Mức Độ Thực Hiện Các Nội Dung Của Quản Lý Học Vụ Hệ Vlvh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học

Trong 5 nội dung của hoạt động kiểm tra, đánh giá tác giả lựa chọn nội dung hình thức thi để khảo sát riêng, lấy ý kiến đánh giá 150 sinh viên, 30 giảng viên, 25 cán bộ quản lý.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về hình thức thi hết học phần


Vấn đề điều tra

Hình thức

Sinh viên

Cán bộ quản lý

Giảng viên

Tổng

%


Thi hết học phần

Thi vấn đáp

31

6

15

52

25,37

Thi viết tự luận

48

8

5

61

29,76

Thi trắc nghiệm

71

11

10

92

44.87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


Thi vấn đáp

Thi viết tự luận

Thi trắc nghiệm

25%

45%

30%

Biều đồ 2.8. Kết quả điều tra vấn đề thi hết học phần


Qua bảng khảo sát 2.10. và nhìn vào biểu đồ 2.8 có thể thấy số phần trăm cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên lựa chọn hình thức thi trắc nghiệm là nhiều nhất, chiếm 44,87% trong tổng số phiếu được phát ra, chỉ có 31% sinh viên lựa chọn thi trắc nghiệm. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao ít sinh viên lựa chọn phương án thi vấn đáp, tác giả đã có một cuộc phỏng vấn với một số giảng viên nhận được lý do như sau:

- Thi vấn đáp bắt buộc sinh viên phải học và hiểu bài mới có thể trả lời được các câu hỏi vấn đáp.

- Sinh viên thi vấn đáp tâm lý dễ bị áp lực hơn thi tự luận hoặc trắc nghiệm.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể tách rời hoạt động quản lý đào tạo, đặc biệt là quá trình dạy học của giảng viên. Bởi vì đối với

giảng viên khi tiến hành quá trình dạy học cần đặt ra mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như hình thức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng người học và đạt chất lượng hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Muốn biết quá trình dạy học đạt hiệu quả hay không người giảng viên cần thu thập thông tin phản hồi từ người học để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp người học điều chỉnh các phương pháp học cho phù hợp.

Như vậy, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình đào tạo và có thể nói đó là động lực thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học.

2.4.6. Quản lý học vụ theo hướng PTNL người học

Quản lý học vụ là một trong những nội dung không thể thiếu của quản lý đào tạo, có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động khác. Mức độ thực hiện các nội dung của quản lý học vụ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các nội dung của quản lý học vụ hệ VLVH


TT

Mức độ


Nội dung

Tốt

Khá

Trung bình

Chưa tốt



X

Thứ

bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Quản lý điểm

34

29.3

61

52.6

21

18.1

0

0.0

3.11

1

2

Xét kết quả học tập, xét

lên lớp

36

31.0

46

39.7

34

29.3

0

0.0

3.02

2

3

Xét và công nhận tốt nghiệp

34

29.3

46

39.7

36

31.0

0

0.0

2.98

3


Biểu đồ 2 9 Mức độ thực hiện các nội dung của quản lý học vụ hệ VLVH 1

Biểu đồ 2.9. Mức độ thực hiện các nội dung của quản lý học vụ hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học

- Quản lý điểm

Công tác quản lý điểm của phòng Đào tạo được đánh giá cao với mức điểm TB 3,27. Bảng điểm gốc được lưu giữ tại phòng Đào tạo, kết quả thi hết học phần được đưa công khai trênwebsite của trường. Phương pháp quản lý này có những thuận lợi như: Lưu trữ được dữ liệu đào tạo an toàn, lâu dài, hệ thống quản lý trên mạng nhanh chóng, thuận lợi, tiện ích cho sinh viên khi cần biết các thông tin như lịch thi, điểm thi, kết quả xét lên lớp, xét tốt nghiệp.

- Xét kết quả học tập, xét lên lớp

Xét kết quả học tập, xét lên lớp là nhiệm vụ thường xuyên sau khi kết thúc mỗi học kỳ và năm học. Hội đồng xét bao gồm đại diện ban giám hiệu (chủ tịch hội đồng), phòng Đào tạo, trưởng các khoa trong trường, đại diện phòng Kế hoạch - Tài chính. Sau khi có kết quả xét, phòng Đào tạo sẽ gửi thông báo cho các khoa để thông báo rộng rãi cho sinh viên được biết.

Mục đích của việc xét kết quả học tập là nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên, cập nhật số lượng sinh viên bỏ học, lưu ban…cũng như thông báo cho sinh viên điểm các môn và điểm trung bình chung các môn học.

Nội dung này được đánh giá cao với tỷ lệ CBQL, GV chọn tốt lên đến 31%. Điều đó cho thấy công tác xét kết quả học tập, xét lên lớp đã được nhà trường quan tâm đúng mức.

- Xét và công nhận tốt nghiệp

Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ vào Quy chế đào tạo hệ VLVH của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố những ai đủ điều kiện tốt nghiệp, những ai không đủ điều kiện phải học lại đến khi đủ điều kiện sẽ được xét vào đợt sau.

Công tác đánh giá, kiểm tra tổ chức xét và thi tốt nghiệp hệ VLVH hiện nay của Nhà trường là nghiêm túc, khách quan, chính xác, đồng bộ và khoa học. Vì vậy, mức điểm trung bình đạt 2,98.

2.4.7. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng PTNL người học

Những năm gần đây Nhà trường đã đầu tư khá lớn về trang thiết bị máy móc cho các phòng thí nghiệm và thực hành. Ngoài ra, Nhà trường cũng đầu tư đồng bộ ở tất cả các giảng đường, phòng học chuyên môn nhằm đảm bảo trang thiết bị phục vụ giảng dạy ở các khoa.

Quản lý các cơ sở vật chất của Nhà trường được giao cho phòng Quản trị đời sống phục vụ. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả không đi sâu vào thực trạng quản lý trang thiết bị mà chỉ sơ lược qua công tác quản lý.

Trên cơ sở đề xuất của thư viện, của khoa chuyên môn phòng Quản trị đời sống sẽ nghiên cứu, báo cáo trình lãnh đạo trường để mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học. Phòng Quản trị đời sống quản lý toàn bộ cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy. Hàng năm, hàng quý cán bộ quản lý lập danh mục các loại tài sản, cập nhật sổ sách đầy đủ khi có sự thay đổi. Mỗi năm, Nhà trường đều thành lập tổ kiểm kê để thực hiện việc kiểm kê tài sản các đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước.

Bảng 2.12. Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo hệ VLVH


TT

Mức độ

Nội dung

Tốt

Khá

Trung

bình

Chưa tốt


X

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Lập dự toán, cân đối

thu - chi tài chính

34

29.3

30

25.9

52

44.8

0

0.0

2.84

5

2

Chuẩn bị CSVC và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho đào tạo hệ VLVH tại

trường Đại học Hùng Vương

2.1. Giáo trình, tài

liệu tham khảo

32

27.6

54

46.6

30

25.9

0

0.0

3.02

3

2.2. Sách, băng hình phục vụ cho đào tạo hệ VLVH tại trường

Đại học Hùng Vương


46


39.7


30


25.9


40


34.5


0


0.0


3.05


2

2.3 Máy chiếu, thiết bị thực hành phục vụ cho giờ dạy của hệ VLVH tại trường Đại

học Hùng Vương


34


29.3


31


26.7


51


44.0


0


0.0


2.85


4

2.4 Các phòng thực hành dùng đào tạo hệ VLVH tại trường Đại

học Hùng Vương


27


23.3


33


28.4


56


48.3


0


0.0


2.75


6

3

Xây dựng quy trình quản lý cơ sở vật

chất, trang thiết bị


38


32.8


48


41.4


30


25.9


0


0.0


3.07


1

Biểu đồ 2 10 Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý cơ sở vật 2

Biểu đồ 2.10. Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo hệ VLVH

Nhìn chung, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo của Nhà trường cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo, đội ngũ quản lý có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh những ưu điểm về các mặt: Xây dựng quy trình quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị sách, băng hình phục vụ cho đào tạo hệ VLVH tại trường Đại học Hùng Vương thì vẫn còn một số mặt hạn chế của việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị như Nhà trường chỉ tập trung vào số lượng, ít đánh giá về hiệu suất sử dụng và hiệu quả của thiết bị này trong công tác giảng dạy và học tập. Trang thiết bị và cơ sở vật chất chủ yếu phục vụ cho sinh viên chính quy, các lớp hệ VLVH còn ít sử dụng và chưa khai thác hết hiệu quả của các thiết bị, cơ sở vật chất của Nhà trường, việc đầu tư cho sách tham khảo, băng hình, trang thiết bị, các thiết bị thí nghiệm dành cho đào tạo hệ VLVH ở trường Đại học Hùng Vương còn nhiều hạn chế, muốn tăng cường CSVC thì vấn đề kinh phí là cốt lõi nhưng theo kết quả điều tra thì việc tạo nguồn kinh phí cho đào tạo hệ VLVH ở trường Đại học Hùng Vương lại được đánh giá ở mức độ trung bình, điểm trung bình chỉ có 2,34.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng PTNL ở Trường Đại học Hùng Vương

2.5.1. Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý

Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý bao gồm: Khả năng, năng lực của chủ thể quản lý, hệ thống các văn bản chỉ đạo, khả năng tổ chức các hoạt động, tổ chức thanh tra, kiểm tra, khả năng nhạy bén trong giải quyết các tình huống.

2.5.2. Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về khách thể quản lý

Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về khách thể quản lý đó là phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình độ, năng lực, nhận thức của giảng viên và sinh viên đối với công việc, chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, ý thức tự học, tự nghiên cứu, có trách nhiệm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

2.5.3. Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý

Những chính sách vĩ mô luôn đóng vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển giáo dục. Sự hỗ trợ của tỉnh về cơ sở vật chất, điều kiện cho công tác thực tập…là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo.

Chúng tôi đã phân tích trên cơ sở số phiếu đã thu về đối với 3 nhóm đối tượng và kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.13. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ở trường Đại học Hùng Vương


TT


Nhóm yếu tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

ít

Không ảnh

hưởng



X


Thứ bậc

3 điểm

2 điểm

1 điểm

I

Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý

2.82

1

1

Khả năng, năng lực của chủ thể quản lý

110

6


2.95

1

2

Hệ thống các văn bản chỉ đạo

103

13


2.89

3

3

Khả năng tổ chức các hoạt động

104

12


2.90

2

4

Tổ chức thanh tra, kiểm tra

100

16


2.86

4

5

Khả năng nhạy bén trong giải quyết các

tình huống

89

27


2.77

5

6

Khả năng thu thập và xử lý thông tin

82

34


2.71

6

7

Thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ

78

38


2.67

7

II

Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về khách thể quản lý

2.80

2

1

Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

của giảng viên

99

17

0

2.85

3

2

Trình độ, năng lực, khả năng làm việc,

tác phong của giảng viên

104

12

0

2.90

1

3

Nhận thức của giảng viên, sinh viên đối

với nhiệm vụ giảng dạy, học tập

95

21

0

2.82

4

TT


Nhóm yếu tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

ít

Không ảnh

hưởng



X


Thứ bậc

3 điểm

2 điểm

1 điểm

4

Tính chấp hành, ý thức tổ chức, kỷ luật

101

15

0

2.87

2

5

Luôn có động cơ phấn đấu, tự học, tự

nghiên cứu

90

22

4

2.74

6

6

Khả năng gây ảnh hưởng tích cực đến

mọi người xung quanh

87

23

6

2.70

7

7

Có trách nhiệm trong việc nâng cao chất

lượng dạy và học

92

20

4

2.76

5

III

Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý

2.75

3


1

Các qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo về chương trình, giáo trình, kiểm định,

đánh giá…


84


27


5


2.68


4

2

Các chế độ chính sách

100

16

0

2.86

2

3

Môi trường làm việc: cơ sở vật chất, địa

bàn, dân cư, giao thông

77

32

7

2.60

5

4

Sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo ngành

giáo dục

103

13

0

2.89

1

5

Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương

88

25

3

2.73

3



Nhận xét:

- Qua khảo sát thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rất lớn với điểm trung bình chung =2.79 (min=1; Max = 3).

- Xếp theo thứ bậc mức độ ảnh hưởng như sau: 1- Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lí với =2.82; 2- Nhóm yếu tố thuộc về khách thể quản lí với =2.80; 3- Nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lí với =2.75.

Việc phân tích thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí đào tạo hệ VLVH tại trường Đại học Hùng Vương.

2.6. Đánh giá những kết quả, tồn tại và nguyên nhân trong quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương

Qua kết quả nghiên cứu quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL ở Trường Đại học Hùng Vương và cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi đã rút ra được một số kết luận như sau:

2.6.1. Đánh giá những kết quả đã đạt được trong quá trình quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL ở Trường Đại học Hùng Vương

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, thực hiện kế hoạch đào tạo đã được cán bộ quản lý phòng Đào tạo thực hiện tốt, đảm bảo đúng quy chế.

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các khoa chuyên môn tiến hành rà soát, so sánh, xây dựng chương trình, Vì vậy kế hoạch năm học luôn được xây dựng và triển khai sớm. Quản lý tốt việc xây dựng môn học, chỉ đạo sát sao quá trình dạy học của giảng viên. Vì vậy, giảng viên luôn thực hiện tốt việc lý hồ sơ chuyên môn, giảng dạy đúng nội dung chương trình các học phần đã xây dựng.

Công tác quản lý xây dựng kế hoạch học tập, quản lý sinh viên theo lớp, theo học phần ngày càng chặt chẽ đã giúp SV thực hiện tốt nội dung các quy chế học tập.

Không có sự phân biệt giữa hệ đào tạo chính quy và VLVH, nên từ khâu tổ chức thi, ra đề thi, công tác quản lý điểm và xét kết quả học tập, lên lớp luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế.

Bên cạnh đó nhà trường cũng quan tâm, đầu tư cơ sở, vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy, học, và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên.

2.6.2. Đánh giá những tồn tại trong quá trình quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL tại ở Trường Đại học Hùng Vương

- Nhà trường chưa chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, quảng cáo nên hiệu quả hoạt động tuyển sinh chưa cao. Thực tế cho thấy số lượng đầu vào qua các năm đang có xu hướng giảm dần.

- Với việc quản lý chương trình hệ VLVH thì công tác xây dựng và hoàn thiện các giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo chưa thực sự được chú trọng. Nội dung và chương trình các môn học đã được chỉnh sửa, bổ sung song vẫn chưa thật sự sát với thực tế và đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Công tác quản lý kế hoạch giảng dạy hệ VLVH vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Giảng viên chưa thực sự chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng PTNL cho người học, công tác lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Vì vậy, chưa khai thác được kinh nghiệm thực tế của sinh viên.

- Sinh viên hệ VLVH chưa dành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học, vì vậy hiệu quả hoạt động này không cao. Các phòng thực hành, các phòng học chuyên dụng chưa được sử dụng đúng mức nên chưa khai thác tối đa hiệu quả sử dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022