Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái .. 33

Sơ đồ 1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 34

Sơ đồ 1.3. Giao diện phần mềm kế toán tập trung 43

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam 52

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh 62

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ 65

Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 68

Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế 69

Sơ đồ 2.6. Quy trình luân chuyển chứng từ chi chế đồ ốm đau, thai sản 70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Sơ đồ 2.7: Quy trình luân chuyển chứng từ 71

Sơ đồ 2.8. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái .. 78

Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam - 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH), góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Để có thể quản lý thu, chi các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) và chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT ngày càng tốt và bảo toàn, tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT đảm bảo quyền lợi của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì việc tổ chức công tác tài chính, kế toán luôn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn cơ quan BHXH.

Trước năm 2019, BHXH Việt Nam thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và Thông tư 178/2012/TT-BTC ngày 23/12/2012 về hướng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có nhiều nội dung chưa phù hợp với các quy định hiện hành, các điều Luật và nghiệp vụ của cơ quan BHXH.

Do vậy, ngày 14/11/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 102/2018/TT-BTC về việc hướng dẫn kế toán BHXH thay thế Thông tư 178/2012/TT-BTC và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Về cơ bản, thông tư mới đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các điều luật, nghị định, thông tư liên quan tới nhiệm vụ của cơ quan BHXH. Tuy nhiên, năm 2019, là năm đầu tiên BHXH Việt Nam thực hiện hạch toán, quyết toán và lập báo cáo tài chính, báo cáo tài chính quỹ, báo cáo nghiệp vụ quỹ theo chế độ kế toán mới, do vậy, trong quá trình vận dụng kế toán tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt


Nam nói chung cǜng như tại BHXH tỉnh Hà Nam đều gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức công tác kế toán như cán bộ kế toán còn lúng túng khi thực hiện chế độ kế toán mới, văn bản hướng dẫn còn chưa được hiểu thống nhất cần có sự điều chỉnh, khi lập các báo cáo còn chưa cân khớp số liệu,...Vì vậy, hiệu quả của quản lý tài chính tại đơn vị chưa cao, các báo cáo được lập chưa kịp thời, đúng hạn, chưa có nghiên cứu đánh giá về tổ chức kế toán. Để tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam được hoàn thiện hơn trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu quản lý, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sĩ kế toán.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Hoàn thiện tổ chức kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong bất kǶ một đơn vị hành chính sự nghiệp nào, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán trong đơn vị. Tuy nhiên đối với lĩnh vực tổ chức kế toán tại các cơ quan BHXH, do mang tính chất đặc thù riêng của cơ quan BHXH nên từ trước tới giờ các công trình nghiên cứu về nội dung này khá ít. Qua quá trình tra tìm, nghiên cứu tài liệu, tôi đã chọn một số luận văn làm cơ sở để nghiên cứu như:

- Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng“ của tác giả Trần Đình Hải năm 2012 của trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã nêu được thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH thành phố Đà Nẵng, tác giả đã đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên tác giả chưa đánh giá công tác kiểm tra cǜng như đưa ra các giải pháp nâng cao công tác kiểm tra tại đơn vị.

- Đề tài ”Kế toán hoạt động thu, chi BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Nam“ của tác giả Tường Thị Huyền Trang năm 2014. Đề tài này người viết đã đưa ra được các lý luận cơ bản về cơ chế tài chính, quản lý Nhà nước đối với đơn vị hành chính sự nghiệp công lập. Về công tác kế toán, đề tài đã nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán kiểm soát hoạt động thu, chi tại đơn vị; chi tại đơn vị.


- Đề tài “Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình“ của tác giả Nguyễn Ngọc Khoa năm 2017 của trường Đại học Lao động - Xã hội. Đề tài đã nêu được thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Ninh Bình, tác giả đã đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên chưa cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận và chưa nêu rò được vai trò quan trọng của tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh;

- Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội” của tác giả Đặng Thị Trà My năm 2018 của trường Đại học Lao động - Xã hội. Luận văn đã trình bày và phân tích thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH thành phố Hà Nội từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH thành phố Hà Nội, tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chứng từ, sổ kế toán.

Các công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán nói trên với những đóng góp to lớn và có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với luận văn, tuy nhiên, đến nay chưa có luận văn nào đề cập đến chế độ kế toán mới theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC, chưa có nghiên cứu nào đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo, hoàn thiện phần mềm kế toán tập trung tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam nói chung cǜng như tại BHXH tỉnh Hà Nam để công tác tổ chức kế toán được tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu quản lý, yêu cầu báo cáo số liệu do vậy vẫn còn khoảng trống chưa đề cập tới. Vì vậy tôi cho rằng đây là một đề tài không trùng lặp với các nghiên cứu trước mà tôi đã biết.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam.

3.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ hơn mặt lý luận về tổ chức kế toán trong cơ


quan BHXH;

- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam;

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh.

- Phạm vi nghiên cứu: Tại BHXH tỉnh Hà Nam, không bao gồm các BHXH các huyện trực thuộc.

- Thời gian nghiên cứu: khảo sát, thu thập các tài liệu năm 2019.

- Nội dung nghiên cứu: Tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam trong phạm vi kế toán tài chính.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: Thời gian qua nghiên cứu tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam đã giúp tôi trực tiếp quan sát các quy trình làm việc giữa các bộ phận kế toán để có được những cái nhìn sơ bộ về mô hình tổ chức bộ máy kế toán.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nguồn tài liệu của cơ quan BHXH rất đa dạng, vì vậy cần phải chọn lọc, xem xét những tài liệu thích hợp, phục vụ nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tính toán, phân tích dựa trên cơ sở tổ chức kế toán hiện hành để đánh giá được những tồn tại, khó khăn của đơn vị. Sau khi thu thập được các dữ liệu tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích về tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam. Tiếp đó tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa lí luận và thực tế để phát hiện ra các mặt còn tồn tại.

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Bao gồm nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.

+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu qua các điều Luật, các thông

tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bản hướng dẫn của cơ quan BHXH, các


quy định pháp luật hiện hành và các giáo trình, sách, tài liệu học tập, slide bài giảng, mạng internet, báo chí…

+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp quan sát quy trình làm việc giữa các bộ phận kế toán và phương pháp phỏng vấn trực tiếp đến đối tượng phụ trách kế toán tại cơ quan BHXH giúp cho tác giả có thêm nhiều thông tin cần thiết.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh,

đối chiếu, loại trừ.

Qua các phương pháp trên đã giúp tác giả có cái nhìn rò nét hơn về thực trạng tổ chức Kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam, có những đánh giá ban đầu về ưu điểm cǜng như những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức kế toán đang áp dụng.

6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu

- Về lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rò những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán trong cơ quan BHXH.

- Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam, luận văn đánh giá các ưu điểm, hạn chế trong tổ chức kế toán để đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam.


Chương 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH

1.1. Tổng quan về cơ quan Bảo hiểm xã hội

1.1.1. Khái quát về cơ quan bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

1.1.1.1. Khái quát cơ quan bảo hiểm xã hội

BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Viet Nam Social Security, viết tắt là VSS.

BHXH Việt Nam là một tổ chức của Nhà nước nhằm sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung do sự đóng góp của người chủ sử dụng lao động, NLĐ và có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Khoản trợ cấp này giúp cho NLĐ và gia đình họ sống ổn định, điều này còn tác động đến cả ASXH.

BHXH Việt Nam được thành lập từ năm 1995, theo Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 24/2/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, từ thời điểm này, ngoài việc đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHXH Việt Nam còn được giao


thêm nhiệm vụ thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho các đối tượng tham gia và thụ hưởng.

Hiện nay, cơ quan BHXH có 13 đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc; 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc; 63 BHXH tỉnh, thành phố và BHXH Bộ Công An, BHXH Bộ Quốc Phòng.

1.1.1.2. Khái quát về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ở Việt Nam, chính sách BHXH ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1946, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước, như Sắc lệnh 27 năm 1947, Sắc lệnh 76, 77 năm 1950. Hiến pháp năm 1959, cơ sở pháp lý về BHXH được quy định rò hơn, Chính phủ ban hành Nghị định 218-CP ngày 27/12/1961 quy định một số nội dung cụ thể về chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức. Chính sách về BHXH ngày càng được ban hành đầy đủ, hoàn thiện hơn. Đến năm 2006, Quốc hội thông qua Luật BHXH đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa các quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước về BHXH. Chính sách BHXH đã phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ, tạo điều kiện để mọi NLĐ đều có thể tham gia BHXH. Với việc bổ sung thêm hình thức bảo hiểm tự nguyện, BHTN đã góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu ASXH.

Tại Khoản 1, Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội quy định “BHXH là sự bảo đảm một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết...trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội” [19].

Tại Khoản 4, Điều 3 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội quy định “BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí