Đáp Án Chính Xác Của Các Câu Hỏi Trắc Nghiệm Phần Luyện Tập Vận Dụng Của Giáo Án Thực Nghiệm

A. thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa.

B. sự tồn tại của hai khuynh hướng cách mạng: tư sản và vô sản.

C. chưa có đảng nào lãnh đạo.

D. kẻ thù còn mạnh.

Ví dụ 2: Đề thi thử giành cho HSG Lịch sử. Hình thức tự luận. Thời gian làm bài 180 phút( đề thi tác giả sưu tầm từ nguồn đề thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định).

TRƯỜNG THPT GIAO THỦY

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn : LỊCH SỬ - Lớp 12 THPT

Thời gian làm bài : 180 phút (Đề thi gồm 01 trang)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 12


PHẦN I. LỊCH SỬ VIỆT NAM: (14,0 điểm)

Câu 1: (4,0 điểm)

Tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng do Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6-1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc) là tổ chức nào? Trình bày sự ra đời, hoạt động và vai trò của tổ chức đó đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 2: (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa. (Việt Bắc-Tố Hữu)

1. Đoạn thơ trên đề cập đến tên gọi Khu giải phóng từng là căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tên gọi Khu giải phóng ấy là gì? Đó là căn cứ địa cách

mạng của cả nước trong khoảng thời gian nào? Hãy nêu quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa đó.

2. “Mười lăm năm ấy ai quên” trong đoạn thơ trên là khoảng thời gian từ khi kháng Nhật đến hết chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong khoảng thời gian đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có những công lao gì đối với lịch sử dân tộc?

3. Nếu là một người dân Việt Bắc sống trong khoảng thời gian “mười lăm năm ấy”, em sẽ làm gì để góp phần giúp lực lượng cách mạng nước ta chiến đấu chống lại kẻ thù?

Câu 3: (5,0 điểm)

Tóm tắt điều kiện bùng nổ, diễn biến chính của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam. Vì sao phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam?

PHẦN II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (6,0 điểm)

Câu 4: (6,0 điểm)

Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng trong nửa sau thế kỉ XX là do những nguyên nhân nào?

Hiện nay, chủ nghĩa khủng bố đang gây ra những khó khăn, thách thức đối với hòa bình của nhân loại. Em hãy tưởng tượng mình là một người dân Xi-ri để miêu tả về thực trạng những khổ đau mà người dân Xi-ri đang phải gánh chịu và bày tỏ ước muốn về một thế giới hòa bình.

-------------------Hết-----------------

- Bồi dưỡng kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá

Một kỹ năng quan trọng trong quá trình bồi dưỡng chúng chúng tôi cần HSG đạt được đó là kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá bởi chúng tôi muốn các em có khả năng tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân để đạt được mục đích đề ra. Muốn vậy chúng tôi hướng dẫn các em xây dựng thước đo để đo mức

độ đạt được về phẩm chất năng lực của bản thân đồng thời có thể đánh giá được bạn bè để rút kinh nghiệm cho mình trong hoạt động học.

Về nội dung bồi dưỡng kỹ năng tự kiểm tra đánh giá cho học sinh chúng tôi tập trung vào:

+ Đánh giá ban đầu: để học sinh tự đánh giá mức độ phẩm chất, năng lực của bản thân ngay từ thời điểm đầu của năm học nhằm giúp các em xác định chính xác mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực của mình, những ưu điểm, hạn chế của bản thân, tìm ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế từ đó tìm cho mình phương pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và xây dựng cho mình mục tiêu phấn đấu, kế hoạch học tập phù hợp.

+ Đánh giá tiến trình: chúng tôi hướng dẫn các em phải đặt ra mục tiêu học tập của từng tháng( về kiến thức, kĩ năng, sự thay đổi trong tư duy...) và sau khi kết thúc một tháng học tập phải đối chiếu kết quả đạt được của mình với mục tiêu đề ra và so sánh với tháng trước xem mình tiến bộ ở mặt nào, hạn chế ở đâu nhằm điều chỉnh kịp thời hoạt động học của bản thân học sinh.

+ Đánh giá tổng kết: Chúng tôi hướng dẫn học sinh thực hiện vào sau 8 tuần học tập để sơ kết, tổng kết “chặng đường” đã qua. Cách đánh giá này giúp học sinh tự xác định mức độ đạt được của bản thân sau khi kết thúc một thời gian học tập khá dài. Khác với việc đánh giá quá trình, ở hoạt động này chúng tôi yêu cầu các em tổng kết lại những hoạt động chính trong các tháng, kết quả đạt được đặc biệt là HS phải nêu rõ được sự tiến bộ của bản thân trong từng tháng và đánh giá chung về những mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào sẽ tiếp tục thực hiện, bài học được rút ra, kiến nghị với thầy cô...

Như vậy nhờ các hoạt động tự kiểm tra và đánh giá học sinh có thể xác định chính xác mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực học tập của mình, so sánh, đối chiếu được bản thân với các bạn cũng như mặt bằng chung của xã hội từ đó các em có thể tự đề ra phương hướng phấn đấu tiếp theo. Biết tự đánh giá mình là HS cũng tự tạo ra động lực để phấn đấu và lựa chọn con đường tương lai phù hợp.

Để học sinh thực hiện tốt việc tự đánh giá chúng tôi bồi dưỡng cho các em quy trình và kỹ năng đánh giá:

+ Xác định mục đích đánh giá( đánh giá để làm gì?)

+ Đối tượng cần đánh giá( trong trường hợp cần đánh giá bản thân và các bạn để so sánh đối chiếu).

+ Nội dung đánh giá( đánh giá cái gì).

+ Cách thức đánh giá( đánh giá như thế nào).

+ Công cụ, tiêu chí đánh giá( đánh giá bằng cái gì).

+ Thời gian đánh giá( đánh giá khi nào).

+ Kết quả đánh giá( ưu điểm, hạn chế).

+ Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế.

+ Mức độ tiến bộ so với lần đánh giá trước.

+ Phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế.

+ Bài học rút ra cho bản thân. Khi đánh giá các em cần:

+ Căn cứ vào những chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng về phẩm chất, năng

lực.


+ Khách quan.

+ Toàn diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực... .

+ Phương pháp đánh giá khoa học: đánh giá qua sản phẩm học tập của

bản thân, đánh giá thông qua trao đổi với giáo viên, bạn bè...

2.3. Thực nghiệm sư phạm

2.3.1. Mục đích của thực nghiệm

Để kiểm nghiệm trong thực tế tính khả thi của phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Giao Thủy mà luận văn đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các lớp 12. Thông qua thực nghiệm sư phạm sẽ khẳng định vai trò, ý nghĩa tác dụng của phương pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn.

Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai lớp 12B1, 12B2, thời gian thực nghiệm tháng 3 năm 2017.

2.3.2. Nội dung của thực nghiệm

Để đạt hiệu quả cao, khẳng định thực chất, khách quan tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm các việc cơ bản sau:

Chuẩn bị giáo án hai kiểu:

+ Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm, như dự kiến của luận văn, sử dụng phương pháp bồi dưỡng được đề xuất.

+ Kiểu 2: Giáo án đối chứng do giáo viên của trường soạn và giảng dạy theo phương pháp bình thường.

- Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho HS cả lớp đối chứng, làm bài kiểm tra, đánh giá.

2.3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

- Tiến hành theo kế hoạch dạy học và thời gian biểu do nhà trường đề ra trong năm học 2016 – 2017, phù hợp với chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Chúng tôi chọn một số lớp, và một lớp đối chứng.

- Lớp thực nghiệm: sử dụng giáo án kiểu 1, bài giảng được soạn chi tiết trong đó tập trung vào vấn đề cần thực nghiệm là vận dụng các phương pháp bồi dưỡng vào quá trình tiến hành bài giảng.

- Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng được tiến hành theo phương pháp truyền thống, ít chú ý đến sử dụng các biện pháp nhằm bồi dưỡng nội dung, tư duy, phẩm chất, năng lực cho người học.

- Yêu cầu: HS được chọn làm thực nghiệm và lớp, đội đối chứng có số lượng ngang nhau, cũng như hoàn cảnh, điều kiện học tập phải tương đồng. GV thực nghiệm là những người dạy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.

2.3.4. Tổ chức tiến hành thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các lớp 12, đội tuyển HSG ở trường THPT Giao Thủy. Đây là ngôi trường có truyền thống dạy tốt – học tốt, chất lượng thi HSG trong nhiều năm qua luôn giành giải nhất tỉnh, chất lượng HS thi THPT quốc gia luôn xếp trong top 100 trường có điểm thi cao nhất toàn quốc. Thành tích đội tuyển HSG, thi THPT quốc gia môn Lịch sử luôn nằm trong top đầu của tỉnh. Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác cũng như chủ động sáng tạo trong dạy học.

Lớp thực nghiệm và đối chứng: chúng tôi chọn lớp 12 B2 năm học 2016 - 2017 là lớp thực nghiệm, Lớp đối chứng là lớp 12 B1 (năm học 2016 – 2017). Số lượng HS hai lớp và hai đội tuyển của hai năm học trên là ngang nhau, lớp 12 B2 có 36 HS, lớp 12 B1 có 36 HS, trong các lớp trên trình độ HS phân hóa rõ rệt: có HS khá, giỏi, trung bình, yếu. Như vậy, đây là một môi trường tốt, phù hợp để chúng tôi tiến hành giảng dạy thực nghiệm theo tinh thần đổi mới phương pháp bồi dưỡng đang được thực hiện.

Kế hoạch dạy học thực nghiệm ( xem ở phần phụ lục) được dạy ở lớp thực nghiệm và đối chứng với các giáo án khác nhau.

Sau khi giảng xong, để đánh giá kết quả cuối cùng của bài học, chúng tôi tiến hành kiểm tra thực nghiệm về việc mức độ kiến thức HS đạt được bằng bài kiểm tra khoảng 10 phút cuối tiết. Câu hỏi đó nhằm đánh giá mức độ nhận thức ở hai lớp có nội dung hoàn toàn trùng nhau theo kế hoạch dạy học. Riêng đối với đội tuyển HSG chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập riêng song ở các năm là giống nhau ( Xem phụ lục).

- Tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi: Đối với trắc nghiệm khách quan: HS lựa chọn câu hỏi đúng, đối với câu tư luận: trình bày đủ ý, trọng tâm, chính xác, diễn đạt rõ ràng, lô-gích, đúng ngữ pháp. Tất cả các câu hỏi và bài tập làm đúng thời gian, nghiêm túc. Về xếp loại: những HS đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên: đạt điểm từ 9 đến 10( loại giỏi). Bài làm tương đối đúng, nhưng chưa

đủ ý trong câu tự luận, có chỉ số sai ít trong câu trắc nghiệm( 1-2 câu), đạt 7-8 điểm( loại khá). Bài làm điền chưa chính xác: 40 - 50 % câu trắc nghiệm, hoặc đúng những câu trắc nghiệm, nhưng sai trong câu tự luận đạt điểm 5 - 6 (loại trung bình). Trả lời sai, điền chưa đúng nhiều câu trắc nghiệm( 70 – 80

%), thiếu ý trong câu tự luận đạt điểm 4 trở xuống(loại yếu – kém). Sau đây là đáp án cụ thể.

Phần câu hỏi trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm. Đáp án chính xác là

Bảng 2.3. Đáp án chính xác của các câu hỏi trắc nghiệm phần luyện tập vận dụng của giáo án thực nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

B

B

C


Phần câu hỏi tự luận( 5,0 điểm).

Dựng và giữ nước được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện đồng thời:

Dựng nước là xây dựng đất nước trên các lĩnh vực: chính trị, quốc phòng, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục…

Giữ nước là đấu tranh chống các thế lực giặc ngoại xâm và nội phản nhằm bảo vệ, giữ vững thành quả của cách mạng: đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai ở phía Bắc, đấu tranh với thực dân Pháp và quân Anh ở phía Nam…

Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trên: Hai nhiệm vụ trên được Chính phủ nhận thức và giải quyết kịp thời, song song với nhau. Chúng có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau: dựng nước là tạo ra sức mạnh, điều kiện để giữ nước. Ngược lại giữ nước là để bảo vệ, phát triển đất nước.

Việc thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ trên chứng tỏ Đảng, Chính phủ ta đã nhận thức được yêu cầu cấp thiết của lịch sử dân tộc lúc đó. Đây là biểu

hiện của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo… . và phù hợp với quy luật của lịch sử dân tộc. Nhờ chủ trương và các biện pháp đó mà nước ta thoát khỏi tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” và tạo ra những điều kiện đảm bảo thắng lợi cho cách mạng khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

Kết quả:

Sau khi chấm bài kiểm tra theo đáp án, xếp loại HS theo các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu – kém, thực nghiệm thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm


Lớp

Số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu, kém

12 B2 Thực

ghiệm

36

15

16

5

0

Tỉ lệ

100%

41,7

44,4

13,9

0

12B1 Đối

chứng

36

10

12

14

0

Tỉ lệ

100%

28,8

33,3

37,9

0


Để so sánh độ chênh lệch giữa kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, đội thực nghiệm và đội đối chứng, chúng tôi tính giá trị (t) cho điểm số hai lớp, hai đội theo công thức sau::

T= Tổng số điểm: tổng số HS

Bảng 2.5. So sánh độ chênh lệch điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng


Lớp

Tổng số

điểm

Tổng số HS

Điểm trung

bình(t)

Độ chênh

lệch

Thực

nghiệm

299

36

8,3

0,8

Đối chứng

269

36

7,5

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí