Bảng 2.15: Việc làm sau đào tạo và nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn tại điểm nghiên cứu
Chỉ tiêu | Ngô Quyền | Phạm Kha | Tứ Cường | Chi Nam | Tổng | |||||
SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | SL (người) | CC (%) | |
Tổng LĐ | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 400 | 100 |
I . Đã qua đào tạo | 42 | 42,00 | 44 | 44,00 | 34 | 34,00 | 44 | 44,00 | 164 | 41,00 |
1- Có việc làm ổn định đúng với nghề đã học | 6 | 14,29 | 14 | 31,82 | 10 | 29,42 | 10 | 22,73 | 40 | 24,39 |
2- Chỉ sử dụng nghề đã học mang tính thời vụ | 16 | 38,10 | 10 | 22,73 | 12 | 35,29 | 18 | 40,91 | 56 | 34,15 |
3- Không duy trì được nghề | 20 | 47,61 | 20 | 45,45 | 12 | 35,29 | 16 | 36,36 | 68 | 41,46 |
II. Chưa qua đào tạo | 58 | 58,00 | 56 | 56,00 | 66 | 66,00 | 56 | 56,00 | 236 | 59,00 |
1. Có nhu cầu học nghề | 26 | 44,83 | 18 | 32,14 | 28 | 42,42 | 32 | 57,14 | 104 | 44,07 |
- Học nghề nếu phải đóng góp học phí | 10 | 17,24 | 6 | 10,71 | 10 | 15,15 | 14 | 25,00 | 40 | 16,95 |
- Không học nghề nếu phải đóng học phí | 16 | 27,59 | 12 | 21,43 | 18 | 27,27 | 18 | 31,14 | 64 | 27,12 |
2. Không có nhu cầu học nghề | 32 | 55,17 | 38 | 67,86 | 38 | 58,00 | 24 | 42,86 | 112 | 55,93 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Lao Động Theo Độ Tuổi Và Giới Tính
- Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Nghề Trên Địa Bàn Huyện Thanh Miện Công Tác Đào Tạo Nghề Của Đơn Vị Công Lập Trên Địa Bàn
- Đào Tạo Nghề Của Các Doanh Nghiệp, Cơ Sở Sản Xuất Trên Địa Bàn
- Phối Hợp Với Các Đơn Vị Sử Dụng Lao Động Giải Quyết Học Viên Sau Tốt Nghiệp
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Vừa Sức Đối Tượng Người Học
- Biện Pháp 5: Quản Lý Đầu Tư Và Khai Thác Hiệu Quả Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Đào Tạo Nghề
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3-4/2014
54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trong số lao động nông thôn chưa qua đào tạo chỉ có bình quân 44,07% lao động có nhu cầu học nghề và 16,95% lao động sẵn sàng học nghề nếu phải đóng góp, 27,12% không học nghề nếu phải bỏ tiền nộp học phí; còn 55,93% lao động không có nhu cầu học nghề kể cả không phải đóng học phí. Đây là điều hết sức bất cập cần phải khắc phục nếu muốn tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu đó là: Thứ nhất, lao động nông thôn chưa ý thức được tầm quan trọng của đào tạo nghề ảnh hưởng lớn tới năng suất, hiệu quả lao động, tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Thứ hai, chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cũng là nguyên nhân dẫn đến lao động nông thôn chưa thực sự quan tâm dành thời gian, kinh phí cho học nghề, thậm chí khi được miễn học phí, được hỗ trợ một số chi phí trong quá trình học nghề nhưng vẫn khó thu hút lao động vào học nghề.
Nhìn chung, hiệu quả đào tạo nghề thấp, thiếu tính thực tế, chưa gắn kết với thị trường lao động, các đơn vị đào tạo nghề công lập mới chỉ thực hiện công đoạn đào tạo mà chưa quan tâm tới việc giới thiệu việc làm hay tiếp tục hỗ trợ tổ chức các hình thức hợp tác, tạo việc làm, duy trì phát triển nghề cho người lao động sau đào tạo.
2.3. Thực trạng công tác đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trungtâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện
2.3.1. Đặc điểm tình hình Trung tâm KTTH Hướng nghiệp Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
2.3.1.1. Sơ lược về Trung tâm và cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện, tỉnh Hải Dương được thành lập theo Quyết định số: 1704/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 08 tháng 5 năm 2007. Là đơn vị Sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hải Dương. Có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của một Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Cơ cấu tổ chức: Trung tâm có tổng số 21 cán bộ giáo viên, trong đó có 07 nam, 16 nữ. Bộ máy hoạt dộng của Trung tâm gồm:
Ban giám đốc: 02, Phòng chuyên môn: 03 (Phòng đào tạo, phòng Giáo dục hướng nghiệp, phòng Hành chính), tuổi đời bình quân 35.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM
CHI BỘ ĐẢNG
GIÁM ĐỐC
CÔNG ĐOÀN
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG ĐÀO TẠO
PHÒNG
G. DỤC H. NGHIỆP
Đào tạo | Tổ điện | Tổ Nông | Tổ Tin | Tổ Cắt | Các bộ | Các bộ | ||||||||
tuyển sinh, liên | nghề lao động | dân dụng | nghiệp | học | may | phận hành | phận bảo vệ, tạp vụ | |||||||
kết đào | nông | chính, | ||||||||||||
tạo... | thôn | văn | ||||||||||||
phòng |
PHÒNG HÀNH CHÍNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện
Phân tích sơ đồ:
- Chi bộ lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện hoạt động của Trung tâm
- Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ chỉ đạo hoạt động chung và kiểm tra công việc của phó giám đốc và các phòng chuyên môn, trực tiếp kiểm tra đến các lớp học nghề. Mặt khác phối hợp với tổ chức Công đoàn tổ chức các hoạt động thi đua, tổ chức kiểm tra đánh giá..., khen thưởng động viên cán bộ giáo viên.
- Phó giám đốc phụ trách chuyên môn, chỉ đạo hoạt động chuyên môn các tổ, trực tiếp kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo viên, kiểm tra việc học tập của học sinh các lớp nghề và thực hiện các công việc khác giám đốc giao.
- Các phòng chuyên môn chủ động bố trí, điều hành và kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên, duy trì nề nếp học tập của học sinh các lớp nghề.
2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
- Tổ chức hoạt động giỏo dục hướng nghiệp - tư vấn nghề và dạy nghề phổ thông cho đối tượng học sinh THCS, Giáo dục thường xuyên (GDTX) và Trung học phổ thông (THPT) theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bồi dưỡng về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp cho giáo viên kỹ thuật (bao gồm giáo viên kỹ thuật và nghề phổ thông) của trường THCS, GDTX và THPT.
-Mở các lớp dạy nghề cho thành thiếu niên và các đối tượng khác khi đại phương có nhu cầu và Trung tâm có điều kiện.
- Liên kết với các cơ sở dạy nghề tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn và Trung cấp nghề cho người lao động và những đối tượng có nhu cầu
2.3.2. Công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện
2.3.2.1. Quản lý công tác tuyển sinh
Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn mà trung tâm được giao, trung tâm lập kế hoạch tuyển sinh. Trung tâm phối hợp với các tổ chức xã hội, thông báo rộng dãi trên hệ thống thông tin của địa phương tới tận nơi dân cư, thông báo chi tiết: Đối tuợng đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo. quyền lợi, nghĩa vụ của học viên. Thời gian đăng ký, địa chỉ liên hệ. Tuy nhiên công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần khắc phục, đó là: nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền, cơ quan, đoàn thể, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ nhân dân về công tác đào tạo nghề chưa đầy đủ dẫn tới việc lao động nông thôn chưa qua đào tao nhưng không thiết tha với viẹc học nghề.
2.3.2.2. Quản lý chương trình, hình thức đào tạo nghề
Giáo án, giáo trình:
Đối với các nghề ở trình độ sơ cấp nghề trở lên thường có chương trình, nội dung giáo án, giáo trình theo quy định hoặc tập bài giảng được phê duyệt. Song, các lớp dạy nghề ngắn hạn khác về cơ bản không có giáo trình, học liệu. Giáo viên giảng dạy các lớp nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là hợp đồng thời vụ, có tay nghề nhưng chưa có kiến thức sư phạm nên việc xây dựng nội dung, chương trình, giáo án, giáo trình rất hạn chế, thường họ chỉ dạy học viên thực hành một số sản phẩm mẫu nên khi hết thời gian học nghề, các sản phẩm mẫu này không còn phù hợp, phải chuyển sang các sản phẩm theo mẫu mới để đáp ứng nhu cầu thị trường thì người học nghề lại bị lúng túng. Vì vậy, một số nghề ngắn hạn do chưa có khung chương trình, giáo án, giáo trình cụ thể nên người lao động sau học nghề còn thiếu những kỹ năng để duy trì, sáng tạo trên nền tảng cơ bản được học nghề.
2.3.2.3. Quản lý công tác dạy của giáo viên, việc học của học viên
Đội ngũ giáo viên dạy nghề
Đối với Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện: tổng số định biên là 10 giáo viên, trong đó có 07 giáo viên trình độ Đại học, 03 giáo viên trình độ Cao đẳng đang tiếp tục hoàn thiện Đại học. Đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo chuẩn về bằng cấp, được phân công giảng dạy các nghề tương đối phù hợp với chuyên môn đào tạo. Tuy nhiên, về cơ cấu giáo viên còn có sự bất cập đó là: không có giáo viên cơ khí, kỹ thuật sửa chữa, xây dựng,...trong khi giáo viên tin học (chủ yếu là phổ cập tin học văn phòng) lại nhiều hơn định biên, đội ngũ giáo viên chưa có kinh nghiệm đào tạo nghề. Nếu trong cùng một thời gian tổ chức nhiều lớp dạy nghề hoặc khi tổ chức đào tạo các nghề theo “đặt hàng” mà Trung tâm không có giáo viên chuyên ngành như: nghề mộc, thủ công mỹ nghệ, sửa chữa điện tử, ô tô, xe máy, cơ khí hàn xì,... thì Trung tâm phải hợp đồng giáo viên thỉnh giảng mang tính mùa vụ.
Bảng 2.26: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hai Dương
ĐVT: Người
Chuyên ngành | Trình độ | ||||
Tổng | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | ||
1. | Điện dân dụng | 03 | 02 | 01 | - |
2. | Điện tử | 01 | - | 01 | - |
3. | Nông học | 01 | 01 | - | - |
4. | Tin học | 03 | 03 | - | - |
5. | May Công nghiệp | 02 | 01 | 01 | - |
Cộng | 10 | 07 | 03 | - |
Nguồn: Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện Đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề trên địa bàn huyện nhìn chung chuẩn về bằng cấp chuyên môn. Giáo viên thuộc các đơn vị đào tạo nghề công lập của Trung ương và địa phương có trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm trên 80%, trong khi ngoài công lập là trên 60%. Đối với đào tạo nghề ngoài công lập: các doanh nghiệp đào tạo trực tiếp tại nơi sản xuất, các cơ cở sản xuất, hộ gia định làm nghề truyền thống tổ chức truyền nghề do đó đội ngũ giáo viên chủ yếu là công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề, một số ít là nghệ nhân,... bằng cấp không cao hoặc không có bằng cấp nhưng khả năng chuyên môn, kỹ thuật và hướng dẫn kỹ năng thực hành tốt nên học viên được dạy nghề ngoài công lập trên địa bàn huyện thường vững tay nghề và tỉ lệ lao động tìm kiếm được việc làm cao. Tuy vậy, đối với một số nghề công tác tổ chức đội ngũ giáo viên thiếu sự cân đối, giáo viên dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ chưa được
kiểm soát chặt chẽ.
Bảng 2.17: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên dạy nghề
Tổng số (%) | Trình độ chuyên môn | |||
Sau đại học | Đại học, Cao đẳng | Trình độ khác | ||
1.Trực thuộc địa phương | 100 | 5,45 | 76,35 | 18,20 |
-Công lập | 100 | 5,90 | 84,60 | 9,50 |
-Ngoài công lập | 100 | 1,20 | 62,80 | 36,00 |
2.Trực thuộc trung ương | 100 | 12,60 | 75,90 | 11,50 |
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và xã hội Thanh Miện
Học viên đều là những lao động chính trong gia đình, việc học tập của họ bi chi phối nhiều, họ chưa toàn tâm toàn ý cho việc học tập do vậy kết quả học tập chưa đáp ứng yêu cầu
Chính sách đối với người học nghề:
Lao động nông thôn tham gia lớp đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề theo mức quy định tại Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 21 tháng 2 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao đông nông thôn.
- Đối với dạy nghề sơ cấp: Hỗ trợ tối đa 1.500.000 đồng/học viên/khoá đối với nhóm nghề: hàn, điện dân dụng, điện công nghiệp, sửa chữa máy nông cụ, kỹ thuật sửa chữa máy lạnh, điều hoà không khí. Hỗ trợ 1.350.000 đồng/học viên/khoá đối với nhóm nghề: tin học ứng dụng, kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, may công nghiệp, dệt, thêu ren, chế tác đá quý, mộc mỹ nghệ, gốm sứ, quản trị máy tính, lắp ráp điện tử. Hỗ trợ 1.200.000 đồng/học vięn/khoá đối với nhóm nghề: kế toán doanh nghiệp, thý ký, nghiệp vụ văn phòng, kế toán thuế, nấu ăn, khách sạn, nhà hàng, kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăn nuôi thú y, nuôi thuỷ sản nước ngọt, làm vườn, cây cảnh. Những nghề khác phát sinh áp dụng mức hỗ trợ cùng loại như trên.
- Đối với dạy nghề dưới 3 tháng, mức hỗ trợ nghề được tính theo thời gian thực tế của khoá học. Riêng đối với lao động nông thôn thuộc diện người bị thu hồi đất canh tác, người được hưởng chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng, hộ nghèo, người khuyết tật được hỗ trợ thêm tiền ăn với mức
15.000 đồng/ngày/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức không quá 200.000 đồng/khoá/người đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
- Mỗi lao động nông thôn chỉ được học nghề một lần theo chính sách ưu đãi của đề án. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác thì không được tiếp tục hỗ trợ theo chính sách ưu đãi của đề án. Những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan được xem xét tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm nhưng tối đa không quá 3 lần. Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
2.3.2.4. Quản lý CSVC trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo
Những năm gần đây, huyện mới tập trung đầu tư phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến công, bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn. Đối với đào tạo nghề thuộc hệ thống công lập trên địa bàn, huyện chưa có cơ chế hỗ trợ dành cho đơn vị dạy nghề, người lao động tham gia học nghề. Ngoài ngân sách hỗ trợ của Trung ương và tỉnh theo các chương trình, đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện chưa đầu tư ngân sách hỗ trợ dạy nghề. Bên cạnh đó, huyện cũng chưa có cơ chế đặc thù khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong khi trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một đơn vị dạy nghề công lập là Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề với quy mô và năng lực đào tạo còn hạn chế nhiều mặt.
Vì vậy, cơ sở vật phục vụ dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra nhất là trang thiết bị thực hành chưa đảm bảo thực hiện học đi đôi với hành.
2.3.2.5. Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nghề
Việc kiểm tra đánh giá thương xuyên từng công đoạn để kịp thời điều chỉnh phù hợp. Tuy vậy công tác kiểm tra đánh giá còn bộc lộ bất cập yếu kém đội ngũ cán bộ giáo viên còn thiếu, yếu về trình độ nghề nghiệp lên kết quả