Nâng Cao Nhận Thức, Thống Nhất Quan Điểm Trong Toàn Trường Về Quản Lý Công Tác Sinh Viên Trong Bối Cảnh Hiện Nay

môn lẫn kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý thị trường cũng chưa cụ thể hóa bằng văn bản pháp lý nên chưa tạo ra được sự phối hợp và tính tự chịu trách nhiệm của chủ thể quản lý trong công tác SV. Đây là những vấn đề mà Nhà trường cần sớm khắc phục để công tác SVđược hiệu quả hơn.

* Môi trường xã hội bên ngoài

Có rất nhiều những yếu tố của môi trường xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử, giáo dục… tác động đến con người. SV cũng không nằm ngoài những tác động xã hội đó. Nhưng chúng tôi chỉ chọn một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác SV để khảo sát và được kết quả như sau:

- Về chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước: không thể phủ nhận các chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và Nhà nước đặc biệt là các chính sách xã hội hóa giáo dục, chính sách miễn giảm học phí, học bổng và trợ cấp xã hội, chính sách đối với con em người có công và chính sách tín dụng uu đãi cho SV… đã tạo ra nhiều cơ hội đượ cđi học và không phải nghỉ học do hoàn cảnh khó khăn… của rất nhiều SV ở Trường.

Tuy nhiên bên cạnh đó những quy định về thủ tục còn rườm rà và không được thực hiện thống nhất giữa các địa phương, mức học bổng và trợ cấp xã hội còn thấp nên khó khăn cho SV và không khuyến khích họ vươn lên học khá giỏi và xuất sắc được.

- Tác động của nền kinh tế thị trường: Sự chuyển đổi của nền kinh tế xã hội của đất nước đã làm chuyển đổi sâu sắc định hướng giá trị của SV.

Ngoài những mặt uu thì mặt trái của nền kinh tế thị trường có tác động và xâm nhập vào cuộc sống, hoạt động của SV ngày càng mạnh mẽ. Một bộ phận SV thể hiện những mặt tiêu cực, lệch lạc trong đình hướng giá trị (thích sống hưởng thụ, đề cao lợi ích cá nhân kinh tế hơn tinh thần, coi nhẹ giá trị truyền thống, lợi ích trước mắt hơn lợi ích tương lai…) đã ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, rèn luyện, nhiều SV còn vi phạm về phẩm chất đạo đức,

buông thả, thậm chí còn vi phạm pháp luật… Đây là một trở ngại không nhỏ đặt ra trong quá trình quản lý SV trong Nhà trường.

2.6. Nhận xét chung

Trên cơ sở thực trạng quản lý nội dung công tác SV và tình hình thực hiện các chức năng quản lý công tác quản lý SV của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet cho thấy việc quản lý các nội dung của công tác SV cũng như việc thực hiện các chức năng quản lý công tác SV của Nhà trường có các mặt mạnh và mặt yếu sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

a) Mặt mạnh

Công tác SV được Đảng ủy và Ban Giám hiệu rất quan tâm và được coi là một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động đào tạo của Nhà trường. Chính vì vậy công tác quản lý SV thời gian qua đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Nhà trường đề ra, cụ thể:

Quản lý công tác sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, nước CHDCNN Lào - 10

- Những năm qua mặc dù quy mô đào tạo của Trường được mở rộng, số lương SV tương đối ổn định nhưng Nhà trường cũng đã tổ chức quá trình đào tạo nói chung và tổ chức quản lý các nội dung học tập, rèn luyện khá tốt. Nhờ đó kết quả học tập, tu tưởng đạo đức, lối sống của SV có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết SV có nhận thức chính trị tốt, lối sống lành mạnh, năng động và có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Số SV phấn đấu vào Đảng và được kết nạp Đảng ngày càng nhiều.

- Nhà trường và các tổ chức đoàn thể đã có nhiều hình thức, biện pháp cụ thể để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho SV như: tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, chăm sóc sức khỏe, khen thưởng, kỷ luật… Đã phát huy được tinh tích cực xã hội và ý thức tự giác của SV trong các hoạt động của Nhà trường.

- Các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến SV: miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập, chính sách uu đãi trong đào tạo, vay vốn tín dụng…đượcNhà trường thực hiện nghiêm túc, đảm bảo kịp

thời, chính xác đã có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện của SV, động viên, khuyến khích các em vươn lên.

- Nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phươngđảm bảo công tác an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm, giữ vững ổn định chính trị và an toàn trường, lớp và cho sinh viên.

- Nhà trường cũng đã giải quyết chế độ phụ cấp cho cán bộ Đoàn, Tổ trưởng Tổ quản lý ký túc xá theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

b) Những mặt yếu chưa tốt, bất cập:

Hoạt động quản lý CTSV trong những năm qua đã đạt được một số mặt tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt yếu chưa tốt, bất cập tiếp tục phải đổi mới. Những mặt yếu chưa tốt cơ bản đó là:

- Công tác quản lý các nội dung công tác SV của Nhà trường chưa toàn diện. Còn một số nội dung chưa được quan tâm đúng mức; có nội dung như bỏ ngỏ, chẳng bạn như: công tác quản lý các nội dung tự học; quản lý các nội dung ngoài giờ lên lớp; quản lý công tác thi học sinh giỏi và nghiên cứu khoa học…

- Việc chưa cụ thể hóa quy chế công tác SV của Bộ GD và Thể thao thành các quy định của Nhà trường gây khó khăn cho sự phối hợp trong công tác quản lý SV và không đề cao đượ ctính tự trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung công tác SV.

- Nội dung, phương thức, hình thức quản lý công tác SV chưa phong phú, linh hoạt và nhiều mặt chưa sát với thực tế, thậm chí còn bị cho là quá chặt chẽ và cứng nhắc.

- Các điều kiện về vật chất kỹ thuật,phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung công tác SV, nhất là các phương tiện phục vụ cho việc ăn ở, sinh hoạt ở khu nội trú, văn hóa văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí còn thiếu thốn, lạc hậu.

- Công tác quản lý hồ sơ sinh viên còn thiếu khoa học.

c) Nguyên nhân yếu chưa tốt

- Nhận thức của một bộ phận công tác SV và quản lý công tác SV còn hạn chế, chưa thấy hết được vai trò và vị trí của công tác này trong quá trình dạy học, giáo dục của Trường.

- Năng lực của đội ngũ chuyên môn làm công tác SV về tổng quan còn rất hạn chế, đặc biệt là những cán bộ trong tổ quản lý ký túc xá và điều hành công tác lao động của SV.

- Chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể với những biện pháp, hình thức cho hoạt động quản lý SV theo từng tháng, từng học kỳ, năm học theo kế hoạch chung của Nhà trường mà còn mang tính thời vụ và tự phát nên thiếu tính định hướng cho hoạt động quản lý sinh viên.

Hoạt động của Đoàn Thanh niên Nhà trường chưa bám vào nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Nhà trường là phong trào học tập, nghiên cứu khoa học… Mà còn mang nặng về tính hình thức, hoạt động bề nổi, văn hóa, văn nghệ, giao lưu mà chưa đi sâu vào công tác giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện của SV.

- Công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác quản lý SV của các chủ thể quản lý có được quan tâm nhưng chưa đúng mức.

- Kinh phí đầu tu về cơ sở vật chất cũng như cho các hoạt động khác của SV còn rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Nhà trường chưa thực hiện được việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý SV nói chung và trong quản lý hồ sơ SV nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Đề tài đã giới thiệu vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, đặc điểm của SV Nhà trường. Đồng thời tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng quản lý công tác SV của Trường. Trong đó đặc biệt đi sâu phân tích thực trạng quản lý các nội dung công tác SV và tình hình thực hiện các chức năng quản lý công tác SV của Nhà trường, cũng như phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác SV trong bối cảnh hiện nay, kết hợp phân tích sâu từ hiện trạng của Trường để rút ra mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân của nó đã chi phối và làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý SV của Nhà trường thời gian qua. Từ đó làm cơ sở đề ra các biện pháp nhằm quản lý công tác SV phù hợp với thực tế của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet thời gian tới.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA CÔNG TÁC SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET‌

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Tất cả các hoạt động GD trong nhà trường suy cho cùng đều hướng đến mục tiêu đào tạo con người giang dạy phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp… Vì vậy, việc xây dựng các biện pháp quản lý công tác SV của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet phải hướng vào mục tiêu cải tiến công tác quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác SV của Nhà trường góp phần nâng cao chất lương GD trong thời kỳ mới.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn, khoa học

Các biện pháp quản lý của Phòng Quản lý Công tác SV Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet phải xuất phát và căn cứ từ thực tiễn, thực trạng đang diễn ra, từ những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, tránh đề xuất các giải pháp không khả thi. Biện pháp mới đề xuất phải khắc phục được các mặt còn hạn chế, không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay trong việc quản lý và giáo dục SV. Nguyên tắc này yêu cầu nhà quản lý không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải thực sự nhạy bén trong tu duy phát hiện vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý là điều kiện quan trọng để có các giải pháp quản lý công tác sinh viên được tốt hơn.

Trong việc lựa chọn các biện pháp thì ngoài việc căn cứ vào thực tiễn cần phải dựa trên tính khoa học mới đảm bảo được độ tin cậy, chính xác và qua đó khi vận dụng vào thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý. Hiệu quả quản lý giáo dục được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những chi phí nhất định về các nguồn lực cho phép sao cho kết quả cao nhất với mức chi

phí thấp nhất. Giáo dục là loại hình hoạt động đặc biệt, kết quả của nó là do cả một quá trình lao động liên tục, cụ thể và thiết thực tạo nên, điều đó đặt ra yêu cầu quản lý phải cụ thể, thiết thực. Trong quản lý phải nắm chính xác thông tin, diễn biến tình hình giáo dục, coi trọng điều tra, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và hiện thực khoa học, nhanh chóng đề ra biện pháp đúng đắn, cụ thể, thiết thực và kịp thời.

Trong công tác quản lý SV cần hiểu biết đầy đủ, tuờng tận tình hình thực tế công việc, biết xác định những vấn đề cơ bản, then chốt trong từng thời gian để tập trung giải quyết. Phải biết quan tâm cụ thể đến SV, tạo điều kiện cho SV phát huy khả năng cao nhất trong việc học tập và rèn luyện, tham gia công tác xã hội. Khi triển khai nhiệm vụ phải rõ ràng nội dung, yêu cầu, thời gian, địa điểm tiến hành, thời điểm hoàn thành và phân công cụ thể đến từng người hoặc nhóm người.

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý khi đưa ra quyết định cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, từ đó lập kế hoạch, ra các quyết định tối uu nhằm tạo ra được hiệu quả công việc có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của đơn vị, của tổ chức.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề ra phải đảm bảo khắc phục được những tồn tại, yếu chưa tốt đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác SV của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet.

Tuy nhiên, khi đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp quản lý công tác SV cần phải được xem xét trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời phải xem xét một cách toàn diện, tổng thể, đảm bảo tính khách quan và phải có “chuẩn” để đo lường.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Nói đến tính khả thi là nói đến khả năng áp dụng được trong thực tế. Do đó các biện pháp phải đảm bảo vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tế. Điều

này đòi hỏi nội dung các biện pháp phải gắn với cơ sở thực tiễn và phù hợp với chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện.ngườilàm công tác này luôn luôn phải chủ động, sáng tạo, trong công việc phải lập kế hoạch cụ thể, khoa học, các biện pháp tổ chức và thực hiện phải có khả năng thực hiện đảm bảo được yêu cầu, đòi hỏi, giải quyết đượcnhu cầu thực tiễn đặt ra.Khi ban hành các nội quy, quy chế hay đề ra các kế hoạch phải chú ý đến việc tổng kết tình hình thực tiễn, đánh giá các mặt cả tích cực và tiêu cực khi áp dụng vào thực tiễn. Có như vậy các biện pháp chắc chắn sẽđượcđem ra áp dụng và áp dụng một cách hiệu quả chứ không phải là lý thuyết suông.

3.2. Các biện pháp quản lý Công tác sinh viên.

3.2.1. Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm trong toàn trường về quản lý công tác sinh viên trong bối cảnh hiện nay

3.2.1.1. Mục tiều của biện pháp

Như ở phần thực trạng đã chỉ ra những hạn chế trong nhận thức của CB, GV và SV về CT SV. Vì thế, cần làm cho mọi người hiểu và nhận thức đúng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý SV là nhiệm vụ của nhà trường, cán bộ quản lý và của giáo viên. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và lâu dài, cần có kế hoạch, chương trình và bước đi phù hợp.

32.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a) Việc cần làm trước tiên là phải làm cho lãnh đạo nhà trường và các đơn vị, cán bộ và giáo viên trong toàn trường nhận thức đầy đủ, đứng đắn về công tác SV, về vị trí và tầm quan trọng của công tác này trong toàn bộ quá trình đào tạo của nhà trường và đối với việc hình thành nhân cách người giáo viên trong tương lai. Trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận trong việc quản lý CTSV trong toàn trường.

Ban hành các văn bản, kế hoạch về công tác SV, tổ chức những buổi sinh hoạt chính trị để cán bộ, giáo viên nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/08/2023