80
70
60
50
40
30
20
10
0
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Biện pháp 5
Biện pháp 6
Biện pháp 7
Biện pháp 8
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp
Kết quả và biểu đồ trên, cho thấy tất cả 8 biện pháp quản lý trên là cần thiết và rất cần thiết, nhưng mới tập trung thực hiện tốt được các biện pháp 1,2,3, 4 và 7 còn các biện pháp khác thực hiện chưa cao.
Bảng 3.4: Kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp
Khả thi | Không khả thi | |||
SL | % | SL | % | |
1. Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của | 18 | 90 | 2 | 10 |
2. Biện pháp 2: Dự báo nhu cầu học nghề và lựa chọn mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. | 15 | 75 | 5 | 25 |
3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch và xác định nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. | 17 | 85 | 3 | 15 |
4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. | 16 | 80 | 4 | 20 |
5. Biện pháp 5: Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề | 18 | 90 | 2 | 10 |
6. Biện pháp 6: Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học | 15 | 75 | 5 | 25 |
7. Biện pháp 7: Quản lý phối hợp các lực lượng để gắn kết đào tạo với sử dụng lao động đào tạo nghề | 19 | 95 | 1 | 5 |
8. Biện pháp 8: Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề | 17 | 85 | 3 | 15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phối Hợp Với Các Đơn Vị Sử Dụng Lao Động Giải Quyết Học Viên Sau Tốt Nghiệp
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Vừa Sức Đối Tượng Người Học
- Biện Pháp 5: Quản Lý Đầu Tư Và Khai Thác Hiệu Quả Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Đào Tạo Nghề
- Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Biện pháp 5
Biện pháp 6
Biện pháp 7
Biện pháp 8
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Khả thi
Không khả thi
Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Qua bảng kết quả và biểu đồ trên, cho thấy tính hiệu quả và khả thi của 6 biện pháp được đánh giá cao (trên 70%). Trong đó, biện pháp 1, 5 và biện pháp 7 được đánh giá cao hơn cả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo, quản lý đào tạo nghề cho lao đông nông thôn tại trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện tác giả đưa KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện cần thực hiện theo các biện pháp:
1. Biện pháp: Tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của đào tạo nghề và tư vấn nghề lao động nông thôn
2. Biện pháp: Dự báo nhu cầu học nghề và lựa chọn mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3. Biện pháp: Xây dựng kế hoạch và xác định nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
4. Biện pháp: Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
5. Biện pháp: Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề
6. Biện pháp: Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học
7. Biện pháp: Quản lý phối hợp các lực lượng để gắn kết đào tạo với sử dụng lao động đào tạo nghề
8. Biện pháp: Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề
Việc vận dụng đồng bộ các biện pháp quản lý trên và kết quả khảo nghiệm cho thấy thấy tính khả thi và hiệu quả. Nó góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động đào tạo nghề lao đông nông thôn Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy Thanh Miện, tỉnh Hải Dương góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Lao động nông thôn chiếm đại đa số trong tổng nguồn lao động, có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, góp phần phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. Nhu cầu về đào tạo nghề của lao động nông thôn Thanh Miện là rất lớn. Tuy nhiên, số lượng lao động nông thôn qua đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đề ra do: Công tác đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghề cho lao đông nông thôn của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện còn thiếu tính quy hoạch, kế hoạch, phát triển tự phát, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn mang tính phong trào, nhận thức của ngưòi lao động đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế; công tác tổ chức quản lý dạy nghề thiếu sự giám sát chặt chẽ từ khâu tuyển sinh, giáo trình, chất lượng giáo viên, thời gian giảng dạy, kiểm tra, đánh giá chất lượng đến việc bằng, chứng chỉ nghề nhất là những nghề ngắn hạn.
Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả nhận thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghê cho lao đông nông thôn của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:
1. Tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2. Lựa chọn mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3. Xây dựng kế hoạch và xác định nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
5. Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề
6. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học
7. Quản lý phối hợp các lực lượng để gắn kết đào tạo với sử dụng lao động đào tạo nghề
8. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề
Những kết quả khảo nghiệm đồng bộ các biện pháp trên, đã chứng tỏ mục đích khảo nghiệm được hoàn chỉnh, kết quả khảo nghiệm phù hợp với giả định đã nêu. Kết quả khảo nghiệm còn khẳng định, việc áp dụng đồng bộ cả 8 biện pháp quản lý hoạt động công tác quản lý đào tạo nghê lao đông nông thôn của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện đã nêu ở trên có tính khả thi. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghê lao đông nông thôn của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện góp phần phát triển kinh tế xã hôi địa phương
2. Khuyến nghị
1. Đối với Sở Lao động ,Thương binh và Xã hội Hải Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
+ Tăng cường đầu tư các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho công tác đào tạo cho lao động nông thôn.
+ Giao đủ chỉ tiêu biên chế CBQL, giáo viên dạy nghề cho trung tâm.
2. Đối với UBND, Phòng Lao động Thương binh Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Miện và các phòng ban chức năng huyện Thanh Miện
+ Tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu học nghề của dân cư
trên địa bàn.
+ Ban hành danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của huyện đến năm 2020.
+ Chỉ đạo các cơ sở sử dụng lao động tham gia tư vấn, hỗ trợ Trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu
3. Đối với Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
+ Tập trung phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên dạy nghề để năng cao năng lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
+ Đầu tư đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư mua sắm và khai thác thiết bị dạy học nghề,
+ Chuẩn bị các điều kiện để nâng cao năng lực đào tạo và kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại trung tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Miện, khoá XXI, tháng 10 năm 2010,
Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
2. Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
3. Chi Cục Thống kê Thanh Miện, Niên giám thống kê huyện Thanh Miện 2013, 2014, 2015.
4. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 1956-NQ/CP về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hà Nội.
5. Tạ Thị Diễn (2002) , Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
6. Luật dạy nghề. Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10, số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
7. C.Mác- Ph.ăng ghen, tập 16, trang 198.
8. Một số trang tư liệu trên Web: http://WWW.hoinongdan.org.vn, http://daynghenongdan.vn, http://WWW.nhantai.org.vn. Website của Bộ lao động: http://www.molisa.gov.vn/. Website của Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217.
9. Nguyễn An Ninh - Hệ thống dạy nghề Việt Nam trước nhu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với kinh tế tri thức - Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Báo LĐ&CĐ, số 377, tháng 4, kỳ 1/2007.
10. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
11. Nguồn số liệu: Bộ Lao động thương binh xã hội; Tổng Cục dạy nghề.
12. Nhà xuất bản lao động, Hà Nội 2010. Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã.
13. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội năm 2010, Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006-2010).
14. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
15. Sở Lao động thương binh và xã hội Hải Dương, Đề án phát triển nâng cao chất lượng các trường, các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm ở các khu, cụm công nghiệp.
16. Sở Lao động thương binh và xã hội Hải Dương, Đề án quy hoạch dạy nghề tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2020.
17. Phạm Văn Sơn (2013), Đào tạo và phát triển nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia: Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế do Viện KHGDVN, Bộ GD&ĐT tổ chức tháng 10/2013 tại Hà Nội.
18. Phạm Văn Sơn (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ hội nhập do Ban TGTW, BGD&ĐT, HĐQGGD và PTNL tổ chức 12/2014. Hà Nội
19. Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án ban hành kèm theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
20. Nguyễn Chí Thuận (2003) - Một số giả pháp Chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.
21. Tỉnh uỷ Hải Dương, Chỉ thị số 42-CT-TU ngày 05 tháng 8 năm 2010 về việc tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
22. Tổng Cục dạy nghề, Báo cáo 05 năm triển khai Luật dạy nghề.