lên nhau mà nhặt những hạt rơi rụng. họ móc cả mồm nhau mà giật những lá bánh, lá gói cơm, gói cá. Lắm người vứt cả con đi để cướp cái vỏ chuối giằng từ mồm người ăn xuống và tranh nhau đến nỗi vỏ chuối đã dí bét với đất mà vẫn cứ quào lấy mà ăn” [30,.597]. Cảnh đói khổ trên được nhà văn thể hiện hết sức cụ thể. Những trang văn như những thước phim quay cận cảnh, người quay phim không bỏ qua một chi tiết nào. Cái ăn cho con người chính là miếng ăn cho con vật. Đó chính là hiện thực phản ánh đặc biệt rõ nét vấn đề cái đói và miếng ăn của con người.
Miếng ăn trong thời buổi đói kém thật quý hơn vàng nhưng kì lạ thay giữa năm đói kém người chết đầy đường đầy chợ vậy mà có một người đói không chịu xin ăn. Đó là người đàn ông trong truyện ngắnTiếng nói. Con người đó cứ lặng lẽ ngồi bên hè phố, mọi người “lấy làm lạ cho cái người đói ấy bị bệnh gì hành mà lại ngồi như thế, không ăn gì, không xin ai” [30,690]. Có người tốt bụng đã bưng đến cho anh ta một bát cháo nhưng anh ta vẫn kiên quyết từ chối. “Hai hố mắt kia cứ nhìn, nhìn không hiểu để làm gì mà chẳng thấy ngước lên, lạy van ai một tiếng” [30,690]. Dường như anh đã nhìn thấy trước kết cục bi thảm của cuộc đời mình và để chốn chạy khỏi cái đói anh ta tự nguyện ngồi đợi cái chết đến dần.
Không chỉ những người nhà quê dốt nát, tăm tối mà ngay cả những người được coi là trí thức trong truyện ngắn Nguyên Hồng cũng bị đe doạ bởi cái đói. Cái đói cứ cận kề, bám riết lấy họ khiến họ không thể nghĩ gì khác hơn ngoài những lo lắng, toan tính vụn vặt về miếng cơm manh áo, nhiều khi họ bị cái đói khuất phục một cách thảm hại như Hưng trong Miếng bánh. Vốn là một thầy giáo nghèo lại thất nghiệp đã lâu, vợ chồng anh đã tiêu hết đồng xu cuối cùng và họ đã phải nhịn đói. Vì đói nên vợ anh đã phải ra tiệm cầm đồ vay một đồng bạc để Hưng có tiền xe, tiền ăn đường lên tỉnh kiếm việc. Trên đường ra bến xe, cái đói cồn cào đã giày vò Hưng. Anh nhìn vào quán bánh đa và cảm nhận thấy: “Bát canh bánh đa mới ngon làm sao (….) Bánh đa mỏng như thạch, nước canh loáng màu gạch cua và cà chua. Rau rút xanh non, nhai vào miệng phải biết là sồn sột” [30,429]. Nhưng Hưng phải cố rảo bước nhanh và tính toán nên đi xe ca hay xe buýt để tiết kiệm tiền hơn. Anh đã quyết định dậy sớm để đi xe buýt tiết kiệm ba hào cho vợ. Nhưng cuối cùng cái
đói đã khuất phục anh. Anh đã lấy hai hào để mua tấm bánh dẻo. Hưng không về nhà mà vòng ra sau chợ vắng để ăn nhồm nhoàm, nghiến ngấu miếng bánh. Hưng ăn vụng vợ anh, một người đàn bà tần tảo nhịn đói, nhịn khát vì chồng vì con. Những chi tiết này đặt dưới ngòi bút Nam Cao hẳn không tránh khỏi tiếng cười chua chát. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng người đọc lại cảm thấy xót xa, thương cho cái nhếch nhác, tội nghiệp của một kẻ quá khổ vì đói.
Biết bao con người trong xã hội ấy là nạn nhân của cái đói. Đó là một thực trạng Nguyên Hồng đau đớn vạch trần.
2.3.2. Xu hướng cưỡng lại sự tha hóa
Tình trạng đen tối, đói nghèo, tù túng của xã hội Việt Nam trước cách mạng là căn nguyên của sự huỷ hoại nhân tính, biến chất tâm hồn con người. Nếu như cuộc sống cùng kiệt đã biến nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao bị tha hoá thì Nguyên Hồng lại có cái nhìn không thật giống với Nam Cao. Ông không để hoàn cảnh biến nhân vật của mình thành con vật, họ luôn đấu tranh giữ bản chất người của mình. Đôi lúc họ đứng chênh vênh bên bờ vực của sự tha hoá nhưng cuối cùng bao giờ họ cũng chiến thắng.
Mặc dù bị cái đói vùi đập nhưng với Nguyên Hồng con người được đo bằng những giá trị nhân văn, bằng sự trong sạch của tâm hồn. Trước đồng tiền người lao động nghèo của Nguyên Hồng không đánh mất nhân cách, phẩm giá của mình. Cô gái quê nghèo khó làm lụng vất vả nơi đồng chua nước mặn nhưng không bị cám dỗ bởi những toan tính vật chất. Cô đã cự tuyệt và phản kháng mãnh liệt trước sự cám dỗ của anh con trai thành thị để bảo vệ phẩm giá của mình “Tôi không ngờ người tỉnh thành các bác lại đốn như thế! Sang trọng, lắm tiền, có học mà làm gì?” [30,339]. Cô đã chiến thắng bằng tâm hồn trong trắng của mình. Còn bao nhiêu nhân vật khác, họ sống không phải vì nhu cầu thấp kém tầm thường hàng ngày, họ không sa ngã vì miếng mồi giàu sang sung sướng mà kẻ khác đem ra quyến rũ mình. Bà cụ già mẹ bác Nấu trong truyện ngắn Nhà bố Nấu tuy “thân hình còm cõi” và “hàm răng móm mém” nhưng giàu lòng tự trọng về nhân phẩm của mình. Bà ghê tởm và khước từ của cải con gái lấy Tây mang về phụng dưỡng dù đói cũng
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Đói Và Miếng Ăn - Thử Thách Ghê Gớm Của Người Trí Thức
- Tha Hóa Nhân Cách - Vấn Đề Nhức Nhối Trong Sáng Tác Nam Cao
- Cái Đói Trong Trang Văn Của Nguyên Hồng
- Tình Huống Đói Khát Cùng Đường, Miếng Ăn Là Miếng Nhục
- Ngôn Ngữ Đối Thoại Gần Với Tiếng Nói Quần Chúng
- Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 13
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
cho sạch, rách cho thơm bà vui vẻ sống với con cháu trong cảnh nghèo đói, đầu tắt mặt tối đổ mồ hôi lấy bát cơm ăn. Hầu như, Nguyên Hồng thường đem sự giàu sang, một cuộc sống đầy đủ về vật chất để thử thách các nhân vật của mình và họ đều chiến thắng trước mọi cám dỗ vật chất. Ông nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của họ, những phẩm chất đó có một sức mạnh bền vững, nó không bị cuộc sống nghèo đói làm biến chất đi. Con người trong tác phẩm của Nguyên Hồng là con người đạo lý, luôn khẳng định bản chất người của mình, chứ không phải là con người đương tuột dốc, đương bị tha hóa, biến chất như trong truyện ngắn Nam Cao.
Ngay trong những nhân vật lưu manh dưới đáy xã hội, ông cũng nhìn ra ánh sáng tốt đẹp trong tâm hồn họ. Miếng ăn đã làm tha hóa biến chất họ đi nhưng sâu thẳm tâm hồn họ vẫn có một phẩm chất tốt đẹp mà cuộc sống không thể nào xóa hết đi được. Chẳng hạn như nhân vật Điều trong truyện ngắn Con chó vàng. Em là một đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề trộm cắp để kiếm miếng ăn. Sau bao ngày Điều rình rập để ăn cắp túi tiền của ông lão ăn mày bị mù mà không được, vì bên cạnh ông lão có con chó vàng rất tinh khôn, luôn dắt ông lão đi ăn mày và luôn báo động cho lão mỗi khi có chuyện gì nguy hiểm. Điều và Tí Sáu đã bỏ bả giết con chó. Vậy mà khi cướp được túi tiền rồi, chứng kiến cảnh ông lão đau đớn vật vã bên xác con chó lương tâm Điều chợt thức tỉnh. Em cảm thấy day dứt, hối hận. Ngay lập tức, em đã ném trả ông lão túi tiền và Điều ôm lấy mặt, lắc lắc đầu nói: “Con chó ấy chết thì ông lão chết mất, ông lão chết mất! Tội nghiệp ông lão!” [30,159]. Sức mạnh nào đã giúp em có được hành động đó? Hành động của Điều chứng tỏ bản chất lương thiện trong tâm hồn em không hề mất đi dù cuộc sống xô đẩy em vào tình trạng lưu manh hóa. Hành động đố đã giữ em ỏ bên này của sự tha hóa, không để em lao sâu vào vực thẳm của sự tha hóa. Trong tâm hồn em ánh sáng của lương thiện, của tình thương đối với người cùng cảnh ngộ vẫn bừng sáng, khiến người đọc cảm động và vẫn tin vào bản chất tốt đẹp của con người. Có lẽ chưa có ngòi bút hiện thực nào lại có lòng tin mãnh liệt vào con người và bảo vệ phẩm cách con người mãnh liệt như Nguyên Hồng.
Hay trường hợp khác là nhân vật em Nhân trong Hai nhà nghề đã quên cả hoàn cảnh đói khát của riêng mình mà thương cảm cho cậu bé múa dao người Tàu đang trổ tài múa dao nguy hiểm cho người xem để mong xin được chút tiền sống qua ngày mà không được bởi “những người đứng xem kia chỉ có thể xem không và ngượng nghịu rút lui” [30,205]. Tình thương xót đến người cùng cảnh ngộ của Nhân thật đáng quý. Đó là tình cảm “thương người như thể thương thân” vốn là nét đẹp truyền thống đạo lý của người Việt Nam – kể cả với những người nghèo đói nhất.
Nghiên cứu các sáng tác của Nguyên Hồng trước cách mạng ta thấy mỗi nhân vật của Nguyên Hồng đều có một hoàn cảnh riêng, một nỗi khổ riêng. Dường như sự vất vả nhọc nhằn của cuộc sống lúc nào cũng muốn vùi dập họ phũ phàng. Thế nhưng, điều kỳ lạ là hầu hết các nhân vật của Nguyên Hồng đều không bị biến chất, bị tha hóa bởi hoàn cảnh. Sức mạnh của đạo lý, của tình người, của lòng tự trọng đã giúp họ giữ lấy nhân phẩm và trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng hướng đến cái thiện, cái đẹp của bản chất người. Ngay cả khi ở trong ranh giới của sự sống và cái chết, ý thức về lòng tự trọng của nhân vật cũng được bộc lộ. Trong Tiếng nói người đàn ông biết mình sẽ chết đói nhưng thà chịu chết chứ nhất định không chịu đi ăn mày. Anh ta tự nguyện đợi chờ cái chết đến dần chứ nhất định không chịu sống bám vào sự thương hại của người khác. Điều anh ta muốn là có việc làm để sống bằng chính đôi tay của mình: “Các bà ... Xin cám ơn các bà ... các bà cho tôi
... xin cám ơn các bà ... nhưng tôi đã thề tôi không ăn tí gì nữa ... giờ các bà thương cho tôi ... nhưng mai ...mai thì sao? ... Hay cho dẫu tôi lại được ăn ngày mai thì lại còn ... lại còn ngày kia ...ngày kia ... ngày kìa các bà ... và mọi người có thể thương
... thương cho tôi mãi được đâu? Kém đói! Ăn mày ...ăn mày ...không! ... không! ... chúng tôi chỉ muốn đi làm ... đi làm thôi!” [30,696]. Nhưng cái xã hội thối nát bất công ấy sẽ chẳng bao giờ đáp ứng được những nhu cầu rất chính đáng của bao nhiêu người khốn khổ như anh. Vì thế anh đã quyết lựa chọn cách “chết trong còn hơn sống đục” để giữ được nhân cách của mình. Có lẽ, đặt niềm tin mãnh liệt vào con người như thế chỉ có riêng Nguyên Hồng mà thôi. Nguyên Hồng của chúng ta
là như vậy, một nhà văn lấy văn chương nâng đỡ con người, một thứ văn chương hướng thiện.
Nhân vật của Nguyên Hồng ngay cả khi bị ném vào môi trường tha hóa hoặc đứng trước những cám dỗ ma quỷ vẫn có một khả năng tự vệ gan góc chống trả lại tình trạng tha hóa để giữ vững thiện căn của mình. Đặt trong cùng một hoàn cảnh ta thử hình dung xem nhân vật của Nam Cao sẽ làm gì? Nghĩ gì? Ta hãy thử so sánh Trong cảnh khốn cùng của Nguyên Hồng với Một chuyện Xú-vơ-nia của Nam Cao. Nam Cao đã chua chát kể lại chuyện một người con gái có thể chỉ vì cái đói mà không còn coi trọng gì kỷ vật của tình yêu với những lời hẹn ước thề nguyền. Cô ta không cưỡng lại được và hành động theo tiếng gọi của bản năng. Trái lại, nhân vật của Nguyên Hồng tự xấu hổ, sám hối và phục thiện ngay trong ý nghĩ. Nguyên Hồng không để cho nhân vật của mình mắc tội được. Quyến trong Trong cảnh khốn cùng trước cuộc sống vất vả với người chồng tê liệt nhưng đã không bỏ chồng để đi theo anh chân sào khỏe mạnh, không chấp nhận hạnh phúc cho cá nhân mình mà nàng ở lại vì tình nghĩa với người chồng bệnh tật. Như vậy, ta thấy một Nguyên Hồng rất khác Nam Cao, ông khắc kỷ trong quan niệm đạo đức và không muốn nhân vật của mình bị dục vọng ích kỷ che lấp đạo nghĩa, tình thương. Nếu nhân vật của ông vì cái đói mà ăn vụng, thì cũng phải trải qua những cơn sám hối dữ dội, tự đau đớn dằn vặt. Đó là trường hợp của nhân vật Hưng trong Miếng bánh đã hối hận đến đau đớn khi ăn vụng vợ một tấm bánh. Nguyên Hồng đã phát hiện và diễn tả những day dứt, dằn vặt trong tâm trí Hưng qua những hành động như: “Hưng càng thở dội….. Mắt Hưng càng dại đi… Bước chân Hưng càng chậm lại, môi Hưng mím mím, ngực hổn hển. Vụt cái Hưng đã đưa miếng bánh cuối cùng lên miệng, răng Hưng đã cắn vào nhưng Hưng rùng mình vội nhả ra”. Tâm trạng Hưng lúc này đang có sự chuyển biến lớn. Từ hơi thở, ánh mắt, bước chân… đều khác thường, chứng tỏ tâm hồn Hưng đang có sự sám hối, chắc hẳn anh đã vô cùng hối hận và ghê sợ trước hành động tha hóa của mình. Tất cả điều này được thể hiện rõ rệt qua cái “rùng mình” và việc “nhả vội miếng bánh ra”. Sự hối hận đến đau đớn của anh nói rằng anh vẫn là người chồng biết thương vợ thương con. “Hưng đưa khía bánh
vào miệng nuốt ừng ực. Qua những cái nghẹn cuồn cuộn trong người Hưng, một thứ gì mặn chát và tanh như máu tràn ra. Cả cổ họng và ruột gan Hưng bị xoắn lại. Tâm trí Hưng nức nở. Hưng bước rướn lên lảo đảo (...) Miếng bánh nhai nhỏ ra càng như mảnh thủy tinh tẩm mật cá. Hưng cố nuốt ... nuốt” [30,440]. Nguyên Hồng đã giúp bạn đọc thấm thía cảnh ngộ và tâm trạng xót xa của người trí thức trong xã hội cũ. Miếng ăn mà nhà văn nói tới đâu phải là chuyện làm no, nó còn là biểu hiện của đạo đức, nhân cách và phân định giá trị tinh thần của con người. Nhân vật của Nguyên Hồng tuy bị rơi vào hoàn cảnh sống mòn mỏi nhưng họ đã không đánh mất nhân phẩm và tình người. Họ luôn có xu hướng cưỡng lại hoàn cảnh tha hóa. Nhà văn thường miêu tả nhân vật ở cái khúc đen tối nhất của cuộc đời họ, và vào cái thời điểm đen tối đấy trở thành lửa thử vàng đối với nhân vật, nhà văn phát hiện và làm nổi bật lên một cái gì đó tiềm tàng mãnh liệt lắm, một cái gì đó không thế lực nào dập tắt được. Đó là lòng nhân hậu, đức hi sinh, tinh thần vị tha, sức chịu đựng ghê gớm. Đó là niềm tin hi vọng da diết, bền bỉ hướng về phía ánh sáng khát khao sự đổi thay, hướng về một tương lai tốt đẹp, giàu tình thương yêu ... Điều đó đã làm nên chất thơ của cuộc sống mà không phải ai cũng nhìn thấy được. Dẫu nỗi buồn về bể đời trầm luân khi con người phải chống chọi kiệt sức với cái đói nhưng ánh sáng của niềm tin và một sức sống mãnh liệt chưa bao giờ lụi tắt trên khắp các trang văn của Nguyên Hồng. Trong bóng tối, các nhân vật của Nguyên Hồng đều phát sáng. Điều đó đã làm nên màu sắc lãng mạn và chất thơ riêng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng trước cách mạng, phân biệt ông với các nhà văn hiện thực cùng thời.
Như vậy, với con mắt của các nhà văn hiện thực phê phán 1930-1945 cái hiện thực đen tối ngột ngạt của xã hội cũ nó không cho người ta ngóc đầu dậy, nó vùi dập mọi ước muốn và hy vọng của con người dù là nhỏ bé nhất. Xuất phát từ cái hiện thực ấy, các nhân vật trong sáng tác của các nhà văn hiện thực thời kỳ này rơi vào sự bế tắc, tuyệt vọng tột đỉnh. Nhưng cách nhìn của Nguyên Hồng về con người lại khác. Con người được đo bằng giá trị nhân văn, bằng sự trong sạch của tâm hồn, bằng niềm tin vào cuộc sống và sự tranh đấu không ngừng nghỉ cho tương lai.
2.4. Khát vọng nhân văn của Nam Cao và Nguyên Hồng qua vấn đề cái đói
Như đã chỉ ra ở trên, cái đói cái ăn có sức hủy diệt ghê gớm tới nhân cách, nhân phẩm của con người. Để thuyết minh một cách rõ hơn sự chi phối của cái đói, cái ăn, qua các hình tượng, Nam Cao đã đi sâu phân tích và chỉ ra những nguyên cớ làm cho người ta đánh mất nhân cách thông qua nhân vật Điền (Nước mắt): “Ai chả thế? Người ta lam lũ quá, lại còn lo trăm thứ, bị làm rầy vì trăm thứ, thì ai mà bình tĩnh được” [3, 385]. Hơn nữa, thực tế cho thấy rằng mọi người ai cũng đều khổ cả, khổ do nghèo đói gây ra. Từ đó họ thô lỗ, đay nghiến nhau. Điền cũng đã từng chỉ ra lí do vì sao gia đình ông phán láng giềng thường xuyên rơi vào cảnh: “Nhà ông chẳng lúc nào yên, đàn trẻ khóc như ri. Mẹ chồng nghiến rứt con dâu, con dâu cãi lại mẹ chồng. Cô em nói mỉa mai”. Tất cả chỉ là vì “Người nào cũng khổ cả và nguời nọ cứ tưởng vì người kia mà khổ” [3, 386]. Đây là một lý do đã làm cho bao người trở nên thô lỗ, làm cho quan hệ gia đình, quan hệ xã hội không còn tình thương yêu mà chỉ còn sự giận dữ, thù ghét. Sự xói mòn về nhân tính, nhân cách do cái đói, cái nghèo gây ra là một thực tế đáng suy ngẫm. Thứ (Sống mòn) cũng đã băn khoăn rất nhiều về cái đói, cái khổ của kiếp sống mòn, chết mòn của anh, của tất cả mọi người. Từ sự băn khoăn đó anh bộc lộ quan điểm: “Tôi thích làm một việc gì có ảnh hưởng đến xã hội ngay. Dân mình còn đói khổ, ngu dốt quá. Chúng ta phải chống lại nạn đói và nạn dốt” [3, 706]. Tư tưởng “chống lại nạn đói” của Thứ cũng chính là khát vọng của Nam Cao trước vấn đề cái đói, cái ăn đang hàng ngày hành hạ thân xác và trí não của biết bao người cùng khổ. Tuy nhiên, chống lại nạn đói không phải là vấn đề đơn giản. Trước hết cần tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng đói khát, từ đó mới có hướng giải quyết triệt để.
2.4.1. Nguyên nhân đói khát
Đọc tác phẩm của Nam Cao và Nguyên Hồng ta thấy những nhân vật của Nam Cao và Nguyên Hồng dường như đã bị đói từ rất lâu. Cái đói, cái nghèo của họ là cái đói, cái nghèo truyền kiếp. Chính vì thế, chỉ ra được những nguyên cớ sâu xa dẫn họ đến cảnh sống đói khát không phải là một sự nhìn nhận giản đơn.
Nam Cao cho rằng: Người ta đói vì người ta quá dốt. Vì sao dốt nát lại sinh ra đói? Bởi vì dốt nát sẽ làm cho người ta cam chịu, an phận, người ta không dám thay đổi, chấp nhận thân phận nô lệ. Đó là thân phận của những con trâu. Những con trâu đương nhiên là dốt nát, luôn luôn bị ràng buộc bởi một sợi dây thừng và cái cọc. Nó không dám nhổ cọc, dứt thừng mà đi bởi nó quen được con người điều khiển. Đau đớn ở chỗ, nó biết ở đằng xa kia có “cỏ non ngập sừng” mà vẫn phải quẩn quanh với sự cực khổ hiện tại.
Trong trật tự xã hội hay trật tự gia đình, những người thuộc tầng lớp trên có những đặc quyền, đặc lợi mà tầng lớp dưới – thân phận của những con sâu, cái kiến mặc nhiên thừa nhận. Họ không bao giờ đặt vấn đề xem xét lại hay thay đổi những quy ước, luật lệ cũ. Bốn cái móng giò phải được dành cho bốn cụ to nhất làng (Đôi móng giò). Cảnh chiếu trên, chiếu dưới nơi đình làng hay trong họ hàng cũng chỉ là biểu hiện của sự duy trì những quyền lợi trong chuyện miếng ăn của những kẻ bề trên. Có những kẻ đương nhiên được ăn và có những kẻ đương nhiên bị đói. Thứ (Sống mòn) đã từng chứng kiến cảnh mẹ mình, các em mình đói khát, trong khi riêng mình vẫn có một phần cơm trắng với thức ăn ngon. Thứ cảm thấy đau xót vì sự bất bình đẳng đó. Nhưng mẹ, em anh lại không bao giờ dám thay đổi lệ cũ ấy. Hay Hiệp (Sao lại thế này) luôn được ăn no, “Hắn chưa bao giờ phải đói” [3, 354]. Và lẽ dĩ nhiên, hắn không biết được rằng mẹ, vợ và các em của hắn vẫn thường phải nhịn đói dành tiền cho hắn. Những người cha, người chồng đàng hoàng, đĩnh đạc một cách vô liêm sỉ thỏa mãn sự thèm khát của mình trong khi vợ con họ đang phải nhịn đói. Người mẹ và bốn đứa con gầy ốm (Trẻ con không được ăn thịt chó) chỉ được ăn nếu thức ăn còn thừa. Bởi vì “Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu, cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới ách một ông bạo chúa” [3, 131]. Vậy nên khi trong mâm, chỉ còn bát không thì tất cả họ chỉ còn biết khóc mà thôi.
Quả thật đây là một sự phân biệt bất công, không thể chấp nhận được. Những con người này có thể vùng dậy đấu tranh cho quyền lợi của họ. Thế nhưng họ đã cam chịu kiếp sống nô lệ, mặc cho sự chà đạp của kẻ khác. Nam Cao rất đau đớn