Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội Thanh Miện
+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài nhà nước trên địa bàn
Bảng 2.10: Đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | So sánh (%) | ||||||
SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | 14/13 | 15/14 | BQ | |
Tổng số | 1.264 | 100,00 | 1.270 | 100,00 | 1.849 | 100,00 | 100,47 | 145,59 | 120,95 |
1. DN có vốn ĐT nước ngoài | 241 | 19,10 | 315 | 24,81 | 540 | 29,21 | 130,71 | 171,42 | 149,69 |
2. Doanh nghiệp, CSSX tư nhân | 518 | 40,95 | 592 | 46,58 | 853 | 46,15 | 114,29 | 144,09 | 128,32 |
3. Truyền nghề | 505 | 39,95 | 363 | 28,61 | 456 | 24,64 | 71,88 | 125,62 | 95,02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Và Lao Động Nông Thôn Ở Nước Ta Và Ở Tỉnh Hải Dương
- Nguồn Lao Động Theo Độ Tuổi Và Giới Tính
- Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Nghề Trên Địa Bàn Huyện Thanh Miện Công Tác Đào Tạo Nghề Của Đơn Vị Công Lập Trên Địa Bàn
- Việc Làm Sau Đào Tạo Và Nhu Cầu Đào Tạo Nghề Của Lao Động Nông Thôn Tại Điểm Nghiên Cứu
- Phối Hợp Với Các Đơn Vị Sử Dụng Lao Động Giải Quyết Học Viên Sau Tốt Nghiệp
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Vừa Sức Đối Tượng Người Học
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các đơn vị ngoài nhà nước trên địa bàn
Năm 2015, toàn huyện có 103 doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, có 39 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, vận tải, điện; 02 doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Để đi vào sản xuất, ngoài tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, các doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng lao động phổ thông, tổ chức đào tạo hoặc đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhất là kỹ năng thực hành, làm việc theo nhóm, tổ hợp, dây chuyền sản xuất. Lĩnh vực đào tạo chủ yếu của doanh nghiệp là: may mặc, mộc, cơ khí, xây dựng,... Thời gian đào tạo khoảng một tháng, hoặc đào tạo lại từ 10 đến 15 ngày tùy từng nghề, từng doanh nghiệp; có lớp chỉ đào tạo một khâu, một công đoạn trong quy trình sản xuất. Đối với loại hình đào tạo như vậy, doanh nghiệp không cấp bằng, chứng chỉ. Song, do công tác đào tạo nghề gắn chặt với nhu cầu sử dụng lao động, cơ sở vật chất, máy móc thực hành sẵn có tại chỗ nên chất lượng đào tạo đạt hiệu quả cao. Phải khẳng định rằng: mặc dù số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện chưa lớn nhưng các doanh nghiệp đã có đóng góp tích cực trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Đối với việc truyền nghề chỉ diễn ra trong các gia đình, dòng họ, cơ sở sản xuất và ở các làng nghề như: mây tre đan, mộc, thêu móc sợi, quện thừng
và các nghề thủ công, mỹ nghệ khác. Thời gian và đối tượng học nghề không có quy định cụ thể; sau học nghề không được cấp chứng chỉ nghề. Những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường, sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, sản phẩm đầu ra thiếu sức cạnh tranh làm cho thu nhập của người lao động không ổn định, các nghề truyền thống dần bị mai một còn những nghề mới du nhập chưa có chỗ đứng. Số lao động được truyền nghề giảm qua các năm và xu hướng lao động nông thôn nhất là lao động trẻ không thiết tha với việc học và làm nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ.
+ Các hình thức bồi dưỡng, chuyển giao khoa học kỹ thuật khác
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật của huyện những năm qua đã được quan tâm, hệ thống khuyến nông được củng cố và phát triển. Các cơ quan chuyên môn như: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và một số đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tới tận các thôn, khu dân cư.
Bảng 2.11: Kết quả công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | So sánh (%) | |||
SL (người) | SL (người) | SL (người) | 14/13 | 15/14 | BQ | |
Bồi dưỡng, chuyển giao KHKT | 9.161 | 9.456 | 10.002 | 103,22 | 105,77 | 104,49 |
Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội Thanh Miện Năm 2015, tổ chức đào tạo hàng trăm lớp cho 10.002 lượt người với những hình thức đa dạng như: tổ chức tập huấn, hội nghị đầu bờ giới thiệu mô hình trình diễn giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản nước ngọt; kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân vi sinh,...Thời gian tổ chức các lớp này thường từ 10 đến 15 ngày, hoặc chỉ là vài ba ngày; số lượng nông dân tham gia không hạn chế. Đây là loại hình bồi dưỡng, giới thiệu trực tiếp, ngắn hạn, giúp nông dân cập
nhật kiến thức. Tuy không tổ chức kiểm tra, đánh giá, sát hạnh và không được cấp chứng chỉ nhưng đã đem lại hiệu quả trực tiếp, đáng kể cho người nông dân thông qua tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.
vi. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các điểm nghiên cứu
Trên cơ sở phân tổ thống kế, điều tra theo các nhóm đối tượng lao động nông thôn tại các điểm nghiên cứu cho thấy: số lao động trong độ tuổi chiếm bình quân 92,25% trong cơ cấu nguồn lao động, lao động ngoài tuổi trực tiếp tham gia lao động và đóng vai trò chính tạo ra thu nhập của gia đình chiếm bình quân 7,27%. Các xã có số lao động ngoài tuổi trực tiếp tham gia lao động với tỉ lệ cao là các địa phương chuyên canh cây rau màu hay có làng nghề, ngành nghề phụ như: Phạm Kha và Chi Lăng Nam; xã Ngô Quyền và Tứ Cường tỉ lệ này thấp hơn do người lao động ở lại địa phương chủ yếu chỉ tập trung sản xuất hai vụ lúa trong khi nguồn lao động trong độ tuổi lại khá dồi dào. Điều này, cũng phản ánh thực trạng chung về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn huyện hiện nay đó là: lao động nông nghiệp chủ yếu là nữ trong độ tuổi và bổ sung lao động trên tuổi còn sức khoẻ, lao động dưới tuổi phụ giúp thêm; những lao động thanh niên nhất là nam thanh niên thường đi làm kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.
Bảng 2.12: Phân loại lao động tại điểm nghiên cứu
Ngô Quyền | Phạm Kha | Tứ Cường | Chi Nam | Tổng | ||||||
SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | |
Tổng lao động | 100 | 100,00 | 100 | 100,00 | 100 | 100,00 | 100 | 100,00 | 400 | 100,00 |
- LĐ trong độ tuổi | 95 | 95,00 | 88 | 88,00 | 94 | 94,00 | 92 | 92,00 | 369 | 92,25 |
- LĐ ngoài độ tuổi trực tiếp tham gia lao động | 5 | 5,00 | 12 | 12,00 | 6 | 6,00 | 8 | 8,00 | 31 | 7,75 |
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3-4/2014. Trình độ học vấn của lao động nông thôn tại các điểm nghiên cứu từ THCS trở lên chiếm tỉ lệ bình quân 95,5%; tiểu học chỉ chiếm 4,5%, đây là những lao động phổ biến từ độ tuổi từ 45 trở lên. Lao động qua đào tạo chỉ
chiếm 41% (năm 2014 tỉ lệ này của tỉnh Hải Dương đã đạt 42%) trong đó có bằng, chứng chỉ nghề bình quân đạt 18%, lao động qua đào tạo không có bằng, chứng chỉ là 23%.
Lao động nông thôn chủ yếu được đào tạo qua các lớp nghề ngắn hạn theo các chương trình, dự án tại địa phương; số ít lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp nghề ở lại địa phương đầu tư mở mang ngành nghề, phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc một số lao động sau đào tạo nhưng không tìm kiếm được việc làm, thu nhập ổn định phải trở về địa phương làm nông nghiệp cùng gia đình. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ khá cao với 59%. Điều này, thể hiện chất lượng lao động của các địa phương trong huyện còn khá thấp.
Bảng 2.13: Chất lượng lao động nông thôn tại điểm nghiên cứu
Chỉ tiêu | Ngô Quyền | Phạm Kha | Tứ Cường | Chi lăng Nam | Tổng | |||||
SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | |
Tổng LĐ điều tra | 100 | 100,00 | 100 | 100,00 | 100 | 100,00 | 100 | 100,00 | 400 | 100,00 |
I.Trình độ học vấn | ||||||||||
- Tiểu học | 2 | 2,00 | 6 | 6,00 | 6 | 6,00 | 4 | 4,00 | 18 | 4,50 |
- Trung học cơ sở | 38 | 38,00 | 46 | 46,00 | 38 | 38,00 | 44 | 44,00 | 166 | 41,5 |
- THPT, Bổ túc THPT | 60 | 60,00 | 48 | 48,00 | 56 | 56,00 | 52 | 52,00 | 216 | 54,00 |
II. Trình độ chuyên môn | ||||||||||
1. Lao động qua đào tạo | 42 | 42,00 | 44 | 44,00 | 34 | 34,00 | 44 | 44,00 | 164 | 41,00 |
- Có bằng, chứng chỉ | 16 | 16,00 | 22 | 22,00 | 14 | 14,00 | 20 | 20,00 | 72 | 18,00 |
+ Cao đẳng nghề | 5 | 5,00 | 2 | 2,00 | 1 | 1,00 | 3 | 3,00 | 11 | 2,75 |
+ Trung cấp nghề | 1 | 1,00 | 4 | 4,00 | 3 | 3,00 | 5 | 5,00 | 13 | 3,25 |
+ Từ 3 tháng đến 1 năm | 5 | 5,00 | 8 | 8,00 | 3 | 3,00 | 6 | 6,00 | 22 | 5,50 |
+ Từ 1 tháng đến dưới 3 tháng | 5 | 5,00 | 8 | 8,00 | 7 | 7,00 | 6 | 6,00 | 26 | 6,50 |
- Không có bằng, chứng chỉ | 26 | 26,00 | 22 | 22,00 | 20 | 20,00 | 24 | 24,00 | 92 | 23,00 |
2. Chưa qua đào tạo | 58 | 58,00 | 56 | 56,00 | 66 | 66,00 | 56 | 56,00 | 236 | 59,00 |
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3-4/2014.
rc.tnu.ed51
http://www.l
u.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Về giới tính của lao động học nghề
Qua bảng 2.14 cho thấy lao động nông thôn tham gia học nghề chủ yếu là lao động nữ với tỉ lệ bình quân chiếm 73,17%, trong khi tỉ lệ này ở nam chỉ chiếm 26,83%.
Có hai nguyên nhân dẫn tới kết quả này là: Thứ nhất, tỉ lệ lao động nam ở lại địa phương tham gia lao động trực tiếp ở hầu hết các ngành kinh tế đều thấp hơn tỉ lệ nữ. Thứ hai, các nghề đã được tổ chức đào tạo trên địa bàn thường chỉ phù hợp với lao động nữ như: nghề may, mây-tre đan, thêu-móc sợi, thêu tranh treo tường,...những nghề này lại chủ yếu được người lao động duy trì mang tính mùa vụ; các nghề khác như: điện, điện tử, cơ khí, lái xe, mộc... phù hợp với lao động nam thì đào tạo được chưa nhiều do năng lực của các cơ sở đào tạo nghề còn hạn chế và chưa được thực sự quan tâm thực hiện.
Bảng 2.14: Lao động qua đào tạo phân theo giới tính
Ngô Quyền | Phạm Kha | Tứ Cường | Chi Lăng Nam | Tổng | ||||||
SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | |
Tổng LĐ | 42 | 100,00 | 44 | 100,00 | 34 | 100,00 | 44 | 100,00 | 164 | 100,00 |
1. Nữ | 32 | 76,00 | 29 | 66,00 | 27 | 79,00 | 32 | 73,00 | 120 | 73,17 |
2. Nam | 10 | 24,00 | 15 | 34,00 | 07 | 21,00 | 12 | 38,00 | 44 | 26,83 |
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3-4/2014.
Từ thực tế trên đặt ra cho các nhà quản lý, các cơ sở, tổ chức dạy nghề về chiến lược, kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động, trong đó cần thực hiện một cách khoa học chuỗi mắt xích từ công tác hướng nghiệp, phân luồng, lựa chọn nghề đào tạo, tổ chức đào tạo, bố trí việc làm sau đào tạo và sử dụng lao động cho phù hợp.
Về việc làm của người lao động sau đào tạo
Qua bảng 2.15 cho thấy hiệu quả của công tác đào tạo nghề chưa cao, điều này được thể hiện rõ bằng tỉ lệ lao động sau đào tạo có việc làm ổn định
đúng với nghề đã học chỉ chiếm bình quân 24,39,%; chỉ sử dụng nghề đã học mang tính thời vụ chiếm 34,15% và không duy trì được nghề là 41,46%.
Như vậy, có thể khẳng định việc thực hiện chuỗi liên kết giữa đào tạo và bố trí việc làm sau đào tạo chưa tốt, đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu thực sự của lao động nông thôn và thị trường lao động. Lao động sau đào tạo có việc làm ổn định chủ yếu là lao động xác định chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang làm việc ở các công ty, doanh nghiệp may mặc trên địa bàn; các nghề điện, điện dân dụng, cơ khí do lao động tự đầu tư mở cơ sở sửa chữa, buôn bán, lắp ráp,...Đối với lao động sau đào tạo chỉ sử dụng nghề mang tính thời vụ đó là những lao động bán nông nghiệp và xác định thu nhập từ nông nghiệp vẫn là chủ yếu, còn nghề đã học chỉ là nghề phụ, tăng thu nhập lúc nông nhàn. Các nghề này thường là các nghề thủ công mỹ nghệ như: thêu gen, móc sợi, đính hạt cườm, mây tre đan,... nhiều lao động sau khi được đào tạo nghề do không có việc làm, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định nên bỏ nghề, nghề bị mai một hoặc không còn sử dụng nghề đã học. Có nhiều lớp nghề ngắn hạn được hỗ trợ hoặc miễn phí theo đề án nhưng sau 3 tháng học nghề và được cấp chứng chỉ cũng là lúc nghề không còn tồn tại.