Bảng 2.19: Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học
Nội dung | Khách thể khảo sát | Mức độ | Điểm TB | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Thực hiện theo đúng qui trình và kế hoạch | CBQL | 154 | 54.0 | 82 | 28.8 | 49 | 17.2 | 0 | 0.0 | 3.4 |
GV | 208 | 80.0 | 48 | 18.5 | 4 | 1.5 | 0 | 0.0 | 3.8 | ||
SV | 157 | 46.2 | 147 | 43.2 | 36 | 10.6 | 0 | 0.0 | 3.4 | ||
Cựu SV | 71 | 24.7 | 198 | 69 | 18 | 6.3 | 0 | 0.0 | 3.2 | ||
2 | Kết quả kiểm tra- đánh giá được thông báo cho sinh viên theo thời gian qui định | CBQL | 42 | 14.7 | 95 | 33.3 | 138 | 48.4 | 10 | 3.5 | 2.6 |
GV | 83 | 31.9 | 120 | 46.1 | 57 | 21.9 | 0 | 0.0 | 3.1 | ||
SV | 193 | 56.8 | 98 | 28.8 | 12 | 3.5 | 37 | 10.9 | 3.3 | ||
Cựu SV | 87 | 30.3 | 182 | 63.4 | 0 | 0.0 | 18 | 6.3 | 3.2 | ||
3 | Kết quả kiểm tra- đánh giá được lưu trữ đầy đủ, chính xác | CBQL | 171 | 60.0 | 19 | 6.7 | 88 | 30.9 | 7 | 2.5 | 3.2 |
GV | 122 | 46.9 | 112 | 43.1 | 26 | 10.0 | 0 | 0.0 | 3.4 | ||
SV | 199 | 58.5 | 94 | 27.6 | 44 | 12.9 | 3 | 0.9 | 3.4 | ||
Cựu SV | 109 | 38.0 | 144 | 50.2 | 6 | 2.1 | 28 | 9.8 | 3.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Thực Hiện Tư Vấn Tuyển Sinh Ở Các Trường Đại Học
- Đánh Giá Về Mức Độ Đáp Ứng Hệ Thống Học Liệu Đối Với Hoạt Động Dạy - Học
- Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Và Ban Hành Văn Bản Đào Tạo Ngành Attt Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội Ở Các Trường Đại Học
- Thực Trạng Quản Lý Các Điều Kiện Triển Khai Đào Tạo Cử Nhân Ngành Attt Tại Trường Đại Học Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Thực Trạng Quản Lý Đánh Giá Kết Quả Tốt Nghiệp Của Cử Nhân Ngành Attt Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội Tại Các Trường Đại Học
- Nhận Xét Chung Thực Trạng Quản Lý Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Ở Các Trường Đại Học Việt Nam Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Kết quả số liệu khảo sát tại Bảng 2.19 cho thấy hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học được thể hiện như sau:
- CBQL đánh giá các nội dung thực hiện ở mức khá, điểm TB là 3.06. Trong đó nội dung được thực hiện tốt nhất là nội dung 1: “Thực hiện theo đúng qui trình và kế hoạch”.
- GV đánh giá các nội dung thực hiện với điểm TB là 3.43. Ở mức tốt. Nội dung được đánh giá tốt nhất là nội dung 1: “Thực hiện theo đúng qui trình và kế hoạch”. Ý kiến này tương đồng với đội ngũ CBQL.
- SV tham gia đánh giá các nội dung trên đạt điểm TB: 3.36. Và cựu sinh viên là 3.2.
Có thể lý giải kết quả nghiên cứu này như sau:
Quá trình kiểm tra-đánh giá trong ĐT được các trường thực hiện theo qui định của Bộ GD&ĐT và qui định của các trường. Quá trình kiểm tra đánh giá
được các trường xác định bao gồm: đánh giá chuyên cần, đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc học phần kết thúc khóa học. Việc đánh giá chuyên cần và đánh giá quá trình học tập của sinh viên được các trường thực hiện qua bài lab, bài luận. Đối với đánh giá kết thúc học phần, các trường tổ chức cho sinh viên làm bài thi tập trung tại địa điểm của cơ sở của nhà trường hoặc địa điểm liên kết đào tạo với nhà trường.
Các trường lập kế hoạch hoạt động kiểm tra-đánh giá việc học tập của sinh viên dựa trên kế hoạch dạy và học, hoạt động kiểm tra-đánh giá được thực hiện sau khi kết thúc quá trình dạy và học. Các trường đã thực hiện lập kế hoạch kiểm tra-đánh giá khá tốt. Kế hoạch kiểm tra-đánh giá được thông báo trên hệ thống lớp học cho sinh viên gồm số lượng các bài kiểm tra sinh viên cần hoàn thành, các yêu cầu khi làm bài kiểm tra, cách thức t nh điểm, hình thức làm bài (trắc nghiệm hay tự luận), thời hạn sinh viên cần hoàn thành và nộp; đối với hoạt động thi kết thúc học phần, nhà trường lên kế hoạch kèm theo cả địa điểm thi, thời gian thi.
Các yêu cầu kiểm tra đánh giá của mỗi học phần và của toàn khóa học được các trường qui định cụ thể, trong đó phân công cho Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng đào tạo, các Khoa chuyên môn trong nhà trường chịu trách nhiệm thực hiện. Kết quả học tập của sinh viên được ghi nhận trên hệ thống quản lý học tập, được thông báo cho sinh viên. Đối với các bài tập thực hành/kiểm tra trắc nghiệm, hầu hết các trường thực hiện đánh giá trên phòng thực hành và phòng thi trắc nghiệm có hệ thống phần mềm chấm điểm tự động. Đối với các bài tập nhóm, bài tập kỹ năng, bài tập tự luận, giảng viên sẽ thực hiện chấm và cập nhật kết quả lên hệ thống. Sinh viên không đủ điều kiện về điểm sẽ phải học lại. Kỳ thi kết thúc học phần đóng vai trò quan trọng nhất và được t nh điểm thông thường với tỷ trọng 70% điểm học phần. Kỳ thi này được các trường tổ chức tập trung tại địa điểm đào tạo của nhà trường hoặc đơn vị liên kết đào tạo. Phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá được
thực hiện kết hợp giữa trắc nghiệm, tự luận, bài tập nhóm, bài tập lớn. Các trường đã có quy định về biểu mẫu chung đánh giá kết quả học tập để thực hiện quản lý trên hệ thống phần mềm và trên giấy tờ. Qua khảo sát tại các trường, trong các biểu mẫu đánh giá kết quả học tập của sinh viên đều thể hiện các điểm thành phần và điểm thi với tỷ trọng được qui định.
Hoạt động chỉ đạo, điều hành trong nhà trường hướng đến việc đảm bảo thực hiện nghiêm túc qui chế, qui định kiểm tra đánh giá, thi cử. Hoạt động kiểm tra, đánh giá được các trường nắm bắt thông qua các báo cáo định kỳ của đơn vị tổ chức đào tạo và các biên bản của hội đồng thi.
Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá đối với giảng viên thực hiện đánh giá sinh viên mới chỉ thực hiện được ở khối lượng công việc đã hoàn thành, chưa đánh giá được chất lượng đánh giá sinh viên của giảng viên. Đối với sinh viên, việc phân t ch kết quả học tập và chất lượng đánh giá sinh viên còn chưa được quan tâm. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự cần thiết tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với quá trình đào tạo để tăng cường chất lượng và hiệu quả hơn.
Trong đào tạo ở các trường đại học cần có sự tham gia của các phòng ban chức năng, thực trạng về sự tham gia của các lực lượng trong nhà trường thể hiện ở bảng sau
Bảng 2.20: Đánh giá về sự tham gia của các lực lượng đánh giá kết quả học tập và xét tốt nghiệp của sinh viên
Nội dung | CBQL | Giảng viên | Sinh viên | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | BGH nhà trường | 116 | 40.7 | 169 | 65.0 | 213 | 62.6 |
2 | Khoa chuyên ngành | 253 | 88.8 | 229 | 88.1 | 305 | 89.7 |
3 | Phòng Đào tạo | 267 | 93.7 | 247 | 95.0 | 297 | 87.3 |
4 | Phòng Khảo th và ĐBCL | 284 | 99.6 | 250 | 96.1 | 300 | 88.2 |
5 | Giảng viên chuyên môn | 188 | 66.0 | 229 | 88.1 | 292 | 85.9 |
6 | Hội đồng chuyên môn ngành | 192 | 67.4 | 195 | 75.0 | 268 | 78.8 |
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy các đơn vị trong nhà trường tham gia tích cực vào hoạt động đánh giá kết quả học tập và xét tốt nghiệp của sinh viên. Trong đó các đơn vị chức năng nòng cốt là Phòng Đào tạo; Phòng Khảo thí và ĐBCLGD, Khoa giáo viên và Hội đồng chuyên môn ngành.
2.3.8. Thực trạng khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học
Với đặc thù đào tạo cử nhân ngành ATTT đòi hỏi các trường đại học luôn xác định khó khăn, từ đó có biện pháp quản lý kịp thời. Đánh giá những khó khăn trong đào tạo cử nhân ngành ATTT trong các trường đại học thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.21: Đánh giá về khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học
Nội dung | CBQL | Giảng viên | Sinh viên | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Tuyển sinh không đủ số lượng | 35 | 12.3 | 14 | 5.4 | 155 | 45.6 |
2 | Hạ tầng CNTT chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc chưa hiện đại | 112 | 39.3 | 140 | 53.8 | 272 | 80.0 |
3 | Môi trường học tập chưa đáp ứng tốt các hoạt động tương tác giữa giảng viên- sinh viên | 225 | 78.9 | 221 | 85.0 | 263 | 77.3 |
4 | Nội dung học liệu không sát thực tế, ít cập nhật kiến thức, CNTT mới | 42 | 14.7 | 73 | 28.1 | 236 | 69.4 |
5 | Người học gặp khó khăn về phương tiện học tập | 23 | 8.1 | 109 | 41.9 | 196 | 57.6 |
6 | Người học còn yếu về phương pháp và kỹ năng học tập trên mạng Internet | 221 | 77.5 | 153 | 58.8 | 231 | 67.9 |
7 | Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng | 173 | 60.7 | 195 | 75.0 | 93 | 27.3 |
8 | Đội ngũ giảng viên chưa thành thạo về phương pháp và kỹ năng giảng dạy trên môi trường Internet | 14 | 4.9 | 41 | 15.8 | 82 | 24.1 |
Nội dung | CBQL | Giảng viên | Sinh viên | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
9 | Đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo chưa đáp ứng về số lượng và dịch vụ hỗ trợ | 97 | 34.0 | 78 | 30.0 | 112 | 32.9 |
10 | Hệ thống văn bản, qui định, hướng dẫn chưa đầy đủ | 25 | 8.8 | 161 | 61.9 | 51 | 15.0 |
11 | Mối liên hệ giữa nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực còn hạn chế | 211 | 74.0 | 176 | 67.7 | 158 | 46.5 |
12 | Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà trường chưa phù hợp | 9 | 3.2 | 150 | 57.7 | 145 | 42.6 |
13 | Trình độ của đội ngũ quản lý còn chưa đáp ứng | 12 | 4.2 | 107 | 41.1 | 90 | 26.5 |
14 | Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo còn eo hẹp | 198 | 69.5 | 133 | 51.1 | 139 | 40.9 |
Nhận xét:
Kết quả khảo sát tại Bảng 2.21 cho thấy những khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học hiện nay.
CBQL đánh giá 5 nội dung nhà trường còn gặp trở ngại trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học hiện nay là:
- Môi trường học tập chưa đáp ứng tốt các hoạt động tương tác giữa giảng viên-sinh viên, chiếm 78.95%.
- Người học còn yếu về phương pháp và kỹ năng học tập trên mạng Internet, chiếm 77.54%.
- Mối liên hệ giữa nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực còn hạn chế, chiếm 74.04%.
- Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo còn eo hẹp, chiếm 69.47%
- Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, chiếm 60.70%
GV đánh giá 5 nội dung nhà trường còn gặp trở ngại trong đào tạo ngành ATTT ở các trường đại học hiện nay là:
- Môi trường học tập chưa đáp ứng tốt các hoạt động tương tác giữa
giảng viên-sinh viên, chiếm 85.00%.
- Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, chiếm 75.00%
- Hệ thống văn bản, qui định, hướng dẫn chưa đầy đủ, chiếm 61.92%.
- Mối liên hệ giữa nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực còn hạn chế, chiếm 67.69%.
- Hệ thống văn bản, qui định, hướng dẫn chưa đầy đủ, chiếm 61.92%. Sinh viên đánh giá các nội dung khá tương đồng ở các nội dung như:
Người học còn yếu về phương pháp và kỹ năng học tập trên mạng Internet; Môi trường học tập chưa đáp ứng tốt các hoạt động tương tác giữa giảng viên- sinh viên. Tuy nhiên, SV cũng nêu lên một vài khó khăn có t nh chất gắn liền với hoạt động học tập của SV như: Hạ tầng công nghệ đào tạo CNTT chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc chưa hiện đại (80%); Nội dung học liệu không sát thực tế, ít cập nhật kiến thức, công nghệ thông tin mới (69.41).
2.4. Thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội
2.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào
2.4.1.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội
Trong đào tạo tuyển sinh là khâu đầu tiên nhưng quyết định chất lượng đào tạo, vì vậy các nhà quản lý cần xác định mức độ thực hiện trong tuyển sinh từ đó có điều chỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ quản lý công tác tuyển sinh thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.22: Đánh giá mức độ quản lý công tác tuyển sinh ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội
Nội dung | Khách thể khảo sát | Mức độ | Điểm TB | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Tổ chức hội nghị khách hàng để nắm bắt nhu cầu đào tạo của xã hội về chuyên ngành ATTT | CBQL | 251 | 88.1 | 34 | 11.9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.9 |
GV | 99 | 38.1 | 156 | 60.0 | 5 | 1.9 | 0 | 0.0 | 3.4 | ||
2 | Tổ chức hội chợ tuyển sinh để tư vấn người học về chuyên ngành ATTT | CBQL | 268 | 94.0 | 17 | 6.0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.9 |
GV | 78 | 30.0 | 161 | 61.9 | 21 | 8.1 | 0 | 0.0 | 3.2 | ||
3 | Chỉ đạo các hoạt động tuyển sinh theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội | CBQL | 182 | 63.9 | 78 | 27.4 | 25 | 8.8 | 0 | 0 | 3.6 |
GV | 117 | 45.0 | 143 | 55.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 3.5 | ||
4 | Kiểm tra các hoạt động tuyển sinh theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội | CBQL | 101 | 35.4 | 147 | 51.6 | 37 | 13.0 | 0 | 0 | 3.2 |
GV | 60 | 23.1 | 166 | 63.8 | 31 | 11.9 | 3 | 1.1 | 3.1 |
Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.2 sau:
3.9
3.9
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
3.4
3.5
3.6
3.2
3.2 3.1
CBQL
GV
Tổ chức hội nghị khách hàng để nắm bắt nhu cầu
Tổ chức hội chợ tuyển sinh
để tư vấn
Chỉ đạo các Kiểm tra các hoạt động hoạt động
tuyển sinh theotuyển sinh theo người học về hướng đáp ứnghướng đáp ứng
đào tạo của xã chuyên ngành nhu cầu xã hội nhu cầu xã hội hội về chuyên ATTT
ngành ATTT
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý công tác tuyển sinh ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 2.22 cho thấy, cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn người học đạt mức độ khá (ĐTB chung của toàn thang đo CBQL= 3.64; GV= 3.3). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh đã thực hiện khá tốt việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá tuyển sinh và tư vấn người học ngành ATTT.
Trong các khía cạnh của nội dung quản lý này thì chủ thể quản lý thực hiện tốt nhất khía cạnh “Tổ chức hội nghị khách hàng để nắm bắt nhu cầu đào tạo của xã hội về chuyên ngành ATTT”, mức độ tốt. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng trong nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn người học. Bởi lẽ, tổ chức hội nghị khách hàng tốt sẽ giúp cho chủ thể quản lý xác định được rõ nhất các nhu cầu của xã hội về đào tạo cử nhân ngành ATTT về cả số lượng tuyển sinh, nội dung và chương trình đào tạo, thời gian, kinh phí đào tạo,… Do vậy, việc thực hiện khá tốt khía cạnh này là cơ sở rất quan trọng để chủ thể quản lý tốt hoạt động tuyển sinh.
Kết quả nghiên cứu này rất đúng với thực ti n hiện nay của các trường đại học. Hiện nay, các trường đều đứng trước thách thức lớn do số lượng học sinh đăng ký dự thi vào trường không nhiều, có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các trường với nhau. Do vậy, các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học đào tạo cử nhân ngành ATTT đã rất chú trọng tới việc tổ chức tuyển sinh thông qua hội nghị khách hàng, hội chợ tuyển sinh. Trong đó, các trường truyền thông và quảng bá tuyển sinh thông qua đăng tải trên website của nhà trường, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, một số trường giới thiệu qua các mạng xã hội để thu hút người học. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký học theo qui định của nhà trường, người học được tư vấn lựa chọn ngành học, được tư vấn và cung cấp các thông tin liên quan đến CTĐT và hướng dẫn thực hiện qui trình thủ tục xét tuyển. Theo số liệu khảo sát thu thập