Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 6

Mặc dù, theo điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA- BTC ngày 06 tháng 02 năm 2013 thì Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện là một trong những người có nghĩa vụ thông báo các văn bản do cơ quan THADS gửi đến cho người đang chấp hành án phạt tù theo quy định của Luật. Ngoài ra, Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện cũng là những người có trách nhiệm thông báo về việc phạm nhân đến chấp hành hình phạt tù tại nơi mình quản lý cho cơ quan THADS nơi Tòa án xét xử sơ thẩm biết, tuy nhiên trên thực tế việc này rất ít được các trại giam thực hiện, có những trại giam thực hiện nhưng rất chậm trễ có khi đến 2 tháng sau thì cơ quan THADS mới nhận được thông báo về đương sự của trại giam, dẫn đến việc trễ hạn trong quá trình thông báo có đôi khi là không thực hiện được việc thông báo vì không biết đương sự hiện đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam nào.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 39 Luật THAHS sửa đổi, bổ sung năm 2014 về việc “Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan THAHS công an tỉnh, cơ quan THAHS cấp quân khu có trách nhiệm định 06 tháng một lần thông báo tình hình chấp hành án của phạm nhân cho nhân thân của họ”. Trên thực tế, người thân của người phải thi hành án cũng không nhận được các thông báo trên, trong một số trường hợp người thân của người phải thi hành án từ chối cung cấp thông tin người phải thi hành án phạt tiền cho Chấp hành viên. Do đó, để có thể giải quyết dứt điểm việc thi hành án phạt tiền đối với người phải thi hành án phạt tiền đang thi hành án phạt tù hiện nay đang gặp nhiều khó khăn.

- Quy định về thi hành án phạt tiền còn nhiều điểm bất cập nhưng chậm sửa đổi, bổ sung.

Trong quá trình áp dụng pháp luật để thi hành án phạt tiền, có thể nhận thấy nhiều quy định của LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định 62 chưa được quy định cụ thể cũng như chưa áp dụng được trong thực tế đối

với công tác thi hành án phạt tiền dẫn đến một số vụ việc thi hành án phạt tiền bị tồn động và kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của Nhà nước như:

+ Chuyển giao Bản án, Quyết định giữa Tòa án và cơ quan thi hành án: Việc chuyển giao bản án giữa Tòa án và cơ quan thi hành án là việc rất quan trọng trong THADS vì có bản án thì cơ quan THADS mới có thể tiến hành ra Quyết định thi hành án cũng như thực hiện các thủ tục thi hành án khác, nói cách khác đây là bước đầu tiền trong quá trình THADS. Vì vậy, khi mà bước đầu tiên được thực hiện một cách chậm trễ thì mọi việc phía sau cũng vì thế mà sẽ bị trì trệ theo, trên thực tiễn tại Quận 2 hiện nay không khó để thấy được tình trạng một số bản án Tòa án giao trễ hạn, có khi là trễ hạn từ rất lâu rồi và vì sự cả nể, vì mối quan hệ nên đôi khi bộ phận nhận bản án của cơ quan THADS cũng bỏ qua để nhận những bản án đã quá hạn này và tiếp tục tiến hành ra Quyết định thi hành án thì như thế sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác THADS, sẽ không đảm bảo được giá trị của việc thi hành án, không thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật.

Ví dụ điển hình nhất cho sự ảnh hưởng đến công tác thi hành án là các bản án về hình phạt tiền khi mà các đương sự chậm nộp thì sẽ phải chịu lãi suất do chậm thi hành án nếu như Tòa án giao chậm bản án này thì khi người phải thi hành án đến nộp tiền đúng hạn nhưng vì do Tòa án giao chậm nên đã phát sinh lãi, mặc dù đây không phải là lỗi của người phải thi hành án nhưng một số người vì muốn thi hành xong nghĩa vụ của mình nên họ cũng phải trả thêm phần lãi suất, một số trường hợp giao quá hạn lãi suất quá cao khiến người phải thi hành án ngán ngẫm với số tiền lãi mà họ phải chịu và có một số người đã “một đi không trở lại” vì số tiền lãi chậm này. Chúng ta có thể thấy việc như vậy là rất bất công cho người phải thi hành án cũng chỉ vì việc chuyển giao bản án chậm trễ của Tòa án.

+ Về việc thông báo thi hành án: Thông báo thi hành án là việc làm đầu tiên sau khi ra Quyết định thi hành án, việc thông báo nhằm cung cấp

thông tin cho đương sự về các phần nghĩa vụ của họ như là phải nộp bao nhiều tiền, nộp tại đâu. Căn cứ vào khoản 2 điều 39 LTHADS năm 2014 về thông báo thi hành án thì “Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án”. Trên thực tế thì thời hạn việc thông báo ít khi đúng hạn 03 ngày. Đối với trước kia cơ quan THADS có sự giúp đỡ của các văn phòng thừa phát lại trong việc thông báo thi hành án nhưng việc chuyển giao các văn bản, tài liệu, quyết định về thi hành án từ cơ quan THADS sang cho văn phòng thửa phát lại đã mất từ một đến ba ngày, sau đó tổ chức thừa phát lại mới tiến hành đi giao cho các đương sự và khoảng một đến hai tuần sau thì Chấp hành viên mới nhận được kết quả của việc thông báo thi hành án, như vậy thời gian thông báo thi hành án đã bị kéo dài thêm rất nhiều.

Thực tiễn tại Quận 2 có khoảng 8 Chấp hành viên nhưng lại thiếu Thư ký thi hành án và mỗi người đều có rất nhiều Quyết định, thông báo, văn bản cần thông báo cho các đương sự nên phải nhờ sự giúp đỡ của văn phòng thừa phát lại nhưng văn phòng thừa pháp lại chỉ cho có một cán bộ đến nhận các thông báo đó thì với số lượng tài liệu nhiều như vậy cộng thêm địa bàn quận 2 có đến 11 phường nên tình trạng quá hạn thông báo rất nhiều. Ngoài ra, khi các Chấp hành viên gửi thông báo thì phải rất lâu mới có thể nhận được kết quả có khi lên đến 1 tháng như vậy sẽ không bảo đảm được quá trình thi hành án cho nên hiện nay các Chấp hành viên đã tự mình đi để tránh tình trạng quá hạn về thông báo thi hành án cũng như đảm bảo được công tác thi hành án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Đối với các đương sự là người phải chấp hành hình phạt tù tại trại giam thì đầu tiên các Chấp hành viên phải xác minh là người này đang thi hành án hình phạt tù tại trại giam nào. Tiếp đến theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC ngày 06 tháng 02 năm 2013 quy định “Thủ trưởng cơ quan THADS có trách nhiệm chuyển trực tiếp hoặc qua bưu điện

quyết định THADS cho giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Trường hợp chuyển trực tiếp thì phải lập biên bản giao, nhận, trong đó ghi rò thời gian, địa điểm, họ tên người giao, người nhận, nội dung giao nhận; họ tên, chữ ký của bên giao, bên nhận. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định THADS và các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan, Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện giao quyết định THADS cho phạm nhân là người phải THADS; giải thích quyền và nghĩa vụ của phạm nhân là người phải THADS và quy định của pháp luật có liên quan đến việc THADS; yêu cầu ký nhận vào phiếu chuyển và gửi phiếu chuyển đó cho cơ quan THADS. Theo LTHADS quy định thông báo trong vòng 03 ngày nhưng theo Thông tư đến tận 05 ngày, mặc dù vậy thì thời gian các Chấp hành viên gửi các thông báo, quyết định qua đường bưu điện đến trại giam thì cũng đã quá 03 ngày so với quy định của Luật.

Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 6

Ngoài ra, việc thông báo cho các đương sự chủ yếu dựa trên địa chỉ được cung cấp tại Bản án của Tòa án nhưng đôi khi Tòa án cung cấp thông tin thiếu một phần của địa chỉ như Bản án số 14/2020/HS-ST đã được nêu tại phần thực tiễn bên trên thì cũng sẽ gây lúng túng và mất thời gian cho các Chấp hành viên trong việc thông báo về thi hành án.

+ Về việc xác minh điều kiện thi hành án: Xác minh điều kiện thi hành án là bước cực kì quan trọng trong THADS vì kết quả của việc xác minh sẽ mở hướng giải vụ việc cho các Chấp hành viên. Căn cứ vào điều 44 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 về việc xác minh điều kiện thi hành án Chấp hành viên phải xác minh về các tài sản, về thu nhập, về các thông tin khác liên quan đến đương sự trong vụ việc. Ngoài ra, Chấp hành viên còn có thể liên hệ các cơ quan hữu quan để xác minh thông tin, chẳng hạn như việc xác minh về thông tin nhà và đất của đương sự được cung cấp trong bản án thì có thể liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai hoặc các Chi nhánh của Văn

phòng đăng ký đất đai tại quận cần xác minh. Đối với xác minh nhân thân, cư trú của đương sự thì có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân và Công an nhân dân cấp quận để được cung cấp các thông tin chính xác nhất.

Mặc dù trong luật đã quy định các cơ quan phối hợp khi có yêu cầu trong việc xác minh với các Chấp hành viên, tuy nhiên trên thực tế để có được một kết quả xác minh nhanh, đầy đủ và suôn sẻ nhất thì các Chấp hành viên phải có thái độ mềm mỏng, từ tốn và nhẫn nại chứ không đơn thuần là dựa vào quyền lực của cơ quan thi hành án. Đối với việc xác minh nhà, đất tại địa phương cũng gặp một số khó khăn khi phải tiến hành xác minh tình trạng nhà, đất chưa đăng ký quyền sở hữu. Việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức của các Chấp hành viên vì phải đi hỏi thông tin về nhà, đất đó tại Ủy ban nhân dân nơi nhà, đất đó đang hiện hữu nhưng đôi khi gặp một số trường hợp cả Ủy ban nhân dân cũng không nắm được thông tin nên các Chấp hành viên phải xác minh tại tổ trưởng dân phố, khu phố, đôi khi là cả những người dân xung quanh để nắm được thông tin về nhà, đất đó. Trong một số trường hợp để tránh việc phải thi hành án, một số cá nhân khi mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng các tài sản phải đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng nhưng lại không tiến hành đăng ký, việc này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho Chấp hành viên khi tiến hành xác minh trên thực tế. Để có kết quả xác minh chính xác nhất về nhà, đất thì các Chấp hành viên thường gửi văn bản yêu cầu xác minh tại Văn phòng Đăng ký đất đai vì đây là cơ quan nắm giữ thông tin rò nhất về nhà, đất. Tuy nhiên trong một số trường hợp Văn phòng Đăng ký đất đai trễ hạn trong việc trả lời xác minh cho cơ quan thi hành án và việc này gây khó khăn trong việc xử lý hồ sơ thi hành án. Ngoài ra, trong một số văn bản trả lời xác minh của Văn phòng Đăng ký đất đai cho cơ quan thi hành án chưa cung cấp được đầy đủ thông tin cần thiết, đôi khi là không có bất cứ thông tin nào về nhà, đất mà cơ quan thi hành án xác minh nhưng cơ quan thi hành án

vẫn phải chịu một khoản phí không nhỏ để nhận được kết quả xác minh của Văn phòng Đăng ký đất đai.

Tại khoản 2 Điều 44 LTHADS sủa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định việc xác minh “trong trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần Chấp hành viên phải tiến hành xác minh. Trường hợp người người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần”, việc xác minh này nhằm tìm kiếm thông tin mới của người phải thi hành án nhưng lại chưa có điều kiện thi hành án. Nhưng trên thực tế dù có xác minh lại bao nhiều lần thì kết quả cũng như lần đầu, ví dụ: Trong trường hợp người phải thi hành án đã bỏ đi nơi khác không rò nơi cư trú mới, nhà đã giải tỏa, không có tài sản gì tại địa phương, địa chỉ của người phải thi hành án không có thực tại địa phương,….. Với những kết quả xác minh này thì có xác minh lại cũng chẳng giúp gì được cho các Chấp hành viên khi giải quyết hồ sơ. Đối với trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thì cũng như vậy, luật quy định 01 năm xác minh lại một lần nhưng trong trường hợp người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù đến 15 năm hoặc lâu hơn thì kết quả xác minh lại cũng sẽ như lần đầu và cũng không giúp ích cho việc giải quyết hồ sơ thi hành án. Bên cạnh đó, việc xác minh lại đôi khi cũng gây khó khăn cho Chấp hành viên vì trong thực tế giải quyết hồ sơ thi hành án thì có rất nhiều hồ sơ chưa có điều kiện thi hành án, để có thể tiến hành xác minh lại tất cả các hồ sơ chưa có điều kiện thi hành án đòi hỏi Chấp hành viên phải sắp xếp thời gian một cách khoa học và hợp lý vì số lượng án nhiều nếu không phân bổ một cách hợp lý thì sẽ dẫn đến tình trạng trễ hạn xác minh, ngoài ra còn ảnh đến việc giải quyết các hồ sơ đang có điều kiện thi hành khác.

+Về việc xác định chưa có điều kiện thi hành án: Dựa vào kết quả xác minh điều kiện thi hành án trên thực tế của Chấp hành viên và căn cứ theo LTHADS để ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án của một vụ việc. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là sự mâu thuẫn giữa 2 điều luật đó là điểm c khoản 1 điều 44a và điểm b khoản 1 điều 48 của LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014, ta có thể thấy cùng với một căn cứ pháp lý là “Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án” thì thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra cả quyết định chưa có điều kiện hoặc quyết định hoãn thi hành án và việc quy định như vậy sẽ khiến cho các cơ quan thi hành án ra các quyết định không thống nhất với nhau.

Bởi vì “hoãn” và “chưa có điều kiện” là 02 phạm trù khác nhau. Chúng khác nhau về khái niệm và thủ tục pháp lý. Nếu được áp dụng trường hợp “hoãn”, thì cả người thi hành án và được thi hành án đều chủ động được về thời gian do luật quy định phải có thời hạn xác định. Nhưng nếu đặt ngược lại, làm sao biết khi nào sẽ xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án để ấn định thời gian hoãn. Do đó, “chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án” dùng làm căn cứ để hoãn thi hành án cũng chưa phù hợp. Trong khi đó, nếu xác định là “chưa có điều kiện” có nghĩa tạm thời ở thời điểm này chưa thể tiến hành thi hành án được, khi nào người phải thi hành án có điều kiện thì cơ quan thi hành án mới tiến hành các thủ tục để thi hành án nhưng thời hạn bao lâu thì không biết. Tuy nhiên, nếu kết quả xác minh là “Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án” thì áp dụng Điều 44a là chưa có điều kiện thi hành án sẽ hợp lý hơn Điều 48 là hoãn thi hành án.

+Về việc Ủy thác thi hành án: Căn cứ theo LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã quy định Thủ trưởng Cơ quan THADS phải ủy thác thi hành án cho cơ quan THADS nơi mà người phải thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử

dụng, đối với các loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan THADS nơi có tài sản để tổ chức thi hành. Tuy nhiên, lại chưa có quy định trong trường hợp người phải thi hành án phạt tiền có tài sản, làm việc, cư trú, cư ngụ ở nhiều địa phương thì việc xác định từng phần để ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án nơi ngưởi phải thi hành án phạt tiền có điều kiện thi hành án. Mặt khác, việc người phải thi hành án phạt tiền có tài sản ở nhiều nơi nhưng cơ quan thi hành án nơi ủy thác chưa xử lý xong tài sản liên quan đến khoản ủy thác, trong khi cơ quan thi hành án đang tiến hành xử lý tài sản có liên quan đến khoản ủy thác tại địa bàn thì đương sự đã tẩu tán tài sản đi nơi khác.

Ngoài ra, quy định về việc trả phiếu nhận ủy thác giữa các cơ quan thi hành án vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ. Vấn đề đặt ra ở đây chính là các cơ quan nhận được quyết định ủy thác, khi nhận được quyết định ủy thác họ thường không tiến hành nhận hồ sơ ngay và hoàn trả phiếu gửi cho cơ quan đã tiến hành gửi quyết định ủy thác có thể là vì chỉ tiêu của cuối năm. Mặc dù hồ sơ và quyết định ủy thác đã đủ điều kiện để thụ lý và ra Quyết định thi hành án, việc này không những gây trì trệ cho quá trình thi hành án mà còn gây khó khăn cho Chấp hành viên người đã gửi quyết định ủy thác, vì chưa nhận được phiếu gửi nhận ủy thác của cơ quan nhận quyết định ủy thác nên trong báo cáo Chấp hành viên vẫn phải để hồ sơ thi hành án đó trong tình trạng đang thi hành.

+ Về việc miễn thi hành án: Tại khoản 2 Điều 61 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 về việc miễn thi hành án đối với trường hợp “người phải thi hành án đã nộp một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại”. Trong thực tế giải quyết hồ sơ thi hành án về khoản thu nộp ngân sách nhà nước nói chung và thi hành hình phạt tiền nói riêng thì rất ít hồ sơ có thể đưa ra xét miễn được do chủ yếu khi xác minh điều kiện thi hành án thường có kết quả là không thể xác định được nơi cư trú mà đã không xác định được nơi cư trú thì không thể xác định được tài sản,

Ngày đăng: 24/06/2022