Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Vừa Sức Đối Tượng Người Học

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý đào nghề lao động nông thôn nói chung tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện nói riêng, từ thực tế quản lý đào nghề lao động nông thôn chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

Thực trạng công tác quản lý quản lý đào nghề lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện, cũng như chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu là điều trăn trở, đáng lo ngại, thể hiện yếu kém về nhiều mặt, từ nhận thức đến triển khai thực hiện, cụ thể: Nội dung chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện còn bất cập, không cập nhật thông tin xã hội, thị trường lao động ... thường xuyên, kiến thức còn xa rời thực tế. Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các trung tâm nói chung và Trung tâm KTTH Hướng nghiệp

- Dạy Thanh Miện nói riêng còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cơ sở vật chất - thiết bị dạy nghề lạc hậu, thiếu thốn, hiệu quả sử dụng thấp, kinh phí đầu tư ít. Cơ chế kiểm tra đánh giá chất lượng công tác hoạt động quản lý và dạy nghề chưa thống nhất; chưa có sự phân cấp quản lý rõ ràng; chế độ chính sách đối với người dạy và học chưa thực sự được quan tâm, do vậy, chưa kích thích được động cơ dạy và học trong hoạt động dạy nghề lao động nông thôn.

Để công tác đào tạo nghề lao đông nông thôn ngày một có hiệu quả, nhà nước cần kinh phí nhiều hơn nữa để tăng cường cơ sở vật chất nâng cao năng lực cho những cơ sở dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề phải thường xuyên có giải pháp cải tiến phù hợp trong công tác quản lý, đào tạo để nâng cao chất lượng. Đó cũng là nội dung chương 3 tác giả xây dựng Biện pháp quản lý đào tạo nghề lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRUNG TÂM KTTH HƯỚNG NGHIỆP - DẠY NGHỀ THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý giáo dục kết hợp nghiên cứu tâm lý học, lý luận dạy học nghề, lý luận quản lý tổ chức giáo dục, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Áp dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý giáo dục tác giả coi cơ sở giáo dục - đào tạo là một “ Hệ thống xă hội thu nhỏ” nằm trong môi trường xã hội.

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - 11

Nói một cách chung nhất thì quản lý là đảm bảo sự tồn tại của hệ thống hoàn chỉnh, làm cho nó thích ứng với hoàn cảnh mới, hoặc chuyển đến trạng thái mới để phản ứng với các biến cố xảy ra, và quản lý có thể xem xét ở trạng thái tĩnh - như một cấu trúc và trạng thái động - như là quá trình.

Như vậy quản lý phải thực hiện hai chức năng cơ bản nhất đó là:

- Đảm bảo sự tồn tại của hệ thống hoàn chỉnh

- Chuyển hệ thống sang trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh. Từ chức năng thứ nhất trong công tác quản lý, người ta phải:

- Thiết lập một tổ chức, xây dựng một bộ máy quản lý ổn định.

- Đề ra nội quy, quy chế, xây dựng nề nếp, để duy trì cơ sở giáo dục đào tạo.

Từ chức năng thứ hai, trong công tác quản lý người ta phải đảm bảo các mối quan hệ tốt giữa cơ sở giáo dục - đào tạo với địa phương, với chính quyền, với các tổ chức nhà nước và xã hội có liên quan.

Căn cứ vào những điều nói trên, ta có thể chia công tác quản lý trung tâm thành hai phần:

+ Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện.

+ Quản lý các mối quan hệ giữa Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện với cộng đồng, xã hội.

Phần thứ nhất đảm bảo các hoạt động xảy ra ở bên trong Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện

Phần thứ hai đảm bảo sự thích ứng giữa Trung tâm KTTH Hướng nghiệp

- Dạy Thanh Miện với môi trường kinh tế - xã hội, môi trường khoa học - công nghệ, cộng đồng và gia đình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp thực tiễn

Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế tại Trung tâm, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của người học, dư luận xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu của thi trường lao động, đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính khả năng thích ứng và hoà nhập của người học vào đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, phục vụ xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hoà nhập quốc tế thể hiện qua mục tiêu đào tạo.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức đối tượng người học

Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính vừa sức với người học, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng. Đảm bảo cho người học tiếp thu được kiến thức vận dụng vào thực tế để việc học tập hiêu quả hơn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề ra phải nhận được sự ủng hộ từ phía cán bộ giáo viên trong Trung tâm, sự phối kết hợp của các tổ chức chính quyền đia phương, các cơ sở sử dụng lao động, sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp trên.

CSVC phòng học lý thuyết, phòng học thực hành đảm bảo quy chuẩn, thiết bị thực hành phải đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo nghề.

Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của các biện pháp ở mức tối đa.

Các chế độ đối với đội ngũ phải được đảm bảo, phải có quy chế cụ thể và các chế tài khác đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động.

3.2. Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của đào tạo nghề và tư vấn nghề cho lao động nông thôn

- Mục đích của biện pháp

Giúp các lực lượng tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cả người học nghề nâng cáo nhận thức thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và đối với sự phát triển KT-XH huyện Thanh Miện nói riêng để từ đó có ý thức tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Giúp cho lao động nông thôn có những thông tin, hiểu biết đầy đủ về nội dung đề án 1956, đồng thời giúp họ lựa chọn nghề học phù hợp với trình độ, năng lực cá nhân và phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương.

- Nội dung và cách thức tiến hành

- Đầu năm trung tâm chủ trì phối hợp với các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền về số lượng, nội dung chương trình các lớp dạy nghề để quán triệt, triển khai thực hiện Đề án 1956 theo Chỉ thị 19-CT/TƯ ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư TƯ Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời xây dựng nội duing chương trình hành động về công tác tuyên truyền, tư vấn học cũng như phương thức tiến hành tuyên truyền.

- Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền trên cơ sở làm rõ vị trí, sự cần thiết của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quan điểm của Đảng và Nhà nước là chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ xây dựng nông mới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn..

Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích và làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động

nông thôn, nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương và đất nước.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền như: Phối hợp với các đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức hội nghị hội thảo, thu thập, sưu tầm các tài liệu, phim ảnh, chuyên đề nhằm phản ánh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Điều kiện thực hiện: Phải có sự tham gia, phối hợp, hưởng ứng đồng loạt của tất cả các cấp, chin hs quyền, đặc biệt là các hội, đoàn thể như Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ xHooij Khuyến học, Đoàn Thanh niên. Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác tuyên truyền, tư vấn nghề cho LĐNT cần được trang bị đầy đủ tài liệu, văn bản để nắm bắt được các chính sách của đề án 1956, xu hướng phát triển Kt-XH của địa phương trong giai

đoạn tới . Trung tâm phải được bố trí để tiến hành tôt hoạt động này.

3.2.2. Biện pháp 2: Dự báo nhu cầu học nghề và lựa chọn mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Mục đích biện pháp

Thông qua dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT để chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động ở địa phương.

Nghiên cứu, tìm kiếm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động của huyện Thanh Miện và phù hợp với nguyện vọng của lao động nông thôn có nhu cầu học nghề..

- Nội dung và cách thực hiện

+ Đầu năm Trung tâm KTTH-HN Thanh Miện phối hợp với các cơ sở sử dụng lao động, các tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT để xây dựng kế hoạch đào tạo trong năm.

+ Trung tâm phối hợp với Phòng Lao động- TB-XH Thanh Miện tiến hành điều tra đến từng xã, thôn, hộ gia đình để nắm đươcj số lượng người có

nhu cầu học nghề, các nghề đang có nhu cầu học, lao động các nghề mà các cơ sở dủ dụng lao động đang cần và sẽ cần.

+Trung tâm tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm các mô hình đào tạo lao động ở các nước và ở các tỉnh, thành phố ở nước ta phù hợp với điều kiện đào tạo tại Trung tâm KTTH-HN Thanh Miện và phù hợp với điều kiện địa phương.

+ Rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai, kịp thời điều chỉnh để lựa chọn mô hình đào tạo phù hợp.

- Điều kiện thực hiện

+ Phải có sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương, của các cơ sở sử dụng lao động. Các điều tra viên, nghiên cứu viên phải có trình độ, có năng lực thực hiện điều tra, nghiên cứu lựa chọn mô hình đào tạo. Phải có đầy đủ thông tin và tài liệu về các mô hình đào tạo dự kiến lựa chọn.

+ Có đủ cơ sở vật chất, có đội ngũ giáo viên, nhân viên có năng lực triển khai hoạt động đào tạo; phải có kinh phí để triển khai các công việc khảo sát và nghiên cứu mô hình đào tạo LĐNT.

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch và xác định nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Mục đích biện pháp

Nhăm xây dựng kế hoạch đào tạo có tính khoa học, có tính khả thi trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nhằm xây dựng chương trình đào tạo LĐNT phù hợp với yêu cầu ngành nghề và phù hợp với nhu cầu của người học.

- Nội dung và cách thực hiện

+ Trung tâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với thực tế phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Miện

+Rà soát các nghề đã và đang đào tạo có phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và người học hay không để có kế hoạch.

+Xây dựng lại chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Điều kiện thực hiện

+ Phải có sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua các giai đoạn.

+ Phải có quy định của UBND huyện để từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cho phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện.

+ Phái có sự phối hợp của các cấp, các ngành trong huyện trong việc triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Phải có sự đầu tư các nguồn lực cho việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Có sự phối hợp của các phòng ban và các lực lượng trên địa bàn

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Mục đích của biện pháp

Đánh giá được trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, vì đây là lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của Trung tâm.

- Nội dung và cách thức tiến hành

Việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng dạy nghề đội ngũ giáo viên cần tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Thống nhất giữa bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ với kỹ năng dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV theo kế hoạch đã được phê duyệt, bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý đào tạo nghề cho CBQL đào tạo của Trung tâm phù hợp với mục tiêu đào tạo đặt ra.

+ Bồi dưỡng có tính đến hướng tương lai của sự phát triển khoa học kĩ thuật, chú ý tới trình độ và nhu cầu của từng giáo viên, trên cơ sở đó xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng thích hợp.

- Hình thức tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế đơn vị, đặc điểm công việc và hoàn cảnh gia đình, cũng như nguyện vọng của giáo viên, tác giả lựa chọn hình thức bồi dưỡng thích hợp, điều đó đã mang lại chất lượng và hiệu quả thiết thực. Vì vậy có nhiều giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng hàng năm.

Hình thức bồi dưỡng được mô tả bằng sơ đồ như sau:



Bồi dưỡng ngắn hạn

Cách thức bồi dưỡng

Bồi dưỡng dài hạn

Tập huấn, Hội thảo chuyên đề, hội giảng

Thực hành sản xuất, tham quan

Tự bồi dưỡng


Sơ đồ 3.1. Hình thức bồi dưỡng cho giáo viên

Hình thức bồi dưỡng tập trung dài hạn thường tổ chức cho những giáo viên trẻ, có triển vọng, hình thức này cần lưu ý không ảnh hưởng tới quân số giảng dạy hiện tại và trong thời gian bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng tập trung ngắn hạn thích hợp với giáo viên đang tham gia giảng dạy vì họ có ít thời gian để đi bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng này tác giả tổ chức vào thời gian hè sẽ thuân lợi cho cả giáo viên trong trung tâm.

Tập huấn, hội thảo chuyên đề, hội giảng là hình thức rất tiện lợi cho mọi giáo viên dạy nghề. Hội thảo chuyên đề nhằm làm rõ một số vấn có liên quan, qua đó bổ sung kiến thức cho giáo viên. Hội giảng là hình thức cần duy trì thường xuyên, để giáo viên có dịp trao đổi học tập kinh nghiệm của nhau, để họ tự đánh giá năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn của mình.

Hình thức thực hành sản xuất, tham quan rất bổ ích vì giáo viên được trực tiếp thực hiện các thao tác, kĩ năng cùng với các trang thiết bị để làm ra các sản phẩm, được trao đổi với các công nhân lành nghề, những người có kinh nghiệm.

Tự bồi dưỡng là hình thức mà giáo viên dạy nghề phải tiến hành thường xuyên, Gv tự lập kế hoạch tự học tập qua sách báo, tài liệu tham khảo, qua kinh nghiệm bạn bè để nâng cao trình độ mọi mặt. Là người quản lý cần biết động

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023