3.3.2. Nội dung khảo nghiệm 167
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm 168
3.3.4. Khách thể khảo nghiệm 168
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm 168
3.4. Thử nghiệm một giải pháp 172
Kết luận chương 3 180
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 181
1. Kết luận 181
2. Khuyến nghị 182
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 185
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 1
- Đối Tượng Nghiên Cứu: Quản Lý Đào Tạo Cử Nhân Ngành Attt Tại Các Trường Đại Học Việt Nam Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội.
- Nghiên Cứu Về Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin
- Nghiên Cứu Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 186
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mô hình CIPO trong ĐTcả nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 60
Bảng 2.1: Tổng hợp thông tin của 3 trường đại học đào tạo ngành An toàn thông tin 81
Bảng 2.2: Thang đánh giá thực trạng 83
Bảng 2.3: Qui mô đào tạo sinh viên ngành ATTT tại các trường đại học 84
Bảng 2.4: Đánh giá về thực hiện tư vấn tuyển sinh ở các trường đại học 85
Bảng 2.5: Đánh giá về đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT trong đào
tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 86
Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ thông tin và
hệ thống thiết bị đối với hoạt động dạy học 87
Bảng 2.7: Đánh giá về mức độ hiện đại của hạ tầng công nghệ thông tin và
hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy - học 89
Bảng 2.8: Đánh giá về sự đáp ứng hệ thống học liệu đào tạo ngành ATTT
đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 91
Bảng 2.9: Đánh giá về mức độ đáp ứng hệ thống học liệu đối với hoạt động
dạy - học 93
Bảng 2.10: Đánh giá về mức độ thực hiện đầu tư cải tiến, nâng cấp hạ tầng CNTT đáp ứng hoạt động dạy học 95
Bảng 2.11: Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành ATTT đối với yêu cầu đào tạo 96
Bảng 2.12: Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 99
Bảng 2.13: Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân lực thiết kế chương trình đào tạo ngành ATTT 100
Bảng 2.14: Đánh giá về hình thức tổ chức đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu
cầu xã hội tại các trường đại học 102
Bảng 2.15: Đánh giá về ban hành các văn bản trong đào tạo ATTT đáp ứng
nhu cầu xã hội tại các trường đại học 102
Bảng 2.16: Đánh giá mức độ thực hiện quá trình dạy học ngành ATTT đáp
ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 104
Bảng 2.17: Đánh giá mức độ thực hiện quá trình học tập ngành ATTT đáp
ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 105
Bảng 2.18: Đánh giá mức độ vận dụng các hình thức học tập ngành ATTT
đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 106
Bảng 2.19: Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại
học 109
Bảng 2.20: Đánh giá về sự tham gia của các lực lượng đánh giá kết quả học
tập và xét tốt nghiệp của sinh viên 111
Bảng 2.21: Đánh giá về khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu
cầu xã hội ở các trường đại học 112
Bảng 2.22: Đánh giá mức độ quản lý công tác tuyển sinh ngành ATTT tại
các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 115
Bảng 2.23: Đánh giá mức độ quản lý các điều kiện triển khai đào tạo cử nhân ngành ATTT tại trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 118
Bảng 2.24: Đánh giá mức độ quản lý tổ chức đào tạo cử nhân ngành ATTT
ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 120
Bảng 2.25: Đánh giá mức độ quản lý quá trình dạy học cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học 121
Bảng 2.26: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý kết quả tốt nghiệp của cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.. 125
Bảng 2.27: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý thông tin đầu ra ngành ATTT tại các trường đại học 128
Bảng 2.28: Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT
đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học 132
Bảng 3.1: Đề xuất danh mục các tài liệu cung cấp hỗ trợ sinh viên 166
Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp 168
Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các giải pháp 170
Bảng 3.4. Ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng của Chuẩn đầu ra 174
Bảng 3.5: Tỷ lệ ý kiến đánh giá các môn học góp phần đạt chuẩn đầu ra 174
Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá mức độ hợp lý chuẩn đầu ra ngoại ngữ 175
Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá về thời gian đào tạo 176
Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá về số lượng môn học tự chọn 176
Bảng 3.9: Đánh giá cấu trúc kiến thức của Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin 177
Bảng 3.10: Đánh giá về đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm và NCKH 178
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình 42
Hình 1.2: Mô hình quản lý đào tạo CIPP 43
Hình 1.3: Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO 44
Hình 1.4: Mô hình CIPO trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu
xã hội 51
Hình 3.1: Qui trình phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành
An toàn thông tin 156
Hình 3.2: Quy trình tổ chức phát triển học liệu và phương tiện CNTT phục
vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 161
Hình 3.3: Qui trình quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên 163
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT trong các đơn vị 71
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý công tác tuyển sinh ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 115
Biểu đồ 2.3: Đánh giá về quản lý quá trình dạy học ngành ATTT 123
Biểu đồ 2.4: Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý kết quả tốt nghiệp cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.. 126
Biểu đồ 2.5: Đánh giá về quản lý thông tin đầu ra ngành ATTT 130
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ lý luận và thực tế đã chứng minh: Giáo dục và Đào tạo có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Giáo dục - đào tạo là một động lực, là đòn bẩy, là mục tiêu của mọi sự phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá về chính trị và kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.Việc phát triển hợp lý quy mô đào tạo phải được thực hiện gắn chặt với yêu cầu phát triển KT- XH, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH- HĐH, phát huy nội lực, chủ động hội nhập, phát triển bền vững và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo [2]. Quan điểm này xuất phát từ chức năng của giáo dục phục vụ xã hội và đào tạo nguồn nhân lực đắp ứng với nhu cầu phát triển xã hội.
Để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi cụ thể của các quá trình phát triển KT - XH hiện nay, việc đảm bảo chất lượng theo nhu cầu xã hội được coi là mục tiêu, một yêu cầu mang tính tất yếu của ngành giáo dục. Thực hiện mục tiêu này, một trong những phương hướng cơ bản mà các Nghị quyết của Đảng đã đề ra là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hoá” nâng cao chất lượng dạy và học.
Quản lý đào tạo ở các nhà trường là khâu then chốt đảm bảo sự thành
công của phát triển giáo dục. Vì thông qua quản lý hoạt động đào tạo, việc thực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trương ch nh sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo … mới được triển khai có hiệu quả.
Quản lý hoạt động đào tạo nhân lực thuộc các lĩnh vực khác nhau đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án đề cập. Tuy nhiên thực tế cho thấy cách tiếp cận trong nghiên cứu quản lý đào tạo ở các trường đại học nói chung và trong từng ngành nghề, lĩnh vực nói riêng ở các công trình nghiên cứu có khác nhau. Nhìn chung kết quả đạt được trong quản lý đào tạo ở các trường đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Song bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học nói chung, trước những biến đổi của nền kinh tế, chính trị - xã hội cần phải được đổi mới, tăng cường các biện pháp cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay của xã hội.
Việc nâng cao chất lượng trong phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT luôn là một vấn đề cấp thiết. Đặc biệt trong bối cảnh chất lượng nhân lực cần đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển thị trường hiện nay. Tuy nhiên, những năm gần đây, bài toán về phương thức và quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực này còn gặp nhiều bất cập trong mối quan hệ không đồng nhất giữa yêu cầu thị trường với thực tế triển khai phát triển.
Trên thế giới hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT, trong đó có ngành ATTT cũng đang phát triển theo xu thế hướng nhu cầu xã hội. Tại Việt Nam, thông tư 11/2015 Bộ TT-TT cũng đưa ra Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, phát triển nguồn nhân lực thì Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn chưa có một chương trình chuẩn nào được xây dựng chi tiết và cụ thể. Điều này dẫn đến mỗi cơ sở giáo dục tự phát triển các chương trình đào tạo (CTĐT) theo quan điểm chủ quan, cá nhân của từng trường đại học. Sự bất cập này khiến cho chất lượng đầu ra của
khâu đào tạo nguồn nhân lực không được đảm bảo theo tham chiếu của chuẩn kỹ năng nhân lực. Việc thiết lập mối liên kết giữa các mô hình triển khai đào tạo nhân lực CNTT và ATTT gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa đồng bộ, thống nhất về mặt kiến thức cũng như cơ sở lý luận.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm an ninh mạng trở nên hiện hữu thì vấn đề bảo mật, an toàn mạng đã và đang đặt ra nhiều thử thách. Làm thế nào để bảo mật được hệ thống mạng, làm thế nào để tránh trường hợp phá hỏng mạng để đảm bảo mạng lưới thông tin thông suốt, giữ được an toàn quốc gia. Đây là những vấn đề có tính cấp bách đối với những người làm công tác an ninh thông tin để đảm bảo an ninh quốc gia. Đáp ứng được yêu cầu này cần phải nâng cao chất lượng đào tạo ngành An toàn thông tin tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Song song với sự phát triển của đào tạo ngành An toàn thông tin thì việc quản lý đào tạo được xác định là khâu quan trọng quyết định chất lượng đào tạo hiện nay của các nhà trường.
Trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam, nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cử nhân ngành An toàn thông tin sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng cho nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, lực lượng cử nhân ngành An toàn thông tin tốt nghiệp các trường đại học hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư ở các trường đại học Việt Nam cho đào tạo cử nhân ngành ATTT còn hạn chế, các trường đại học và học viện phải tìm cách đổi mới quản lý hoạt động đào tạo của mình để nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT là khâu quyết định để thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo ngành ATTT.
Trong Báo cáo tổng kết tại Hội thảo quốc gia về đào tạo ngành ATTT đã nêu về chất lượng đào tạo chuyên ngành ATTT ở Việt Nam còn thấp, “chưa chú trọng xây dựng học liệu điện tử,… đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, giảng viên chuyên môn và phương pháp sư phạm đào tạo ATTT chưa được quan tâm đúng mức,…chưa xây dựng được Bộ tiêu chuẩn và hệ thống kiểm định chất lượng dành riêng cho đào tạo ATTT,… các trường không có cơ sở tự đánh giá những hoạt động của họ dẫn tới mỗi trường làm một kiểu, thiếu sự nhất quán, đồng bộ”.
Trong thời gian qua, các trường đại học có đào tạo cử nhân ngành ATTT có chú ý mở rộng quy mô đào tạo, nhưng chất lượng đào tạo ngành ATTT và chất lượng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội còn nhiều hạn chế và bất cập, đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý hiệu quả để hướng hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội” nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân t ch và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học hiện nay theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học.