Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Nghề Trên Địa Bàn Huyện Thanh Miện Công Tác Đào Tạo Nghề Của Đơn Vị Công Lập Trên Địa Bàn

Tóm lại, từ nghiên cứu thực trạng lao động trên địa bàn huyện Thanh Miện cho thấy:

+ Nguồn lao động nông thôn là khá dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ; cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động làm trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản còn chiếm tỉ lệ cao.

+ Chất lượng lao động nông thôn đã có sự tiến bộ nhưng còn thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Lao động nông thôn vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, lao động làm nông nghiệp nhưng chưa thực sự có nghề nông nghiệp; cơ cấu lao động nông thôn được đào tạo chưa thực sự hợp lý. Những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, các khu vực; ảnh hưởng tới sự chuyển dịch và phát triển kinh tế- xã hội của huyện, năng suất, hiệu quả lao động, thu nhập và đời sống của đại bộ phận cư dân nông thôn.

2.2.1.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Thanh Miện Công tác đào tạo nghề của đơn vị công lập trên địa bàn

+ Đào tạo nghề của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện

* Hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh THPT

Bảng 2.6: Kết quả dạy nghề phổ thông cho học sinh THPT trong 3 năm

ĐVT: Người


TT

Nghề đào tạo

Tổng

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

So sánh (%)

14/13

15/14

BQ

1.

Diện dân dụng

4.226

1.490

1.289

1.447

86,51

112,26

98,55

2.

Làm vườn

2.834

1.092

1.022

720

93,59

70,45

81,20

3.

Tin học Văn phòng

1.861

671

822

368

122,50

44,77

74,06

4.

May Công nghiệp

173

30

79

64

263,30

81,01

146,06


Cộng

9.094

3.253

3.232

2.609

99,35

80,07

89,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - 7

Nguồn: Trung tâm KTTH Hướng nghiệp- Dạy nghề Thanh Miện

* Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Liên kết mở các lớp đào tạo nghề tại địa phương ở trình độ Cao đẳng, Trung cấp nghề đã xuất hiện và có xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh THCS không tiếp tục học THPT, Bổ túc THPT và học sinh đã tốt nghệp THPT, Bổ túc THPT không thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp có cơ hội được học nghề dài hạn và tìm kiếm việc làm ổn định; đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội và công chức chuyên môn xã, cán bộ nguồn, cán bộ dự nguồn cấp xã hoàn thiện bằng cấp, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

Công tác tuyển sinh, tổ chức bộ máy quản lý lớp học thuộc nhiệm vụ của Trung tâm; công tác chuyên môn, chất lượng đào tạo, cấp bằng thuộc đơn vị đào tạo. Tuy nhiên, việc liên kết đào tạo còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập: đội ngũ giáo viên chưa thực sự đạt chuẩn, một số môn học sử dụng giáo viên thỉnh giảng tại địa phương; địa điểm tổ chức học tại Trung tâm nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hành ở một số môn học như: cơ khí, điện dân dụng, lái xe... còn hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo; mặt khác sự quản lý chồng chéo của đơn vị phụ trách đào tạo và đơn vị tổ chức tuyển sinh, có địa điểm đào tạo dẫn đến người học phải thu nộp nhiều khoản “mềm” không có trong quy định khung nên chi phí học nghề của học viên khá cao.

Trong những năm qua, Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện vẫn chỉ đào tạo nghề ngắn hạn theo chương trình, dự án hỗ trợ hoặc miễn phí của tỉnh và Trung ương cho các đối tượng chính sách, người khuyết tật,...thông qua việc rà soát, cung cấp đối tượng học viên của Phòng Nội vụ, Phòng Lao động thương binh và xã hội, Hội Chữ thập đỏ huyện mà chưa trực tiếp tiếp cận với lao động nông thôn để mở rộng đối tượng tuyển sinh.

Các ngành nghề đào tạo vẫn bó khuôn trong những nghề Trung tâm có giáo viên giảng dạy như: May Công nghiệp, Tin học văn phòng, Điện dân

dụng,...mà chưa mở rộng được ngành nghề đào tạo khác để đáp ứng yêu cầu của các đối tượng lao động và thị trường lao động.

Bảng 2.7: Kết quả về các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

ĐVT: Người


TT

Nghề đào tạo

Tổng

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

So sánh (%)

14/13

15/14

BQ

I.

Liên kết đào tạo

266

40

82

144

205,00

175,61

189,74

1.

Cao đẳng nghề

226

-

82

144




2.

Trung cấp nghề

40

40

-

-




II.

Đào tạo theo đề án

549

119

255

175

214,29

68,62

121,27

1.

Diện dân dụng

30

-

30

-




2.

Chăn nuôi Thú y

135

-

135





3.

Tin học Văn phòng

179

119

60

-




4.

May Công nghiệp

175

-

-

175




5.

Cơ khí

30

-

30






Tổng

815

159

337

319

211,95

94,66

141,64

Nguồn: Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện

+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của ngành, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn

Đến nay, trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một đơn vị dạy nghề công lập có chức năng trực tiếp tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn và liên kết đào tạo nghề trình độ Trung cấp, Cao đẳng đó là Trung tâm Kỹ thuật TH-HN-DN. Trong khi tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo cao, nhu cầu học nghề của người lao động rất lớn và đòi hỏi cần phải đa dạng hoá ngành nghề đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, với kết quả đào tạo nghề của Trung tâm KTTH-HN-DN như đã phân tính trên thì không thể đáp ứng được mục tiêu nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện.


Bng 2.8: Kết quả liên kết đào tạo nghề của các cơ quan chuyên môn, tổ chức CT -XH thực hiện trong 3 năm



41


CHỈ TIÊU

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh (%)

SL

(người)

CC (%)

SL

(người)

CC (%)

SL

(người)

CC (%)

14/13

15/14

BQ

TỔNG SỐ

1.367

100,00

1.489

100,00

1.768

10,00

108,92

118,74

113,73

I. Cơ quan chuyên môn

281

20,53

506

33,97

668

37,81

180,07

132,02

154,18

1. Lao động TB&XH

160

57,01

197

39,00

295

44,11

123,13

149,75

135,78

2. Kinh tế hạ tầng

27

9,55

140

27,58

119

17,89

518,52

85,00

209,94

3. Ngành nông nghiệp

94

33,44

169

33,42

254

38,00

179,79

150,30

164,38

II. Các đoàn thể CT-XH

1.086

79,47

983

66,03

1.100

62,19

90,52

111,90

100,64

1. Hội Nông dân

270

24,89

262

26,62

270

24,51

97,03

103,05

100,00

2. Đoàn thanh niên

198

18,26

196

20,01

179

16,27

98,98

91,33

95,08

3. Hội Liên hiệp Phụ nữ

269

24,76

257

26,14

263

23,88

95,54

102,33

98,88

4. Hội Cựu Chiến binh

107

9,87

169

17,20

209

19,03

157,94

123,67

139,76

5. Liên đoàn Lao động

242

22,22

99

10,03

179

16,31

40,91

180,00

86,00


Nguồn: Phòng Lao động TB&XH, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Thanh Miện

Từ hạn chế về năng lực đào tạo nghề của Trung tâm KTTH-HN-DN, các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện đã tham mưu, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề theo đối tượng mà ngành quản lý như: Phòng kinh tế hạ tầng tổ chức các lớp dạy nghề TTCN, khuyến công; Phòng Lao động thương binh xã hội tổ chức đào tạo nghề cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, người khuyết tật, dạy nghề định hướng xuất khẩu lao động; Phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục thú y, Trạm Khuyến nông tổ chức các lớp đào tạo nghề cho đối tượng thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp nông nghiệp, chủ trang trại, dạy nghề, cấp chứng chỉ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thú y,...

Các tổ chức chính trị -xã hội huyện phối hợp với các Trung tâm dạy nghề của tỉnh theo hệ thống ngành dọc như: Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm của Sở Lao động TB&XH và Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm trực thuộc các tỉnh Hội, tỉnh Đoàn tổ chức dạy nghề ngay tại địa phương. Các lớp dạy nghề này thời gian thường là 3 tháng hoặc từ 3 đến 6 tháng và cơ bản là đào tạo nghề miễn phí theo các chương trình, đề án nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất kinh doanh.

Các tổ chức chính trị -xã hội trực tiếp rà soát, lập hồ sơ học viên theo yêu cầu, bố trí địa điểm (hội trường xã, nhà văn hoá các thôn, khu dân cư hoặc thậm chí tại hộ gia đình), khi đủ số lượng học viên (30 học viên/lớp) là mở lớp dạy nghề. Thủ tục tuyển sinh, mở lớp đơn giản, công tác quản lý thiếu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng nên cả 5 đoàn thể chính trị - xã hội của huyện đều tham gia vào công tác đào tạo nghề, dẫn đến đào tạo nghề mang tính ‘’phong trào”, chạy theo thành tích.

Trình độ độ đội ngũ giáo viên và nội dung giảng dạy chưa có những quy định cụ thể, chương trình đào tạo chưa sát với nhu cầu thực tế, sau đào tạo mặc dù đều được cấp chứng chỉ với tỉ lệ đạt khá giỏi cao nhưng chất lượng đầu ra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

+ Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn khu vực công lập

Qua bảng 2.9 cho thấy: công tác đào tạo nghề vẫn chủ yếu tập trung cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo và lao động nông thôn đang trực tiếp làm nông nghiệp. Các đối tượng chính sách, người tàn tật, lao động xuất khẩu đã được quan tâm đào tạo nhưng số lượng còn khá khiêm tốn.

Đến năm 2015, huyện có 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch xây dựng 174,14 ha, trong đó mới có 02 cụm công nghiệp là Ngũ Hùng-Thanh Giang và Cao Thắng có doanh nghiệp đầu tư với tỷ lệ đã sử dụng đất các cụm công nghiệp mới đạt 2,87%. Thực hiện dự án mở rộng không gian thị trấn gần 20 ha và xây dựng một số công trình giao thông phải thu hồi đất nông nghiệp. Tuy nhiên, số diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là chưa lớn, số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp chưa nhiều, chưa gây ra áp lực lớn về giải quyết việc làm đối với lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất chưa có kết quả cao.

Các nghề đào tạo chủ yếu tập trung vào các nghề nông nghiệp như: làm vườn, chăn nuôi thú y, sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt; May công nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp và cơ sở may mặc trên địa bàn; nghề TTCN- mỹ nghệ như: mộc, trạm khắc, mây-tre đan, thêu tranh treo tường, ghép trúc, đan bèo, đan cây thanh hao,... Ngoài ra, còn đào tạo được một số nghề như: cơ khí, hàn xì, sửa chữa điện dân dụng, lái xe ô tô,...


Bảng 2.9: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đối tượng và ngành nghề đào tạo trong 3 năm



44


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh (%)

SL

(người)

CC (%)

SL

(người)

CC (%)

SL

(người)

CC (%)

14/13

15/14

BQ

Tổng số laođộng

1.526

100,00

1.826

100,00

2.087

100,00

119,66

114,29

116,95

I. Phân theo đối tượng










1. Thuộc hộ nghèo

423

27,72

640

35,07

808

38,70

151,30

126,25

138,21

2. Thuộc đối tượng chính sách

28

1,86

46

2,54

65

3,10

164,29

141,30

152,36

3. Người tàn tật

27

1,80

47

2,56

49

2,33

174,07

104,26

134,72

28

1,86

64

3,42

113

5,43

228,57

176,56

200,89

4. Bị thu hồi đất canh tác

5. LĐ xuất khẩu

112

7,30

155

8,50

192

9,21

102,68

123,87

130,93

6. LĐ nông thôn khác

908

59,46

874

47,91

860

41,23

96,25

98,17

97,32

II. Phân theo nghề đào tạo










1. May Công nghiệp

277

18,12

411

22,50

594

28,45

148,38

144,53

146,44

2. Cơ khí, Điện, Lái xe ô tô

157

10,30

237

13,00

286

13,68

150,95

120,68

134,97

3. Nghề nông nghiệp

972

63,70

1.045

57,23

1.016

48,70

107,51

97,13

102,19

4. Tiểu thủ công nghiệp,mỹ nghệ

80

5,26

79

4,35

115

5,50

98,75

145,57

119,90

5. Nghề khác

40

2,62

54

2,92

76

3,67

135,00

140,74

137,84

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023