Phát triển thị trường vốn Việt Nam - 2


Thứ nhất, hoạt động của thị trường vốn liên quan tới hoạt động tài chính trực tiếp qua việc phát hành và giao dịch các loại chứng khoán trung dài hạn. Tín dụng ngân hàng liên quan tới hoạt động tài chính gián tiếp, có những đặc điểm về hoạt động, tổ chức rất khác biệt [31],[88],[89]. Do vậy hoạt động của thị trường vốn và hoạt động tín dụng trung dài hạn qua các trung gian tài chính là những đối tượng nghiên cứu độc lập với nhau, mặc dù vẫn có những mối liên hệ nhất định giữa hai đối tượng nghiên cứu này.

Thứ hai, do đặc điểm hoạt động của thị trường vốn (chứng khoán) và thị trường tín dụng trung dài hạn có nhiều sự khác biệt, trong phạm vi luận án tiến sĩ sẽ không thể bao gồm cả hai đối tượng nghiên cứu này. Do vậy, luận án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu thị trường vốn (chứng khoán) ở Việt Nam.

Luận án không nghiên cứu hoạt động của thị trường đối với các loại chứng khoán phái sinh. Theo quan điểm của tác giả luận án, nếu xét trên góc độ huy động vốn trung dài hạn trong nền kinh tế, các công cụ phái sinh không có đóng góp đáng kể vào quá trình huy động vốn này. Hơn nữa, thị trường các công cụ phái sinh cũng chưa thực sự tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Do vậy, luận án sẽ không phân tích hoạt động của thị trường này. Tuy nhiên, xét trên quan điểm chức năng về quản lý rủi ro của thị trường vốn, các công cụ chứng khoán phái sinh là những sự phát triển quan trọng của thị trường vốn. Do vậy luận án có đề cập tới việc phát triển các công cụ và thị trường chứng khoán phái sinh như là một giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong luận án bao gồm:

Phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính để so sánh, phân tích và giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân thực tế.


Phương pháp so sánh thống kê sử dụng số liệu thực tế theo thời gian và số liệu thời điểm để so sánh dọc, so sánh chéo về sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam với các thị trường vốn ở một số nước trên thế giới thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng và định tính.

Luận án cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng và thống kê để đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường vốn ở Việt Nam giai đoạn 2008-2009 (phương pháp nghiên cứu sự kiện). Mô hình này được dùng để kiểm định mức độ hiệu quả trung bình của thị trường vốn qua việc sử dụng số liệu về chỉ số VNIndex và giá cổ phiếu của 25 công ty niêm yết có mức vốn hóa lớn nhất trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Các số liệu về hoạt động của thị trường vốn sẽ được tổng hợp từ các số liệu do UBCKNN, các Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán cung cấp. Các số liệu này sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý thị trường vốn.

5. Kết cấu của luận án

Phát triển thị trường vốn Việt Nam - 2

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu theo ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường vốn.

Chương 2: Thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường vốn Việt Nam.

6. Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp của luận án về phương diện lý thuyết và thực tiễn, cùng với những điểm mới của luận án bao gồm những nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được các khái niệm cơ bản liên quan tới thị trường vốn và phát triển thị trường vốn. Luận án đã phân tích rõ và triệt để khái niệm thị trường vốn và phân biệt phạm vi của thị trường vốn với thị trường chứng


khoán, thị trường tín dụng trung dài hạn. Đây là các khái niệm vẫn còn đang được bàn luận với nhiều ý kiến khác nhau. Luận án cũng đã làm rõ về khái niệm và phạm vi của hoạt động phát triển thị trường vốn trong Chương 1 và Chương 3.

Thứ hai, luận án đã sử dụng hai mô hình lượng hóa để đánh giá mức độ phát triển thị trường vốn ở Việt Nam bên cạnh các chỉ tiêu định tính khác. Mô hình thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu định lượng phản ánh mức độ phát triển của thị trường vốn Việt Nam và có so sánh với các chỉ tiêu tương đương của thị trường vốn ở một số nước để đánh giá về mức độ phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Mô hình thứ hai đánh giá giá mức độ phát triển của thị trường vốn trên khía cạnh hiệu quả về thông tin thông qua việc phân tích biến động của giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Cả hai mô hình này được trình bày cụ thể trong phần 2.3. Đây là hai điểm mới và cũng là đóng góp cơ bản của luận án trên khía cạnh ý nghĩa thực tiễn.

Thứ ba, ngoài việc đánh giá mức độ phát triển của thị trường vốn trên các khía cạnh chỉ tiêu định lượng đã nêu ở trên, luận án còn sử dụng các chỉ tiêu định tính khác bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, công tác quản lý và giám sát thị trường. Các chỉ tiêu này cũng phản ánh mức độ phát triển của thị trường và phản ánh hiệu quả quản lý thị trường của các cơ quan chức năng. Đây là những đóng góp mới mang tính tổng hợp có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Thứ tư, luận án cũng đã phân tích và bổ sung về mục tiêu phát triển thị trường vốn trên khía cạnh kinh tế về mặt chi phí huy động và sử dụng vốn mà thị trường vốn cần phải đạt được, bên cạnh các mục tiêu chung đã được xác định trong phần 3.1.

Thứ năm, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại, sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá mức độ phát triển thị trường vốn ở Việt Nam (phương pháp nghiên cứu sự kiện), bên cạnh các phương pháp truyền thống. Phương pháp nghiên cứu sự kiện được trình bày cụ thể trong chương 1 và kết quả ở phần 2.3.


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Phát triển thị trường vốn là đề tài được quan tâm nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài.

(i) Các nghiên cứu trong nước


Thị trường tài chính ở Việt Nam mới được thành lập và đang trong quá trình phát triển, do vậy các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào các vấn đề về hình thành và thiết lập, đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động, về các giải pháp phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường vốn, thị trường chứng khoán nói riêng [19] , [20] , [23], [25] , [38], [49]. Trong đó, các tác giả nêu trên đã khái quát các vấn đề về lý luận và thực trạng thị trường vốn. Đặc điểm của thị trường vốn Việt Nam trong thời gian đầu hoạt động (từ năm 2000 – 2005) có thể được tóm tắt ở tám điểm chính:

1. Số lượng hạn chế các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu của các cơ quan của chính phủ (Quĩ hỗ trợ phát triển nay là Ngân hàng phát triển), trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và cổ phiếu được giao dịch. Đến cuối năm 2006, mới chỉ có gần 200 cổ phiếu của các công ty được niêm yết và giao dịch tại 2 trung tâm giao dịch chứng khoán.

2. Hoạt động của 2 TTGDCK đã đi vào ổn định. Tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu giao dịch của các trung tâm trong các thời kỳ cao điểm vẫn không đáp ứng được. Do thời gian giao dịch ngắn nên các công ty chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán đã không xử lý được hết các lệnh giao dịch mà nhà đầu tư đặt.

3. Các thể chế thị trường chưa hoàn chỉnh, số lượng các tổ chức tài chính trung gian, các quĩ đầu tư, quĩ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức xác định hạn mức tín nhiệm còn ít hoặc chưa có.

4. Các dịch vụ tài chính chưa đa dạng và có chất lượng thấp, ít hàng hoá, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ chưa được rõ ràng.


5. Năng lực quản lý thị trường của nhà nước chưa phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển của thị trường tài chính.

6. Số lượng các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường, với số vốn ít ỏi, tham gia thị trường với mục đích thăm dò là chủ yếu. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức quá ít. Hạn chế về kiến thức chứng khoán và đầu tư của công chúng là đáng kể.

7. Kinh nghiệm và khả năng kinh doanh của các công ty chứng khoán hạn chế.

8. Công tác tuyên truyền đào tạo cán bộ, phổ cập kiến thức về thị trường chứng khoán chưa đáp ứng được yêu cầu.

Như vậy, có thể kết luận từ các thực tế nêu trên các vấn đề nổi cộm của thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn này là: thứ nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng thực hiện giao dịch cho các nhà đầu tư có công suất thấp, không phù hợp với sự phát triển của thị trường trong tương lai; thứ hai, vấn đề giám sát và quản lý thị trường cũng chưa theo kịp với những diễn biến trên trị trường. Công tác giám sát giao dịch nội gián, giám sát việc công bố thông tin của các công ty niêm yết chưa được thực hiện triệt để.

Xuất phát từ các đặc điểm nêu trên, có nhiều giải pháp đã được đề xuất để phát triển thị trường vốn đã được đưa ra. Các nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm:

1. Đa dạng hoá các công cụ tài chính, đặc biệt là công cụ nợ trung dài hạn; gỡ bỏ việc cấp phép của NHNN đối với việc phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn trong hoạt động của các NHTM.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển của các thành viên chuyên nghiệp trên thị trường tài chính như các nhà môi giới (broker), các nhà kinh doanh chuyên nghiệp (dealer), và các nhà tạo lập thị trường (market maker).

3. Hoàn thiện cơ chế hoạt động và điều hành của các trung tâm giao dịch chứng khoán, nâng cấp các trung tâm giao dịch chứng khoán thành Sở giao dịch chứng khoán.


4. Phát triển các nghiệp vụ mới do các trung gian tài chính cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán như dịch vụ lưu ký, tư vấn, cho vay cầm cố chứng khoán

Thêm vào đó, hàng loạt giải pháp bổ trợ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn cũng đã được bàn đến. Việc thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại là một khía cạnh được nghiên cứu. Việc tham gia của các NHTM vào thị trường chứng khoán sẽ đem lại một số lợi ích đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Cụ thể, các lợi ích này bao gồm việc tạo lập hàng hoá cho thị trường, gia tăng qui mô và phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện ổn định và duy trì sự lành mạnh trong hoạt động của thị trường chứng khoán. Việc đổi mới mô hình tổ chức, quản trị điều hành, cơ chế tài chính, công nghệ ngân hàng là các giải pháp thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng thương mại góp phần phát triển thị trường vốn [20], nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh và hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian [25].

Đối với hầu hết các nghiên cứu về phát triển thị trường tài chính, thị trường chứng khoán trong nước, các tác giả đều sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống là phân tích, tổng hợp, dựa vào các số liệu thực tế để đưa ra các đánh giá, nhận định từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường vốn và thị trường tài chính. Chưa có một nghiên cứu nào từng áp dụng các mô hình về đánh giá hiệu quả thị trường vốn giống như các nghiên cứu ở các nước có thị trường vốn phát triển.

(ii) Các nghiên cứu ở nước ngoài


Phát triển thị trường vốn là một chủ đề quan trọng được các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức tài chính quốc tế quan tâm.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã thực hiện hàng loạt các dự án giúp các nước thành viên phát triển thị trường vốn cũng như hệ thống tài chính, hệ thống thanh toán. Trong dự án hỗ trợ phát triển thị trường vốn ở Pakistan, 58 biện pháp


chính sách đã được thực hiện nhằm hoàn thiện hoạt động của thị trường. Các giải pháp đưa ra có thể được gộp vào thành các nhóm sau đây:

1. Thiết lập môi trường chính sách thúc đẩy cạnh tranh;

2. Tăng cường quản lý, điều hành và giám sát thị trường, các thể chế thị trường;

3. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự hội nhập của thị trường vốn;

4. Phát triển thị trường trái phiếu công ty;

5. Đổi mới hoạt động các quĩ đầu tư;

6. Phát triển các công ty cho thuê tài chính;

7. Thúc đẩy các tổ chức tiết kiệm hợp đồng thông qua việc đổi mới lĩnh vực bảo hiểm, quĩ lương hưu và các quĩ bảo hiểm khác.

Các giải pháp được thực hiện và được coi là đã thành công trong việc phát triển thị trường vốn ở Pakistan [60].

Các nghiên cứu về tác động và hiệu quả của công tác quản lý và điều hành tới hoạt động của thị trường vốn cũng được nghiên cứu trong thời gian gần đây.

* Nghiên cứu của Krishnamurti và các tác giả khác [81]:


Các tác giả này nghiên cứu tác động của mô hình tổ chức trung tâm giao dịch chức khoán tới chất lượng hoạt động của thị trường. Sử dụng mô hình của thị trường chứng khoán Ấn Độ với 2 sở giao dịch: Sở giao dịch Bombay và Sở giao dịch chứng khoán quốc gia. Mặc dù hai sở giao dịch này sử dụng hệ thống giao dịch giống nhau, giao dịch các loại cổ phiếu giống nhau và có thời gian giao dịch như nhau, nhưng Sở giao dịch quốc gia có chất lượng hoạt động tốt hơn so với Sở giao dịch Bombay, căn cứ vào tiêu chí chất lượng thị trường của Hasbrouck. Sự khác biệt về chất lượng được giải thích là vì đối với những sở giao dịch được tổ chức như một hiệp hội các nhà môi giới và hoạt động phi lợi nhuận thường không thích những đổi mới hoạt động, mặc dù những sự đổi mới này làm tăng giá trị cho thị trường. Trong các trường hợp độc quyền, các sở giao dịch như vậy cản trở việc tăng cường chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp nếu như việc tăng cường chất lượng ảnh


hưởng tới lợi ích của các thành viên sở giao dịch. Sở giao dịch quốc gia hoạt động như một công ty. Điều này cho phép Sở có thể ghi điểm cao hơn trên các khía cạnh quản lý: sử dụng công nghệ hiện đại, hệ thống kiểm soát nội bộ, minh bạch, hệ thống kiếm soát rủi ro tốt, và các qui định bảo vệ nhà đầu tư được thiết lập với các tiêu chuẩn cao. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi qui đa biến lên biến phụ thuộc là chi phí thực hiện giao dịch, các tác giả cho thấy Sở giao dịch quốc gia có chất lượng cao hơn thể hiện ở chi phí giao dịch thấp hơn, biến động giá chứng khoán thấp hơn, và mức độ thanh khoản cao hơn.

* Nghiên cứu của Green và các tác giả khác [73]:


Cũng liên quan tới vấn đề điều hành thị trường vốn, Green và các tác giả khác đã nghiên cứu tác động chi phí giao dịch tới biến động giá cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn. Kết quả từ nghiên cứu số liệu giao dịch từ năm 1870-1986 cho thấy, chi phí giao dịch và thuế giao dịch có tác động thuận chiều đối với biến động của thị trường (market volatility) và biến động quá mức (excess volatility). Chi phí và thuế giao dịch tăng lên làm tăng biến động giá cổ phiếu do tác động của qui mô giao dịch nhỏ. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cũng khuyến nghị đối với các nhà quản lý thị trường tại các thị trường mới nổi lên là việc giảm chi phí giao dịch hoặc các loại thuế giao dịch không phải là công cụ duy nhất để tác động tới giá trị giao dịch và biến động thị trường. Các nhà quản lý thị trường cũng cần phải lưu tâm đến sự cân bằng giữa cấu trúc thị trường, các loại chi phí giao dịch, và việc điều hành các nhà tạo lập thị trường

* Nghiên cứu của Daouk và các tác giả khác [69]:


Daouk và các tác giả xem xét tác động của công tác điều hành tới hoạt động của thị trường vốn. Các yếu tố của công tác điều hành thị trường được xác định và ước lượng bao gồm: việc áp dụng và thực hành các qui định về giao dịch nội gián; chỉ số tổng hợp về chất lượng thu nhập công ty được công bố, và chỉ số về các hạn chế bán khống. Dựa trên các yếu tố này, các tác giã đã xây dựng chỉ số CMG – chỉ số quản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022