Đường Lối, Chính Sách Của Đảng, Nhà Nước Và Sự Vận Dụng Của Huyện Mỹ Đức Về Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội


Cơ sở vật chất phục vụ xã hội: cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục chưa có và rất thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn. Các tệ nạn xã hội cũ chưa được xóa bỏ. Đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, cỏ cây rậm rạp, mùa mưa lầy lội. Nhà cửa của nhân dân chủ yếu là nhà tranh vách đất....

Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1990), đất nước đạt được những tiến bộ bước đầu về kinh tế, giảm bớt khó khăn về đời sống của nhân dân. Nền kinh tế có chuyển biến cả về cơ cấu và cơ chế quản lý. Song tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Mỹ Đức nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, chưa ra khỏi khủng hoảng, mức độ lạm phát vẫn còn cao. Lao động thất nghiệp hoặc không đủ việc làm ngày càng tăng. Đời sống công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và đại bộ phận nhân dân lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp.

2.3. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng của huyện Mỹ Đức về phát triển kinh tế, xã hội

2.3.1. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội tháng 12 - 1986. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã khẳng định cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi nền kinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.

Về đổi mới kinh tế, Đại hội khẳng định xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế thị trường; xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng kinh tế đối ngoại.

Năm 1991, Đại hội Đảng lần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chỉ rõ định hướng phát triển, vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Xuất phát với nền kinh tế cơ bản nông nghiệp, để tập trung giải quyết những bất cập của nghị quyết 10 (1988) của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý


nông nghiệp: ruộng đất vẫn thuộc sở hữu tập thể nhưng người dân được giao khoán ruộng đất ổn định, lâu dài tùy theo loại cây canh tác, tình trạng manh mún về ruộng đất đã gây khó khăn cho quá trình tập trung sản xuất. Hội nghị Trung ương 5 Khóa VII của Đảng (tháng 6/1993) đã chủ trương hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Tiếp đó, tháng 7/1993, Quốc hội Việt Nam công bố Luật Đất đai, xác nhận bằng hình thức pháp luật quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất có thể lên đến 50 năm, sau khi hết hạn có thể được gia hạn thêm. Đây là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng, Nhà nước để thúc đẩy nền kinh tế cơ bản của đất nước và kinh tế ở các địa phương.

Về xã hội, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội của Quốc gia, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. Năm 1991, Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Lấy phân phối theo lao động làm hình thức chính, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, thực hiện nam nữ bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành quả của sự phát triển. Quá trình chuyển dịch cơ cấu được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế dưới tác động của cơ chế thị trường được Nhà nước hướng dẫn và thúc đẩy bằng các công cụ quản lý vĩ mô và bằng chương trình đầu tư dựa vào nguồn vốn tập trung” [54; tr 450].

Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng, nhất là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 của Đại hội lần thứ VII (1991), Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã thông qua các Nghị quyết, chỉ thị, chính sách về các lĩnh vực kinh tế, xã hội phù hợp với địa phương, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội.


2.3.2. Kế hoạch, biện pháp thực hiện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VII, tháng 9/1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Huyện Mỹ Đức là một trong 12 huyện và 2 thị xã tái nhập về tỉnh Hà Tây. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Hà Tây, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội trong nước cũng như của tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Nhưng Đảng bộ cũng như nhân dân huyện Mỹ Đức thực hiện phong trào phát triển kinh tế, xã hội.

Sau hơn 5 tháng tỉnh Hà Tây được tái lập và chính thức đi vào hoạt động, thi hành Điều lệ Đảng và Chỉ thị 59 của Ban Bí thư Trung ương, Đảng bộ tỉnh Hà Tây tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá thực trạng tình hình trong tỉnh những năm 1986 – 1991; vận dụng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII để định ra phương hướng nhiệm vụ trong những năm 1992 – 1995. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI là động lực giúp Đảng bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức tiếp tục vươn lên thu được nhiều kết quả quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày 19 - 21/11/1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XVIII đã được tổ chức, xây dựng nhiệm vụ chủ yếu của năm 1991 – 1995. Về phát triển xã hội, nghị quyết của Đại hội nhấn mạnh: “Từ nay đến hết năm 1995 là: Tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, mọi lao động có thêm và đủ việc làm, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội” [65, tr 10]. Về phát triển kinh tế, Đại hội chủ trương: “tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần, củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể làm nền tảng, kinh tế tư nhân là quan trọng, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Trọng tâm là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác tiềm năng ruộng đất,


sông ngòi, ao hồ, rừng núi, thắng cảnh, cơ sở vật chất sẵn có, sức lao động trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, phân công lao động hợp lý các ngành sản xuất, dịch vụ để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao” [70, tr 10].

2.4. Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 1996

Nhờ vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở thực tiễn địa phương, từ năm 1991 - 1996, Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã cơ bản hoàn thành các chủ trương, giải pháp lớn, đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế thu được những kết quả quan trọng.

2.4.1. Chuyển biến về kinh tế

2.4.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế

a) Ngành nông - lâm - ngư nghiệp

Đây là nhóm ngành chính, ngành quan trọng bậc nhất của huyện Mỹ Đức, nhờ vào thế mạnh về điều kiện tự nhiên (đất, nước) và nguồn nhân lực. Nền nông nghiệp Mỹ Đức đang chuyển từ độc canh cây lúa sang sản xuất hàng hóa với việc khuyến khích nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề rừng. GDP nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp không ngừng tăng từ 128.600 triệu đồng từ năm 1991 lên 148.610 triệu đồng năm 1995 [34, tr 20]. Trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp thì nông nghiệp là ngành chủ đạo, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản có giá trị không đáng kể:

Bảng 2.5. Cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp huyện Mỹ Đức

(Đơn vị: triệu đồng, giá so sánh năm 1990)



Chỉ tiêu

1991

1995

Giá trị GDP

Tỉ lệ (%)

Giá trị GDP

Tỉ lệ (%)

Tổng số

128.600

100

148.610

100

- Nông nghiệp

113. 374

88,0

130.749

87,0

- Lâm nghiệp

7.917

6,5

8.907

6,0

- Ngư nghiệp

7.309

5,5

8.954

7,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 8


[34, tr 22 - 26]


- Nông nghiệp

+ Về quản lý đất đai: Đây là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp. Chính vì vậy, huyện Mỹ Đức rất quan tâm đến vấn đề này. Thực hiện Nghị định 64/CP và Luật Đất đai 1993 của Chính phủ, Tỉnh ủy Hà Tây đã ban hành Kết luận số 41 (ngày 13/7/1992), Nghị quyết của HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 4 (tháng 7/1992) về giao ruộng đất ổn định, lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến hộ nông dân và sau khi rút kinh nghiệm ở xã Lê Thanh, Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã tiến hành chỉ đạo triển khai giao ruộng ở tất cả các xã trong toàn huyện. Đến năm 1995, 23/23 HTX nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành việc giao đất đến hộ nông dân, đảm bảo đúng luật, giữ ổn định và đoàn kết trong nông thôn, tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ về việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ gia đình, mặc dù có nhiều mặt tích cực nhưng do quá trình triển khai còn nhiều thiếu sót (do thừa kế và giữ nguyên ruộng đất theo Khoán 10 và Chỉ thị 100) đã dẫn đến hiện tượng ruộng đất ở các xã còn manh mún, phân tán ở nhiều xứ đồng. Trước khi tiến hành “dồn điền, đổi thửa” mỗi hộ có từ 6 đến 7 thửa đất (các xã có ruộng đất manh mún điển hình là xã Đại Hưng 13,5 thửa/hộ, xã Vạn Kim 11 thửa/hộ). Diện tích mỗi thửa rất nhỏ, dao động từ 72m2 đến 649m2/thửa. Tình trạng ruộng đất manh mún đã gây nhiều khó khăn cho công tác quy hoạch sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông sản hàng hóa; hạn chế khả năng cơ giới hóa để cải thiện năng suất lao động. Tình trạng này ở Mỹ Đức nói riêng, tỉnh Hà Tây và toàn quốc nói chung là vấn đề cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung, thâm canh. Vì vậy, việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn là rất cần thiết. Trong sản xuất nông nghiệp, thời kỳ này huyện Mỹ Đức đã có sự chuyển biến rõ rệt về quản lý sử dụng đất nông nghiệp.

+ Về quản lý sản xuất trong nông nghiệp: Huyện ủy Mỹ Đức tiếp tục ổn định quy mô hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng so với thời kỳ trước năm 1991, tổ chức hợp tác xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đó là:


Thứ nhất, hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, điều hành quản lý theo quy hoạch, kế hoạch theo 8 khâu, tổ chức dịch vụ các khâu mà xã viên không làm được như: thủy lợi, thủy nông, giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh và tiêu thụ sản phẩm. Những hợp tác xã chưa đảm nhận được việc sẽ giúp đỡ tư nhân làm, nhưng phải ký hợp đồng với nông dân, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Ban quản lý hợp tác xã cùng với chính quyền thực hiện chính sách xã hội, xây dựng nông thôn mới. Còn các hợp tác xã kinh doanh thì ăn chia đúng chính sách, công khai, công bằng xã hội và hỗ trợ xã viên khi gặp khó khăn về phát triển sản xuất.

Thứ hai, các hợp tác xã nông nghiệp còn tổ chức đội khoa học kỹ thuật hướng dẫn xã viên kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cây trồng, vật nuôi đảm nhiệm khâu phòng trừ sâu bệnh, sử dụng cán bộ kỹ thuật ở xã, ở huyện đã được đào tạo bố trí đúng ngành phục vụ sản xuất. Tranh thủ cán bộ khoa học kỹ thuật của trung ương, của tỉnh vào phát triển kinh tế tập thể, tư nhân, thực hiện nguyên tắc cùng có lợi.

Bên cạnh sự quản lý kinh tế của nhà nước, huyện ủy Mỹ Đức từ năm 1991 đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân trong sản xuất nông nghiệp: quy hoạch lại vườn, rừng ở từng xã để trồng cây gì có giá trị về hàng hóa, mỗi hộ có thêm việc làm. Tập thể hỗ trợ kinh tế gia đình thiết thực như: hướng dẫn kỹ thuật, bảo vệ sản xuất, thú y, hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có quy định khen thưởng thỏa đáng với tập thể, tư nhân truyền nghề, hướng dẫn kỹ thuật, tạo việc làm mới, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa với phương châm hai bên cùng có lợi, sản xuất phát triển. Đối với các hộ nghèo, có biện pháp hướng dẫn cụ thể: tạo vốn, việc làm, tạm hoãn đóng các loại quỹ, đóng góp xây dựng công trình phúc lợi trong thời gian nhất định. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và đã có thu nhập cao từ 15 - 20 triệu đồng /năm, tập trung ở các xã: Tuy Lai, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú, Đại Hưng, Lê Thanh...[8, tr 286]


+ Trồng trọt:

Trong nông nghiệp, trồng trọt là ngành luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Ngoài cây lúa, nhân dân Mỹ Đức còn trồng các loại cây lương thực khác, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Cây lương thực: Cũng như nhiều huyện của tỉnh Hà Tây và nhiều vùng của đồng bằng sông Hồng, cây lương thực luôn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Mỹ Đức. Sản xuất lương thực so với thời kỳ trước có nhiều bước tiễn đáng kể: Sản lượng lương thực đạt 71.500 tấn (1996), đưa bình quân lương thực đầu người từ 381kg lên 446 kg/năm [68; tr 2].

Trong cơ cấu cây lương thực của huyện Mỹ Đức, lúa vẫn là cây trồng chính, còn các cây màu lương thực mặc dù có vai trò quan trọng trong việc phát triển lương thực của huyện song chiếm tỷ lệ nhỏ.

Cây lúa: chiếm 96,2% về diện tích và 96,6% về sản lượng (1996), trong khi đó cây màu lương thực chỉ chiếm 3,8% về diện tích và 3,4% về sản lượng. Lúa được trồng ở tất cả các xã của huyện, tập trung nhiều nhất là các xã Tuy Lai, Hồng Sơn, Xuy Xá, Hương Sơn, Đại Hưng, Hợp Tiến, Hợp Thanh; năng suất cao nhất ở các xã: Lê Thanh, Phúc Lâm, Bột Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn và Đại Nghĩa [68, tr 3].

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư có tập quán canh tác lâu đời, lại được sự quan tâm đầu tư thích đáng về giống, thủy lợi, phân bón nên từ giai đoạn này diện tích lúa có tăng nhưng chậm, nhưng sản lượng lúa lại tăng cao, do năng suất tăng khá nhanh.

Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 1995

Mục

1991

1995

Diện tích (nghìn ha)

14,3

14,7

Năng suất (tạ/ha)

26,04

40,8

Sản lượng (nghìn tấn)

37,6

60,1

Nguồn: [33, tr 57 - 59]


Cây màu lương thực: Huyện Mỹ Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây màu lương thực ở vùng đất bài ven sông Đáy, sông Mỹ Hà: trồng ngô, khoai vụ đông xuân, đất đồi núi trồng sắn và các loại cây lương thực khác.

Trong các loại cây màu lương thực thì ngô và khoai lang được chú trọng hơn, còn sắn trồng ở vùng đồi nên diện tích khá ổn định.

Cây ngô: Diện tích cây ngô năm 1995 là 123,8 ha, giảm so với năm 1993 là 24 ha và càng ngày càng giảm về diện tích trồng, nhưng tăng nhanh về sản lượng. Ngô được trồng nhiều ở các xã: Thượng Lâm, Bột Xuyên, Hồng Sơn, Lê Thanh và Hợp Tiến.

Cây khoai: được tận dụng trồng ở những nơi đất khô hạn, cơ bản để phục vụ nhu cầu chăn nuôi của mỗi gia đình nông dân, giải quyết những ngày giáp hạt, cho nên trong giai đoạn này, diện tích cũng như sản lượng của cây khoai lang tăng lên đáng kể: từ 373 ha lên 808 ha, từ 2614 tấn lên 7360 tấn của năm 1991 đến năm 1993. Ngoài ra, huyện Mỹ Đức giai đoạn này đã có xu hướng tập trung phát triển cây khoai tây.

Cây sắn: diện tích trồng sắn có xu hướng tăng. Sắn được trồng nhiều ở các xã ven núi, điển hình là xã Đồng Tâm, Tuy Lai, Hợp Thanh, Hợp Tiến và An Phú.

Các loại cây thực phẩm như rau, cà chua, bắp cải... thời kỳ này chưa được tận dụng để trồng trọt.

Cây công nghiệp:

Cây công nghiệp chủ yếu ở huyện Mỹ Đức là các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đậu tương và một số cây công nghiệp dài ngày như chè, dâu tằm. Các loại cây này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, được tổ chức theo từng vùng sản xuất chuyên canh và gắn với nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.7. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp ở huyện Mỹ Đức thời kỳ 1991 - 1995


Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Đỗ

tương

Lạc

Mía

Dâu

tằm

Đỗ

tương

Lạc

Mía

Dâu

tằm

1991

10

312

4

247

5

402

164

2421

1995

522

220

13

130

442

278

481

1197

[ 33, tr 74]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023