Khái Quát Về Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Và Lao Động Nông Thôn Ở Nước Ta Và Ở Tỉnh Hải Dương

cho tổ hợp công-nông nghiệp. Do yêu cầu của kinh tế thị trường, trong hệ thống đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp cho nông dân có 280 ngành nghề khác nhau, từ kỹ năng nuôi trồng tới thương mại, dịch vụ, kỹ thuật, giao thông trong nông nghiệp,...Mở các khóa đào tạo các nông trại viên trẻ, thu hút thanh niên nông thôn ở nhiều khu vực ngoại ô tới học nghề. Chương trình đào tạo nghề cho nông trại viên mang tên “Tự mình trở thành nông dân có tay nghề cao” đã thu hút đông đảo thanh niên có nguyện vọng trở thành người lao động gắn bó với đất và rừng. Họ được đào tạo những kỹ năng cơ bản nhất về nghề nông để tạo thêm thu nhập từ nghề phụ gia đình trên chính mảnh đất của mình. Do một thời gian dài không chú trọng tới nghề nông, nên vừa qua có tới 13.000 làng ở Nga gần như không có người ở, trung bình mỗi làng chỉ có 10 người sinh sống. Do đó, chương trình dạy nghề này đã thu hút được đông đảo thanh niên theo học để sau đó trở về nông thôn lập nghiệp. Để thực hiện chương trình, ở Nga đã thành lập Quỹ liên bang mang tên “Tương lai của quốc gia” và phát triển các khóa đào tạo nghề cho các nông trại viên trẻ tại nhiều vùng trên lãnh thổ Nga.

- Đào tạo và dạy nghề tại Na uy: mô hình chung của đào tạo nghề ở Na Uy là “2+2”, nghĩa là 2 năm học đại cương và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển. Các cơ sở dạy nghề ở Na Uy có được sự liên kết chặt chẽ đối với các đối tượng liên quan. Các đối tác liên quan đặc biệt ủng hộ với độ tin cậy cao về chất lượng đào tạo của mô hình dạy nghề này.

Tóm lại, xu hướng chung của các nước là không chỉ dùng ngân sách mà còn huy động tối đa sự góp sức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Đây là những bài học bổ ích cho Việt Nam trong công tác đào tạo nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Dựa vào những cở lý luận của việc quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn có thể kết luận: Để thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện trước hết người cán bộ quản lý trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện cần phải nắm bắt được các quy luật khách quan hiện đang chi phối hoạt động này, các Chủ trương, các Chỉ thị, các Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn của cấp trên, sự quan tâm của xã hội của học viên, cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực cho trung tâm. Lý luận công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được trình bày ở phần trên. Ngoài ra người cán bộ quản lý cần biết vận dụng khoa học quản lý giáo dục vào việc quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cũng như định hướng công tác tổ chức hoạt động quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Quản lý hoạt động quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đạt được mục đích đề ra và thực hiện một số nội dungcơ bản như: Quản lý hoạt động lập kế hoạch cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xác định trên cơ sở nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn của đơn vị; Căn cứ vào những Chỉ thị, các văn bản hướng dẫn của các cấp, căn cứ vào kết quả đã đạt được trong năm trước và căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị. Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn được giao cho một bộ phận chức năng của Trung tâm thực hiện. Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng quy định thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Như vậy, trước hết cần tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương nói chung và trung tâm KTTH - Hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương nói riêng, đây cũng chính là nội dung mà tác giả đề cập tới chương thứ hai.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRUNG TÂM KTTH HƯỚNG NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

DẠY NGHỀ THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG


Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - 5

2.1. Khái quát về đào tạo nghề cho lao động và lao động nông thôn ở nước ta và ở tỉnh Hải Dương

2.1.1. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta

Thực hiện Nghị quyết lần thứ bảy (Khóa X) của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, ngày 21 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) với mục

tiêu tổng quát: “Bình quân hàng năm đào tao

nghề cho khoảng 1 triêu

lao đôṇ g

nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã.

Nâng cao chất lượng và hiêu

quả đào tao

nghề, nhằm tao

viêc

làm, tăng thu

nhâp

của lao đôn

g nông thôn; góp phần chuyển dic̣ h cơ cấu lao đôṇ g và cơ cấu

kinh tế, phuc thôn…”.

vụ sư ̣ nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiêp̣ , nông

Quan điểm cơ bản của Đề án 1956 là “Đào tao

nghề cho lao đôṇ g nông

thôn là sư ̣ nghiêp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm

nâng cao chất lượng lao đôn

g nông thôn, đáp ứ ng yêu cầu công nghiêp

hóa,

hiên

đai

hóa nông nghiêp̣ , nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư và có chính

sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao

động nông thôn, ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tươn

g là người thuôc

diên

được hưở ng chính sách ưu đai người có công với cách maṇ g, hô ̣ nghèo, hô ̣ cận

nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tâṭ, người bi ̣thu hồi đất canh tác…;

khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tao

nghề

cho lao đông nông thôn”.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Đề án đưa ra 3 nhóm chính sách (đối với người học, người dạy và cơ sở đào tạo), 5 nhóm giải pháp, 8 nhóm hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn và 4 nhóm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. Kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2009-2020 là 25.980 tỷ đồng (bình quân mỗi năm khoảng 2.363 tỷ đồng; giai đoạn 2009- 2011 đã được bố trí khoảng 2.800 tỷ đồng).

Năm 2010 là năm đầu tiên triển khai đề án, nên bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản, các điều kiện cần thiết (như xây dựng chương trình, đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý…), chủ yếu là các hoạt động thí điểm như: thí điểm các mô hình dạy nghề, thí điểm đặt hàng dạy nghề, thí điểm việc cấp thẻ học nghề nông nghiệp; đồng thời tập trung tổ chức các hoạt động đào tạo nghề ở 11 tỉnh điểm, các huyện điểm và 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới. Một số mô hình dạy nghề bước đầu được đánh giá có hiệu quả là:

- Mô hình dạy nghề cho lao động ở các vùng trồng cây chuyên canh,

nuôi chuyên con, nhằm đào tao

đôi

ngũ lao động nông thôn đáp ứng được yêu

cầu của sản xuất hàng hóa hiện đại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm;

- Mô hình dạy nghề cho lao động trong các làng nghề truyền thống,

nhằm đào tao

đôi

ngũ thơ ̣ trẻ để phuc

hồi, duy trì và phát triển nghề truyền

thống, trong đó có cả việc “cấy nghề” để phát triển làng nghề mới;

- Mô hình đặt hàng dạy nghề, nhằm day nghề cho lao động nông thôn

diên

hô ̣ nghèo, người dân tộc thiểu số, bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về

kinh tế và bố trí viêc

làm taị doanh nghiêp

sau đào tạo.

Đến tháng 7/2011, trên 21 ngàn lao động nông thôn đã được đào tạo nghề theo các mô hình thí điểm này. Đối với đào tạo nghề cho lao động trồng cây chuyên canh, trong quá trình đào tạo, người học ngoài việc được dạy kỹ năng nghề, còn được cung cấp các kiến thức về bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, các quy định quốc tế về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (GAP-

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt). Qua thí điểm các mô hình trên cho thấy

kết quả thưc

hiên

khá tốt. Người lao động sau khi học nghề năng suất lao động

và hiêu

quả sản xuất tăng lên rõ rêṭ ( từ 1,5-2 lần đối với các nghề chuyên canh)

hoặc đáp ứng được nhu cầu sử dun

g của môt

số doanh nghiêp

(Tâp

đoàn Dêt

May, Điên

lưc, Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty thép...), được các doanh

nghiệp này tiếp nhận lao động sau khi đào tạo vào làm việc. Các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn, không chỉ thuần túy là “dạy nghề” mà còn tư vấn, hướng dẫn bà con cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, đảm bảo “đầu ra” cho sản phẩm hoặc là tiếp nhận lao động sau khi được đào tạo nghề,...

Để đảm bảo cho người lao động nông thôn được tiếp cận với các khóa

đào tạo nghề, ngoài nguồn ngân sách Trung ương hỗ trơ, bướ c đầu đã huy đông

đươc

sự hỗ trợ của môt

số tổ chức quốc tế như: chương trình thí điểm “Đào tao

nâng cao năng lưc

kinh tế dưa

vào côn

g đồng” (CB-TREE) cho lao động nông

thôn (do ILO tài trợ), Dư ̣ án đào tao nghề nhằm giảm nghèo vùng Đồng bằng

sông Cử u Long (do ADB tài trợ)...; 11 tỉnh tự cân đối được ngân sách đã đảm

bảo kinh phí từ ngân sách đia

phương để thưc

hiên

chính sách hỗ trơ ̣ lao đông

nông thôn học nghề và hoạt đôn

g đào taọ , bồi dưỡng cán bô,

công chứ c xã; môt

số tỉnh đã bổ sung từ ngân sách đia

phương để hỗ trơ ̣ tiền ăn, tiền đi lai

trong

thờ i gian hoc nghề cho một số nhóm lao động nông thôn ngoài chính sách của

Đề án. Nhiều doanh nghiêp

đã hỗ trơ ̣ thêm tiền ăn, tiền đi lai

cho người hoc

nghề và trả lương trong quá trình hoc đào tao.

tâp

ở các lớp do doanh nghiêp

tổ chứ c

Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác trong thôn bản, làng, xã tham gia các khoá đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn. Người lao động, bên cạnh học các kỹ năng nghề cơ bản để làm nghề, còn được trang bị các kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, các kỹ năng “mềm” khác như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; tạo dựng

các quan mối quan hệ cộng đồng, làng xóm,… Ở một số nõi, nhất là ở các xã thí điểm, đã hình thành mô hình sản xuất mới, trong Đó những nông dân Đýợc

qua đào tạo nghề là lực lượng nòng cốt. Đặc biệt, đã tao

đươc

sư ̣ chuyển biến

tích cưc trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội

và ngườ i lao đôn

g về vai trò quan troṇ g của day

nghề đối với phát triển nguồn

nhân lực nông thôn trong sản xuất nông nghiệp hiện đại; góp phần xóa đói,

giảm nghèo, nâng cao mứ c sống, phát triển kinh tế - xã hôi ở nông thôn và xây

dưn

g nông thôn mớ i.

2.1.2. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hải Dương

Những năm qua, tỉnh Hải Dương đã quan tâm, đầu tư công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao kiến thức, áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả thiết thực để cải thiện đời sống. Giai đoạn 2006 - 2010, các cơ sở dạy nghề công lập thuộc tỉnh được Nhà nước hỗ trợ 54 tỷ 170 triệu đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề. Đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng lên 2.351 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 83,1%... Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập.

Năm 2015, toàn tỉnh hiện 05 trường Cao đẳng nghề, 05 trường trung cấp nghề và 16 cơ sở dạy nghề công lập trong đó: Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý 8 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề tại các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà và TP Hải Dương (3 huyện Bình Giang, Chí Linh, Cẩm Giàng chưa có trung tâm; huyện Kim Thành có trung tâm nhưng thuộc diện tư thục). Còn lại các cơ sở dạy nghề công lập khác như: Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc: Sở Lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Ban quản lý các khu công nghiệp, Trường Trung cấp Nông nghiệp, Trường Trung cấp nghề Việt Nam – Canada và 29 cơ sở dạy nghề tư thục khác. Có trên 350 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tự tuyển lao

động và đào tạo nghề. Hoạt động của các cơ sở dạy nghề cũng có nhiều đổi mới, hình thức ngày càng đa dạng. Điển hình là mô hình dạy nghề theo địa chỉ, gắn người học nghề với nơi sản xuất và dạy nghề tại nơi cư trú của người lao động. Hàng năm, đã đào tạo cho trên 3 vạn lao động các trình độ dưới 3 tháng, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề.

- Về các chính sách ưu đãi về dạy nghề của tỉnh đã được ban hành: Ngày 08/4/2002, UBND tỉnh có quyết định số1473 và 1474/2002/QĐ-UBND về việc ban hành tạm thời về quản lư, sử dụng Quỹ khuyến công và thành lập ban chỉ đạo, quản lý quỹ khuyến công. Ngày 17/3/2003, UBND ban hành quyết định số 676/2003/QĐ-UBND ban hành “ Quy định về tổ chức quản lý các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Ngày 17/7/2003, UBND tỉnh ban hành quyết định số 3149/2002/QĐ-UBND; ngày 03/04/2003 ban hành quyết định 920/2003/QĐ-UBND về “quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh”. Hỗ trợ các cơ sở dạy nghề giai đoạn 2001-2005 từ nguồn ngân sách của tỉnh 5,5 tỷ đồng để miễn giảm chi phí học nghề ngắn hạn cho 9.200 người thuộc các đối tượng con thương binh liệt sỹ, hộ nghèo, vùng sâu vùng xa. Năm 2004, 2005 ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 6,1 tỷ đồng để dạy nghề miễn phí cho 8.435 nông dân.

Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được triển khai tại tỉnh Hải Dương từ tháng 4/2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Ban Thường vụ tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 05 tháng 8 năm 2010 về tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Tháng 6/2010, được Trung ương hỗ trợ 4 tỷ đồng phục vụ cho việc chọn mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn nhưng chưa chọn được mô hình điểm, việc giải ngân kinh phí phải chuyển sang năm 2011, ảnh hưởng tiến độ và thời gian thực hiện, thiệt thòi cho nông dân.

Quan tâm chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Hải Dương được Chính phủ đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho công tác dạy nghề để hướng tới đến năm 2020 mỗi người dân nông thôn được tham gia học ít nhất 1 nghề.

2.2. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

2.2.1. Thực trạng lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thanh Miện

2.2.1.1. Thực trạng về lao động nông thôn thôn huyện Thanh Miện

- Nguồn lao động huyện Thanh Miện

Qua bảng 2.1 cho thấy cơ cấu lao động trong độ tuổi không có sự thay đổi đáng kể và có xu hướng giảm qua các năm do tốc độ tăng dân số chậm hơn tốc độ tăng lao động của huyện. Lao động trong độ tuổi chủ yếu tập trung vào hai nhóm tuổi từ 15 đến 30 và từ 31 đến 45 tuổi. Năm 2015, cơ cấu lao động thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 30 chiếm 36,22%, từ 31 đến 45 là 32,39%. Nguồn lao động năm 2015 chiếm 62,83% dân số trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 92,25%, lao động dưới tuổi (14 tuổi) và trên tuổi trực tiếp tham gia lao động là 7,75%. Như vậy, Thanh Miện cũng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, đang bước vào thời kỳ dân số vàng, với số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và số người ngoài độ tuổi lao động đang trực tiếp tham gia lao động tại các ngành kinh tế chiếm tỉ lệ cao, trong khi số người phụ thuộc chỉ chiếm 37,13%. Tuy nhiên, nếu không có chiến lược, kế hoạch bố trí, sắp xếp, phân bổ và sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực và gây áp lực không nhỏ về lao động, việc làm, kéo theo các hệ luỵ khác về kinh tế, xã hội và môi trường.

Lao động ngoài tuổi trực tiếp tham gia lao động có xu hướng tăng nhẹ, nếu như năm 2013 tỉ lệ này 7,69% thì năm 2015 là 7,75%. Điều này, phản ánh thực tế đang diễn ra đó là lao động chính của nhiều gia đình do thiếu việc làm tại địa phương phải đi làm kinh tế ngoài huyện dẫn đến lao động trên tuổi và dưới tuổi phải trực tiếp tham gia lao động sản xuất ngày càng tăng.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí