thành công các nhiệm vụ trong các hoạt động xã hội. Với xu thế hướng tới việc phát triển năng lực của học sinh, không quá nặng về khối lượng kiến thức mà chú trọng tới khả năng vận dụng, tổng hợp và khái quát Hóa học các kiến thức, kĩ năng, thái độ, trách nhiệm,… vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, dạy học nói chung và dạy học môn Hóa nói riêng cũng cần phải thay đổi về cách thức triển khai các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh đòi hỏi tính chủ động rất cao ở học sinh, họ luôn phải thực hành, thao tác, vận dụng những điều đã biết vào giải quyết các vấn đề thực tế hoặc mô phỏng thực tế.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, trong bối cảnh hội nhập giáo dục toàn cầu, các thông tin, dữ liệu cần thiết cho cả người dạy và học sinh được số hóa, luân chuyển, chia sẻ và kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Những phương thức và công cụ kết nối, chia sẻ hiện đại cho phép chúng ta nhanh chóng biết được mình cần phải học gì, làm gì để bắt kịp nhân loại. Theo đó, những quan niệm, tư duy, phương thức hành động thậm chí cả những giá trị sống cũng cần phải thay đổi theo, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học. Bên cạnh những thuận lợi, có không ít thách thức đặt ra khiến cho chúng ta cần phải bắt tay làm mới những hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học cho phù hợp với bối cảnh, giúp học sinh chủ động thích ứng với cuộc sống luôn thay đổi. Sản phẩm của hoạt động dạy học phải là những cá nhân có đầy đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu xã hội. Mỗi bài học, mỗi giờ lên lớp phải tạo cho học sinh không gian để trải nghiệm thực tiễn, rèn luyện năng lực.
1.4.5. Quản lý việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
a. Quản lý phương pháp dạy học môn Hóa ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đối với kiểu dạy học này đảm bảo cho HS nắm được tri thức một cách vững chắc, sáng tạo, linh hoạt đồng thời nắm được cả phương pháp tự học. Có tác dụng mạnh mẽ trong việc phát triển tư duy biện chứng và tư duy sáng tạo cho HS, giúp HS có hứng thú học tập và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa
học. Bên cạnh những ưu điểm, kiểu dạy học này còn tồn tại một số nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian đối với giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị so với phương pháp thuyết trình, truyền thụ kiến thức một chiều.
Chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên và học sinh: Chỉ đạo đổi mới PPDH là quá trình tác động cụ thể của nhà quản lí tới mọi thành viên của nhà trường, nhằm biến những nhiệm vụ chung về PPDH của nhà trường thành hoạt động thực tiễn của từng người.
Tổ chức bồi dưỡng PPDH tích cực cho giáo viên: Công tác bồi dưỡng giáo viên cần được coi trọng vì nó sẽ góp phần nâng cao năng lực đổi mới PPDH và hiệu quả quản lí của nhà QL.
b. Quản lý hình thức dạy học môn Hóa ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Hình thức tổ chức dạy học bao gồm hình thức dạy, hình thức học, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Nội Dung Nghiên Cứu: Nghiên Cứu Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Thpt
- Năng Lực Và Dạy Học Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Phương Pháp, Hình Thức Và Phương Tiện Dạy Học Môn Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Khái Quát Về Trường Trung Học Phổ Thông Vân Tảo
- Đánh Giá Của Hs Về Mức Độ Thực Hiện Nội Dung Dạy Học Môn Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Đánh Giá Của Hs Về Mức Độ Sử Dụng Hình Thức Dạy Học Môn Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Hình thức này luôn căn cứ vào nội dung dạy học và có định hướng là mục tiêu QTDH dạy học môn Hóa thường được phân chia ra một cách tương đối
thành hai quá trình dạy học
- Quá trình dạy học lý thuyết
- Quá trình dạy học thực hành, thí nghiệm
Dạy lý thuyết là truyền đạt và lĩnh hội hệ thống các tri thức chung và tri thức lý thuyết Dạy thực hành, thí nghiệm có nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt và tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo, hình thành ý thức thái độ học tập. Trong dạy thực hành, thí nghiệm xuất hiện mối liên hệ tức thời giữa lý thuyết với thực tiễn, trong dạy lý thuyết thời gian là những tiết học ở lớp học hoặc ở phòng học,và hình thức tổ chức dạy học toàn lớp. Trong dạy thực hành, thí nghiệm đơn vị thời gian là ngày học ở phòng bộ môn. Vì vậy số lượng HS ít hơn cho mỗi ca và hình thức tổ chức dạy học vừa theo nhóm vừa theo từng cá nhân
1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Quản lý kiểm tra-đánh giá dạy học môn Hóa ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nhà QL cần phải quản lý nghiêm túc công tác kiêm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để có căn cứ đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên, điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thực hiện quy chế điểm số cho từng môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đề kiểm tra của giáo viên đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo bốn yêu cầu: năng lực tiếp thu kiến thức bộ môn; năng lực phân tích; năng lực tổng hợp; năng lực sáng tạo.
Đánh giá xếp loại học sinh phải đảm bảo tính công bằng, khách quan thông qua việc quán triệt và vận dụng đầy đủ các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu được trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GV chủ nhiệm lớp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp HS học tập tiến bộ.
Qua việc QL hoạt động kiểm tra đánh giá HS của GV, người QL sẽ nắm được chất lượng dạy và học ở từng GV một. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học. Nhất là trong giai đoan hiện nay khi tình trạng dạy thêm học thêm đang lan tràn, khi trình độ của một bộ phận GV còn hạn chế thì việc QL hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là điều quan trọng. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là việc làm hết sức cần thiết của nhà QL nhằm tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra- đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu. QL hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
(1) Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua điểm số, đánh giá được chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV. Từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung giúp cho người QL chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.
(2) Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại HS theo quy định.
(3) Đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Trong quá trình kiểm tra- đánh giá người QL phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên: Hiệu phó phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, GV, các thành viên phải lập được kế hoạch kiểm tra- đánh giá một cách đầy đủ theo yêu cầu của chương trình, người QL thường xuyên kiểm tra xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao được hiệu quả của công tác kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của HS.
1.4.7. Quản lý các điều kiện dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Quản lý thiết bị cần:
- Quản lý phòng thiết bị đồ dùng theo qui định của Bộ GD& ĐT. Yêu cầu phòng bộ môn:
+ Trong phòng phải có đủ tủ đựng, giá treo tranh. Các loại hóa chất phải có nhãn, tranh ảnh để trên giá dễ lấy và tiện sử dụng, khu vực để thiết bị đều có các bản chỉ dẫn, giới thiệu rõ ràng. có bản nội qui, lịch mượn- trả thiết bị đồ dùng, lịch vệ sinh, bảo dưỡng.
+ Hồ sơ phòng bộ môn: Gồm có sổ danh mục các thiết bị dạy học, thống kê đầy đủ các loại đồ dùng, phải có sổ theo dõi mượn- trả.
- Chỉ đạo phong trào tự làm đồ dùng dạy học.
+ Hướng dẫn GV cách làm vật dụng. Với những đồ dùng có qui mô và kích thước lớn, GV đưa ra ý tưởng và mẫu thiết kế, BGH duyệt và thuê thợ làm (nếu cần).
+ Yêu cầu đồ dùng tự tạo phải đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, phù hợp với chương trình, PPDH bộ môn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS, sử dụng đạt hiệu quả cao, kết cấu gọn nhẹ, dễ sử dụng, gây hứng thú học tập cho HS.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học: là
những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, công văn hướng dẫn giảng dạy của các cơ quan QLGD các cấp.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào: HS được tuyển vào lớp 10 - THPT đều phải hoàn thành chương trình GD THCS và thi tuyển sinh (hình thức xét tuyển) theo địa bàn dân cư để thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Do đó công tác tuyển sinh đầu cấp THPT thường đạt tỉ lệ rất cao (gần 100%). Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ HS được tuyển vào lớp 10 năng lực còn yếu, mặt bằng chất lượng HS được tuyển đầu vào chưa đồng đều.
CSVC và PTDH Hóa học luôn có một vị trí quan trọng và vai trò không thể thiếu trong hoạt động dạy học môn Hóa học, nó ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo tiếp cận năng lực. Việc khai thác, sử dụng CSVC và PTDH Hóa học có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn năng lực cho HS.
Môi trường giáo dục và môi trường dạy học: gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi HS. Chính vì vậy, nhà quản lý phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa ba môi trường sẽ giúp cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo tiếp cận năng lực có hiệu quả tốt hơn; đảm bảo kết quả dạy và học Hóa học học đạt được theo mục tiêu mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THPT
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
CBQL trực tiếp quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. CBQL nhà trường tác động đến kết quả dạy học môn Hóa học thông qua việc đề ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học hữu hiệu, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời, chính xác để GV và học sinh điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình sao cho đạt được kết quả dạy học mong muốn.
GV Hóa học THPT phải là những người có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đào tạo, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và phong cách nhà giáo đúng mực. Ngoài ra GV Hóa học còn phải không ngừng tự học, tự bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật thường xuyên thông tin, tri thức Hóa học học mới nhất là những tri thức liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nắm vững lý luận dạy học hiện đại, hiểu sâu sắc lý luận dạy học bộ môn để vận dụng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy của mình là yêu cầu bắt buộc nâng cao đối với GV Hóa học THPT trong bối cảnh hiện nay, có như vậy mới thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình. GV Hóa học trong nhà trường THPT dù bằng cấp tương đương nhau nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV lại không đồng đều. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy - học môn Hóa học vốn là môn đòi hỏi phải có hứng thú của cả GV và học sinh. Quản lí dạy - học Hóa học cần quan tâm đến nhân tố đặc biệt là người thầy.
Tiểu kết chương 1
Xu hướng dạy học hiện này là tăng cường vai trò chủ động của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức, việc dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tạo cơ hội thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập giúp phát huy tính tích cực học tập của HS, tăng cường khả năng quan sát, phân tích, óc sáng tạo, từng bước rèn luyện cho HS khả năng tự học. Việc dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp GV đạt được mục tiêu dạy học, đòi hỏi người GV không ngừng học hỏi, trao dồi kỹ năng chuyên môn và nghề nghiệp, góp phần đáng kể trong việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT nói chung và môn hóa nói riêng.
Qua chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học môn Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT như các khái niệm, nội dung quản lí dạy học. Trong đó, các thành tố của dạy học môn Hóa ở trường THPT bao gồm mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra - đánh giá dạy học. Theo đó, nội dung quản lí dạy học học môn Hóa ở trường THPT được xác định gồm: Quản lí hoạt động dạy của GV, quản lí hoạt động học của HS, quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Đây là cơ sở để tác giả thực hiện khảo sát và phân tích thực trạng ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÂN TẢO, HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa-giáo dục huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện Thường Tín
Thường Tín là huyện trực thuộc thành phố Hà Nội, phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Tây giáp huyện Thanh Oai, phía Đông giáp sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Hưng Yên.
Các đơn vị hành chính của huyện gồm 1 thị trấn Thường Tín và 28 xã là: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Ninh Sở, Nguyễn Trãi, Nghiêm Xuyên, Nhị Khê, Quất Động, Tân Minh, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.
Huyện có 126 làng cổ, hiện thời được phân thành 169 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố tại 28 xã và 1 thị trấn. Được thừa hưởng truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc của vùng ven đô. Trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, vùng đất này có nhiều dấu ấn đi vào lịch sử. Nhiều địa danh đã được sử sách ghi lại như Chương Dương Độ, diễn ra trận chiến 1285 của nhà Trần dẫn đến chiến thắng cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên. Hà Hồi nơi mở màn chiến thắng giặc Mãn Thanh của vua Quang Trung trên đường tiến đánh thành Thăng Long.
2.1.2. Tình hình chung về giáo dục của Huyện Thường Tín
Toàn huyện có 6 trường THPT (Thường Tín; Nguyễn Trãi; Tô Hiệu; Vân Tảo; Lý Tử Tấn; Phùng Hưng) 30 trường THCS, 29 trường tiểu học. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ, từng bước hiện đại. Huyện Thường Tín luôn chú trọng quan tâm công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp nước