bộ Trung tâm. Việc quản lý hoạt động dạy và quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học phân hoá còn nhiều hạn chế. Tổ chuyên môn chưa phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ Ban Giám đốc Trung tâm quản lý dạy học phân hoá.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về dạy học phân hoá cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan;

- Biện pháp 2: Chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên Trung tâm theo quan điểm phân hoá

- Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động học tập của học viên theo quan điểm phân hoá

- Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học phân hoá cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm;

- Biện pháp 5: Tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học phân hoá;

- Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học phân hoá trong Trung tâm.

Những biện pháp đề xuất đã được kiểm chứng. Phần lớn khách thể được hỏi bày tỏ sự đồng tình và khẳng định sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Nếu áp dụng tốt những biện pháp này sẽ từng bước ổn định và nâng cao chất lượng dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI đã đề ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ban Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX

- Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên Trung tâm được bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học nói chung và năng lực dạy học phân hoá nói riêng.

- Tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài Trung tâm, đặc biệt là các nguồn lực xã hội hoá để đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Trung tâm, đáp ứng yếu cầu của dạy học phân hoá.

2.2. Đối với Giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX

- Tích cực, chủ động tìm kiếm các chương trình bồi dưỡng (tập trung, từ xa, trực tuyến) và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học phân hoá của bản thân, đáp ứng yêu cầu của dạy học phân hoá ở Trung tâm.

- Khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất, tìm tòi, sáng tạo những thiết bị dạy học phù hợp điều kiện Trung tâm để đáp ứng những yêu cầu của hoạt động dạy học.

- Tăng cường mối quan hệ thầy - trò thân thiện, cởi mở, gần gũi để hiểu hơn về từng đối tượng giáo dục của mình. Từ đó, có sự lựa chọn phương pháp, nội dung, mức độ giáo dục phù hợp, phân hoá.

2.3. Đối với học viên Trung tâm GDNN - GDTX

- Chủ động, tích cực trao đổi với giáo viên về nhu cầu, hứng thú, năng lực của bản thân, để cùng tìm kiếm giải pháp thích hợp trong học tập, nhằm hướng đến kết quả học tập tốt nhất.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí