Bên cạnh những thành công đã đạt được trong công tác rà soát, so sánh, đối chiếu, xây dựng và quản lý chương trình thì việc quản lý thực hiện xây dựng các giáo trình bài giảng, tài liệu tham khảo cho mỗi môn học còn chưa thật hiệu quả(ND 5). Với xu thế phát triển của giáo dục theo hướng PTNL người học thì nhà trường cần quân tâm đến nội dung này một cách kịp thời và thường xuyên hơn nữa.
Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý chương trình VLVH
2.4.2.2. Quản lý kế hoạch đào tạo
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, công tác xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch đào tạo của từng khóa học, bậc học, ngành học luôn được chủ động và triển khai sớm.
Bảng 2.5. Mức độ thực hiện công tác quản lý kế hoạch đào tạo hệ VLVH
Mức độ Nội dung | Tốt | Khá | TB | Chưa tốt | X | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Xây dựng kế hoạch năm học | 36 | 31.0 | 59 | 50.9 | 21 | 18.1 | 0 | 0.0 | 3.13 | 1 |
2 | Dự kiến kế hoạch đào tạo theo học kỳ cho từng ngành | 42 | 36.2 | 40 | 34.5 | 34 | 29.3 | 0 | 0.0 | 3.07 | 2 |
3 | Tổ chức cho sinh viên đăng ký môn học | 38 | 32.8 | 45 | 38.8 | 33 | 28.4 | 0 | 0.0 | 3.04 | 3 |
4 | Xây dựng thời khóa biểu cho từng ngành học | 36 | 31.0 | 38 | 32.8 | 42 | 36.2 | 0 | 0.0 | 2.95 | 5 |
5 | Theo dõi, quản lý thực hiện kế hoạch giảng dạy | 40 | 34.5 | 36 | 31.0 | 40 | 34.5 | 0 | 0.0 | 3.00 | 4 |
6 | Điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế | 34 | 29.3 | 33 | 28.4 | 49 | 42.2 | 0 | 0.0 | 2.87 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Đào Tạo Hệ Vlvh Theo Hướng Ptnl Người Học
- Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức Trường Đại Học Hùng Vương
- Thực Trạng Đào Tạo Hệ Vừa Làm Vừa Học Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học Ở Trường Đại Học Hùng Vương
- Mức Độ Thực Hiện Các Nội Dung Của Quản Lý Học Vụ Hệ Vlvh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học
- Nguyên Nhân Của Những Kết Quả Và Tồn Tại Trong Quá Trình Quản Lý Đào Tạo Hệ Vlvh Theo Hướng Ptnl Ở Trường Đại Học Hùng Vương
- Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Kết Hợp Với Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Của Giảng Viên
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện công tác quản lý kế hoạch đào tạo hệ VLVH
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.3 cho thấy công tác xây dựng kế hoạch năm học được đánh giá cao, xếp thứ hạng số 1 với mức điểm trung bình là 3,13. Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo theo học kỳ cho từng ngành đứng vị trí thứ 2 với điểm TB là 3,07.
Đặc điểm của quy trình đào tạo theo tín chỉ là phức tạp, để đạt được những kết quả trên thì trong những năm học vừa qua công xây dựng kế hoạch đã có nhiều đổi mới. Kế hoạch đào tạo được triển khai xây dựng sớm. Căn cứ vào chương trình, quy mô và số lượng các lớp VLVH, phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập; các khoa, bộ môn phân công giảng dạy cho giảng viên. Việc xây dựng kế hoạch năm học được triển khai sớm giúp các khoa, bộ môn và các đơn vị chủ động trong giảng dạy và phục vụ giảng dạy.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng thời khóa biểu cho từng ngành học vẫn xảy ra tình trạng giảng viên bị trùng lịch giữa các lớp chính quy và các lớp VLVH. Nguyên nhân do phần mềm quản lý 2 hệ đào tạo chưa đồng bộ. Giờ dạy vào thời gian hè tập trung chủ yếu vào giảng viên của hai bộ môn Mầm non và Tiểu học gây khó khăn cho bộ phận xây dựng kế hoạch.Vì vậy, nội dung 4 và nội dung 6 chỉ được đánh giá xếp thứ 5, 6 với số điểm 2,95 và 2,87.
2.4.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học
Trong các hoạt động của quản lý đào tạo thì quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo và là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nhà trường.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm cả hoạt động lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp như soạn bài, chấm bài, thực hiện các loại hồ sơ chuyên môn, nghiên cứu khoa học…
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là chỉ đạo, theo dõi và đôn đốc giảng viên thực hiện các kế hoạch chuyên môn, giảng dạy theo thời khóa biểu.
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đối với sinh viên hệ VLVH
Mức độ Nội dung | Tốt | Khá | TB | Chưa tốt | X | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Quản lý thực hiện quy định hồ sơ chuyên môn (Kế hoạch giảng dạy, đề cương chi tiết, bài giảng...) | 42 | 36.2 | 61 | 52.6 | 13 | 11.2 | 0 | 0.0 | 3.25 | 1 |
2 | Công tác quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên | 36 | 31.0 | 44 | 37.9 | 36 | 31.0 | 0 | 0.0 | 3.00 | 4 |
3 | Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình | 36 | 31.0 | 52 | 44.8 | 28 | 24.1 | 0 | 0.0 | 3.07 | 2 |
4 | Quản lý kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế | 38 | 32.8 | 48 | 41.4 | 30 | 25.9 | 0 | 0.0 | 3.07 | 2 |
5 | Lấy ý kiến phản hồi về chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên | 36 | 31.0 | 36 | 31.0 | 44 | 37.9 | 0 | 0.0 | 2.93 | 5 |
Biểu đồ 2.4. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đối với sinh viên hệ VLVH
Dựa vào bảng số liệu 2.6 và biểu đồ 2.4 cho thấy 3 nội dung mà phòng Đào tạo làm khá tốt là: ND1, ND3, ND4 với mức điểm đạt từ 3,07 đến 3,25. Cụ thể: Quản lý hồ sơ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý đào tạo đã được phòng đào tạo thực hiện khá tốt, được đánh giá cao nhất. Đứng thứ 2 là quản lý việc thực hiện nội dung chương trình và quản lý kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế điểm trung bình là 3,07 điểm.
Để đạt được thành tựu đó nhà trường đã giao nhiệm vụ cho phòng Đào tạo phối kết hợp với phòng Thanh tra Khảo thí, Trung tâm Đảm bảo chất lượng kiểm tra hồ sơ chuyên môn, thực hiện quy chế giảng dạy, thực hiện chương trình của giảng viên thường xuyên, nghiêm túc.
Tuy nhiên, dựa vào bảng số liệu cho thấy nội dung 2, nội dung 5(Công tác quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên và lấy ý kiến phản hồi về chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên) chưa được đánh giá cao, điểm trung bình đạt 3,00 và 2,93. Nguyên nhân cho thấy đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng PTNL người học chưa được giảng viên thực sự chú trọng, đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học mới đang chỉ dừng lại ở các buổi hội thảo, hội nghị, mà chưa đi vào các biện pháp cụ thể nhằm PTNL người học. Công tác lấy ý kiến phản hồi về chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên chưa thường xuyên và còn mờ nhạt. Đây là một trong những nội dung cần được quan tâm và đưa ra các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên.
2.4.4. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên hệ VLVH theo hướng PTNL người học
Quản lý hoạt động học của sinh viên chính là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên trong quá trình đào tạo. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý các khoa, cán bộ quản lý bộ phận VLVH của phòng Đào tạo là những người quản lý hoạt động học tập của sinh viên.
Qua đánh giá phân tích bảng cho thấy: Sinh viên hệ VLVH có chương trình học giống với chương trình chính quy, sinh viên học theo tín chỉ. Vì vậy vai trò tự học của sinh viên là rất lớn chiếm tới 70%. Với lượng thời gian 30% trên lớp giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động học của sinh viên. Chính yếu tố này đã góp phần khơi gợi và phát triển năng lực mỗi cá nhân.
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động học tập của sinh viên hệ VLVH
Mức độ Nội dung | Tốt | Khá | TB | Chưa tốt | X | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Quản lý công tác xây dựng kế hoạch học tập của học viên và quán triệt nghiêm túc nội dung, quy chế và yêu cầu đối với sinh viên | 49 | 42.2 | 59 | 50.9 | 8 | 6.9 | 0 | 0.0 | 3.35 | 1 |
2 | Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa hoc, thực tập của sinh viên | 51 | 44.0 | 40 | 34.5 | 25 | 21.6 | 0 | 0.0 | 2.77 | 3 |
3 | Quản lý sinh viên theo học phần, theo lớp tuyển sinh | 49 | 42.2 | 51 | 44.0 | 16 | 13.8 | 0 | 0.0 | 2.82 | 2 |
4 | Quản lý việc xét điểm rèn luyện của sinh viên | 42 | 36.2 | 51 | 44.0 | 23 | 19.8 | 0 | 0.0 | 2.72 | 4 |
Đó là: năng lực tiếp cận môn học, năng lực tìm kiếm tri thức, năng lực gắn kiến thức lý thuyết với thực hành tìm hướng đi cho bản thân... Đặc biệt đối với sinh viên hệ VLVH thì kiến thức lý thuyết gắn với công việc thực tế là rất quan trọng. Phòng Đào tạo với vị trí quản lý công tác học tập của sinh viên đã "Quản lý công tác xây dựng kế hoạch học tập của học viên và quán triệt nghiêm túc nội dung, quy chế và yêu cầu đối với sinh viên" (ND1) ngay từ tuần nhập học đầu năm của mỗi khóa. Công tác này được đánh giá tốt nhất với điểm TB là 3,35. Nội dung thứ hai được thực hiện tốt là "Quản lý sinh viên theo học phần, theo lớp tuyển sinh" (ND3) đạt điểm TB là 2,82. Tuy nhiên công tác “Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học, thực tập của sinh viên” (ND2), và công tác “Quản lý việc xét điểm rèn luyện của sinh viên” (ND4) chỉ đứng thứ 3, 4. Nguyên nhân thực trạng trên là do đặc thù của sinh viên hệ VLVH là vừa đi làm vừa đi học nên thời gian dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học không cao, việc xét điểm rèn luyện chưa thực sự được chú trọng.
Biểu đồ 2.5. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động học tập của sinh viên hệ VLVH theo hướng PTNL người học
Để tìm hiểu thực trạng này, tác giả đã thăm dò thái độ học tập của sinh viên qua 3 đối tượng bao gồm 150 sinh viên, 25 cán bộ quản lý, 30 giảng viên. Sau khi thống kê số phiếu thăm dò được trình bày ở (bảng 2.8) như sau:
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về thái độ học tập của sinh viên
Mức độ | Sinh viên | Cán bộ quản lý | Giảng viên | Tổng | % | |
Thái độ học tập của sinh viên | Có ý thức tốt | 24 | 3 | 2 | 29 | 14,15 |
Có ý thức | 58 | 10 | 12 | 80 | 39,02 | |
Bình thường | 64 | 7 | 4 | 75 | 36,59 | |
Chưa có ý thức | 4 | 5 | 12 | 21 | 10,24 |
Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về thái độ học tập của sinh viên
Qua phiếu khảo sát, tác giả thăm dò ý kiến một số giảng viên về lý do nhiều sinh viên chưa có thái độ học tập tốt, vẫn còn tình trạng nhờ học hộ, nhờ thi hộ,… Bên cạnh đó còn do cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy quản lý chưa sát sao nên một số sinh viên chưa nghiêm túc trong quá trình học tập. Vì vậy cần phải tìm thêm các giải pháp hợp lý tăng cường ý thức tự học của tất cả sinh viên.
2.4.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá
Tổ chức kiểm tra và thi hết học phần cho sinh viên là nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng như đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên và quản lý đào tạo của Nhà trường. Hình thức thi và ra đề thi rất đa dạng, tùy thuộc vào từng môn học, ngành học và hình thức học mà giảng viên lựa chọn hình thức ra đề khác nhau. Đối với các lớp VLVH kế hoạch học tập giống với sinh viên chính quy, Trường Đại học Hùng Vương tổ chức thi theo đúng quy chế và quy định hiện hành.
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ các hoạt động kiểm tra, đánh giá
Mức độ Nội dung | Tốt | Khá | Trung bình | Chưa tốt | X | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Cách tổ chức thi | 46 | 39.7 | 65 | 56.0 | 5 | 4.3 | 0 | 0.0 | 3.35 | 1 |
2 | Hình thức ra đề thi | 36 | 31.0 | 59 | 50.9 | 21 | 18.1 | 0 | 0.0 | 3.13 | 2 |
3 | Hình thức thi kết thúc học phần | 32 | 27.6 | 50 | 43.1 | 34 | 29.3 | 0 | 0.0 | 2.98 | 3 |
4 | Hoạt động chấm thi | 32 | 27.6 | 44 | 37.9 | 40 | 34.5 | 0 | 0.0 | 2.93 | 4 |
5 | Hoạt động lên điểm | 27 | 23.3 | 39 | 33.6 | 50 | 43.1 | 0 | 0.0 | 2.80 | 5 |
Biểu đồ 2.7. Đánh giá mức độ các hoạt động kiểm tra, đánh giá Hệ VLVH theo hướng PTNL người học
Qua bảng số liệu 2.9 và biểu đồ 2.7 cho thấy trong 5 nội dung của hoạt động kiểm tra, đánh giá thì ND1, ND2 được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình đạt 3,35 - 3,13 điều đó cho thấy công tác tổ chức các kỳ thi được diễn ra nghiêm túc, khoa học và khách quan; đề thi bám sát với nội dung chương trình, phù hợp với năng lực của SV hệ VLVH, đặc biệt là đánh giá, phân loại chính xác trình độ sinh viên theo năng lực.
Hoạt động chấm thi đạt 2,93 điểm xếp thứ 4, hoạt động lên điểm đạt 2,80 điểm xếp thứ 5. Đây là 2 hoạt động chưa được đánh giá cao bởi vẫn còn nhiều hạn chế: việc chấm thi, lên điểm đôi khi còn bị chậm. Nguyên nhân chính là do các giảng viên chưa sắp xếp công việc hợp lý, thời gian giảng dạy và chấm thi tập trung cùng một thời điểm.