Phối Hợp Với Các Đơn Vị Sử Dụng Lao Động Giải Quyết Học Viên Sau Tốt Nghiệp

kiểm tra không phản ánh đúng với băn chất. Ngay cả khi kết quả kiểm tra chỉ dõ những nội nôi dung cần khắc phục nhưng điều kiện của trung tâm không thể khắc phục được do khó khăn về CSVC về đội ngũ. Do vậyviệc kiểm tra đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.3.2.6. Phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động giải quyết học viên sau tốt nghiệp

Đối với cấp huyện: Phòng Lao động thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Tuy nhiên, ở lĩnh vực này, Phòng mới chỉ quan tâm tới việc dạy nghề cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, người tàn tật mà chưa mở rộng tới các đối tượng khác. Theo quyết định phê duyệt đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ thì Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện phải bố trí một cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề để trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát và quản lý nhà nước về công tác dạy nghề nhưng trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Thanh Miện nói riêng vẫn chưa triển khai thực hiện.

Đối với các xã, thị trấn không đủ điều kiện về tài chính, nhân lực và phân cấp quản lý thực hiện đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động.

Công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong huyện. Vì vậy, đào tạo nghề diễn ra tự phát, thiếu tính quy hoạch. Các Phòng chuyên môn cứ việc đào tạo theo chuyên môn do ngành phụ trách, các đoàn thể chính trị -xã hội cứ đào tạo cho cho đoàn viên, hội viên của mình “miễn là được càng nhiều càng tốt”. Công tác tuyển sinh, kiểm tra, giảm sát đối tượng thụ hưởng hỗ trợ, việc thực hiện thời gian giảng dạy, thu chi tài chính, đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy nghề có lúc, có nơi còn bị buông lỏng. Lao động nông thôn trên địa bàn sau khi học nghề chủ yếu phải tự bố trí, tìm kiếm việc làm. Trong khi các nghề thủ công, mỹ nghệ thị trường đầu vào, đầu ra bấp bênh, việc làm không ổn định và chỉ mang tính thời vụ; những nghề phục vụ các ngành sản xuất công nghiệp vẫn

khó tìm kiếm việc làm do số doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và tuyển dụng lao động nông thôn còn rất khiêm tốn. Vì vậy, lao động nông thôn sau đào tạo có việc làm và làm đúng nghề chiếm tỉ lệ thấp, số lao động bỏ nghề còn khá cao. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của lao động nông thôn trong việc có nên bỏ thời gian tham gia học nghề hay không và phải lựa chọn học ngành nghề gì cho phù hợp. Đây là vấn đề cần được các nhà quản lý quan tâm, tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Công tác đào tạo nghề của trung tâm những năm qua đã có những tác động tích cực nhất định trong việc giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ lệ lao động nông thôn làm trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng còn những nghề sau đào tạo không duy trì, phát triển được hoặc chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người lao động.

- Đối với đào tạo nghề nông nghiệp: đã có tác động tích cực tới việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và thu nhập trên đơn vị diện tích thông qua việc triển khai thực hiện các mô h́nh sản xuất như:

+ Mô hình sản xuất “một vùng, một giống, một thời gian” áp dụng đối với các giống lúa mới, lúa chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, Nếp, BT15, QR1,... với diện tích 50ha/vùng, vùng giống lúa nhân dân; giống ngô Wax44, MX10, H88 tại Ngô Quyền, Hùng Sơn. Năng suất lúa thực hiện theo mô hình này tăng từ 30- 60 kg/sào. Thực hiện quy trình kỹ thuật trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng “đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng kỹ thuật” đã giảm được số lần phu trừ, giảm chi phí từ 25-

50.000 đồng/sào.

+ Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt: thông qua các lớp dạy nghề nông nghiệp nông dân đã triển khai thực hiện đúng các quy trình từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tưới nguồn nước sạch, bón

phân đã phân huỷ, hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật nhất là khoảng cách thời gian phun thuốc đến khi thu hoạch phải đảm bảo an toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi sử dụng. Sản phẩm ra khi tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, siêu thị đã được ký hợp đồng từ trước, phần còn lại tiêu thụ ra thị trường tự do. Vì vậy, thu nhập bình quân từ 180 triệu động/ha năm 2009 đã tăng lên 230 triệu đồng/ha. Hiện nay, Phạm Kha đã được gắn biển vùng sản xuất rau an toàn, tiến tới đăng ký thương hiệu và chỉ dẫn địa lý sản phẩm rau an toàn Phạm Kha.

+ Mô hình nuôi trồng thuỷ sản: mặc dù số lao động nông thôn học nghề nuôi trồng thuỷ sản chưa nhiều nhưng cũng đã có tác động tích cực tới phát triển các vùng nuôi thuỷ sản tập trung và hình thành các tổ sản xuất, Hợp tác xã thuỷ sản, điển hình như ở các xã: Ngô Quyền, Phạm Kha, Đoàn Kết, Cao Thắng,...

Tuy nhiên, nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề nông nghiệp do không có vốn đầu tư phát triển sản xuất, không co cơ sở thu hut lao đông này hoặc học nghề chỉ mang tính phong trào, chưa xác định hướng đi cụ thể nên hiệu quả sau đào tạo thấp.

- Đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ

+ Nghề thêu tranh treo tường ở Chi Lăng Nam, hay mây -giang xiên và đan bèo, đan cây thanh hao, đính hạt cườm xuất khẩu ở Tứ Cường và Ngô Quyền: với mức thu nhập từ 15.000 đến 25.000 đồng/ngày/người thì lao động nông thôn hiện nay chỉ cho đây là nghề phụ, làm nghề lúc nông nhàn. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra không ổn định nhất là nghề đan bèo, đính hạt cườm nên sau đào tạo các nghề này đã sớm mai một.

- Các nghề công nghiệp, cơ khí, điện: lao động học những nghề này đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng: đối với nghề may mặc, da dụng tỉ lệ có việc làm sau đào tạo cao với mức thu nhập từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/ tháng được làm việc gần nhà, mức thu nhập này so với lao động thuần nông là khá

cao nên lao động nông thôn dễ chấp nhận; đối với nghề điện, cơ khí, cơ giới, sửa chữa,... người lao động học nghề để mở cửa hiệu gia công, sửa chữa hoặc tìm kiếm được việc làm, thu nhập khá ổn định tại các cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp,...chiếm tỉ lệ cao.

Bảng 2.18: Biến động thu nhập của lao động nông thôn sau đào tạo


Chỉ tiêu

Tỉ lệ (%)

Tổng số

100,00

1. Thu nhập tăng

63,64

2. Thu nhập không tăng

36,36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - 10

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại các điểm nghiên cứu

Tỉ lệ lao động nông thôn sau học nghề có thu nhập cao hơn so với trước khi học nghề là 63,64%. Lao động nông thôn sau khi học nghề thu nhập không tăng chiếm 36,36%, đây thường là những lao động nông nghiệp học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp nhưng không tìm kiếm được việc làm và lao động làm nông nghiệp học nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng với mục đích vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu, học nghề chỉ làm nghề vào thời điểm nông nhàn nhưng do nhiều nguyên nhân mà không duy trì được nghề đã học.

Nhu cầu về ngành nghề

Bảng 2.19: Nhu cầu ngành nghề đào tạo tại các điểm nghiên cứu


Chỉ tiêu

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Tổng số

104

100,00

1. Nghề nông nghiệp

20

19,23

2. Nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ

13

12,50

3. Điện, điện tử, cơ khí, cơ giới

29

27,88

4. May mặc, làm đồ da dụng

36

34,62

5. Nghề khác

6

5,77

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại các điểm nghiên cứu

Qua số liệu điều tra được thể hiện trên Bảng 2.19 cho thấy: mặc dù lao

động nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nhưng số lao động chưa qua đào tạo có nhu cầu học nghề nông nghiệp chỉ chiếm 19,23% trong đó chủ yếu là các chủ trang trại, gia trại, các hộ gia đình có lao động tham gia vào các mô hình sản xuất rau an toàn, sản xuất vùng giống lúa xác nhận hoặc đảm nhận mô hình trình diễn thí điểm triển khai vùng giống mới. Nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ được đào tạo với số lượng và tỉ lệ cao nhất trong những năm qua, tuy nhiên, do nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra thiếu ổn định đã làm thay đổi nhận thức, thị hiếu của lao động nông thôn, vì vậy, nhu cầu học nghề này đã giảm đáng kể, chỉ chiếm tỉ lệ 12,5%. Nghề điện, điện tử, cơ khí, cơ giới chiếm 27,88%, những lao động có nhu cầu học nghề này chủ yếu là lao động nam thanh niên tốt nghiệp THCS không tiếp tục học THPT hoặc đã tốt nghiệp THPT nhưng không thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp. Nhu cầu học nghề may mặc, làm đồ da dụng đang có xu hướng tăng lên do gần đây nghề này đang phát triển khá nhanh và hướng về các vùng nông thôn để tận dụng nguồn lao động phổ thông dồi dào, giá rẻ và ổn định, với nhiều đơn đặt hàng gia công được ký kết nhất là khi nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ từ 30 đến 100 công nhân được thành lập và đi vào sản xuất ngay tại địa bàn thôn, xã.

2.3.3. Đánh giá chung về quản lý đào nghề lao động nông thôn ở Trung tâm KTTH Hướn nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện

Qua nghiên cứu thực trạng bức tranh tổng thể về công tác đào tạo nghề Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện những năm qua cho thấy có cả những mặt tích cực và hạn chế:

2.3.3.1. Những mặt tích cực: công tác đào tạo nghề của Trung tâm Kỹ thuật KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện đã được quan tâm và có nhiều tiến bộ

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện được đầu tư và từng bước hoàn thiện, dần đáp ứng tốt hơn công tác đào tạo nghề cho người lao động.

2. Đã huy động được các đơn vị có chức năng đào tạo nghề, các cơ quan chuyên môn, đoàn thể, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cả các hộ gia đình tại

các làng nghề tham gia đào tạo nghề hoặc liên kết đào tạo nghề.

3. Sự tham gia tuyển dụng lao động nông thôn của các doanh nghiệp ngày càng được khẳng định vai trò và trở thành kênh không thể thiếu trong việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

4. Số lượng lao động nông thôn được học nghề và tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tăng khá nhanh qua các năm, góp phần chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

5. Năng suất lao động, thu nhập của số đông người lao động sau học nghề tăng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của đại bộ phận lao động nông thôn.

2.3.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thanh Miện đang gặp nhiều khó khăn, bất cập cả trên phương diện quản lý và tổ chức đào tạo nghề

1. Năng lực đào tạo của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động nhất là nhu cầu thị trường lao động. Công tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu học

nghề thực sự của lao động nông thôn cn hạn chế nhất là việc khảo sát, phân

luồng, định hướng nghề nghiệp cho lao động trẻ còn hạn chế.

2. Không thể phủ nhận vai trò của các đoàn thể chính trị, xă hội trong việc tham gia dạy nghề cho đoàn viên, hội viên và lao động nông thôn nhưng nếu có quá nhiều ngành, đoàn thể tham gia dạy nghề hoặc liên kết dạy nghề theo hướng “mạnh ai lấy làm” để tranh thủ kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án thì tất yếu sẽ dẫn đến phát sinh những mặt trái như: đối tượng học nghề có thể bị chồng chéo, một người học nhiều lớp nghề miễn phí khác nhau hoặc đã học rồi lại học lại do thủ tục tuyển sinh đơn giản, thiếu chặt chẽ; số lượng người học thực tế, thời gian học thực tế và chất lượng sau học nghề khó được kiểm soát. Lao động thuộc diện hộ nghèo, chính sách và các đối tượng lao động

học nghề theo chương trình, dự án được miễn phí và hỗ trợ kinh phí trong quá trình học thông qua quản lý số học viên bằng hình thức “chấm công” nên không thể tránh khỏi tình trạng mở lớp dạy nghề để “giải ngân”.

3. Công tác đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo tại chỗ (ở thôn, xã) với cơ sở vật chất không đảm bảo, phương tiện thực hành yếu kém; thời gian học không đủ theo quy định; nhiều giáo viên không có bằng cấp, thiếu nghiệp vụ sư phạm nhất là việc dạy nghề theo Đề án có sự liên kết giữa các hội, đoàn thể của huyện và các trung tâm dạy nghề của tỉnh thì giáo viên chủ yếu là đi thuê; giáo án, giáo trình và chương trình dạy nghề chưa được quản lý, phân bổ khoa học, thống nhất và chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc, bài bản.

4. Công tác dạy nghề chỉ quan tới số lượng mà chưa quan tâm tới chất lượng, nhu cầu thực sự của người học nghề và thị trường lao động. Chưa có sự liên kết giữa các đơn vị dạy nghề, cơ quan, tổ chức tham gia dạy nghề với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động nhằm huy động nguồn lực từ xã hội hoá công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo và phát triển mô hình đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của chủ sử dụng lao động.

5. Công tác quản lý nguồn lao động, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn như: Lao động thương binh và xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế và hạ tầng, nội vụ cùng các tổ chức xã hội, đoàn thể chưa đồng bộ, chưa sâu sát và thiếu cụ thể.

6. Ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, cơ cấu đào đạo nghề chưa hợp lý. Dạy nghề phi nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả nãng sản xuất của các làng nghề và khả nãng tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của doanh nghiệp; số lao động sau học nghề có việc làm ổn định thấp do thiếu sự hỗ trợ tổ chức sản xuất sau đào tạo, nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh. Dạy nghề nông nghiệp thiếu chiều sâu và chưa đa dạng, mới phổ biến những kiến thức cõ bản về trồng trọt và chăn nuôi mà chưa có đào tạo được những nghề giúp lao động nông thôn đầu tư phát triển theo chiều sâu như:

nuôi ba ba, ếch, thỏ, nhím, dế,...nên hiệu quả đào tạo nghề vẫn còn thấp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023