tập rèn luyện. Mặc dù vậy việc thực hiện chế độ chính sách cho SV vẫn còn như vấn đề cần nghiên cứu khắc phục:
+ Việc quản lý hồ sơ từ khâu tiếp nhận SV nhập học và trong quá trình tổng hợp trình hội đồng xét chưa khoa học nên xảy ra thất lạc gây khó khăn cho SV vì phải làm lại thủ tục hồ sơ ở địa phương.
+ Chế độ học bổng khuyến khích học tập mới quy định mức trả cao hơn, nhưng nguồn tiền được cấp lại lấy từ phần trăm quỹ học phí thu được nên số SV nhận học bổng chưa được nhiều do đó chưa thực sự khuyến khích được SV trong học tập.
2.3.5. Quản lý SV nội trú, ngoại trú
Công tác quản lý SV nội trú:
Khu nội trú thuộc quyền quản lý của Nhà trường gồm: Ký túc xá, sân chơi, sân vận động, nhà ăn, các cơ sở vật chất khác phục vụ cho SV nội trú học tập rèn luyện hoạt động phong trào nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Nhà trường. Hiện nay Nhà trường có 683 SV ở nội trú chếm 13,04% toàn trường. Trong đó nữ có 403 em và nam có 280 em được bố trí vào 6 khu gồm 85 phòng.
Công tác quản lý SV nội trú do một tổ quản lý ký túc xá trực thuộc phòng tổ chức hành chính phụ trách quản lý trên cơ sở các văn bản pháp quy (quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao; các văn bản nội quy của trường, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước).
Công tác tổ chức thực hiện: Trên cơ sở danh sách SV đăng ký ở nội trú, bộ phận quản lý sinh viên nội trú bố trí chỗ ở dành cho nam riêng, nữ riêng. Phối hợp với Phòng Công tác SV phổ biến nội quy, quy chế về công tác SV của Nhà trường, nội quy khu nội trú, lập danh sách SV ở từng phòng để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, cử trưởng phòng trên cơ sở SV tự bầu ra, nắm danh sách các trưởng phòng để triển khai các hoạt động quản lý khu nội trú. Niêm yết các bảng nội quy quy định về nề nếp nội vụ, quy định về thời gian tự học,
tiếp khách, tiếp người thân, quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
Thực tế, kế hoạch được xây dựng khá đầy đủ nhưng khâu tổ chức thực hiện thường xuyên chưa tốt. Sự phối hợp với các phòng ban bộ phận liên quan trong phạm vi chức năng và cá nhân phụ trách cũng như quá trình kiểm tra đánh giá các hoạt động còn ít, nhiều lúc còn buông lỏng.
- Quản lý hoạt động tự học của SV: Hoạt động tự học chưa được tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể, hoạt động tự học của SV mang tính tự giác, tự phát cá nhân là chủ yếu, chưa có sự quan tâm đúng mức của chủ thể quản lý từ các lực lượng tham gia quản lý SV nội trú.
+ Công tác an ninh trật tự và an toàn xã hội:
Công tác này được Nhà trường tổ chức thực hiện khá tốt. Ngoài việc phổ biến nội quy, quy chế và các văn bản pháp luật có liên quan cho SV vào đầu năm học, đầu khóa học Nhà trường đã thành lập tổ Quản lý ký túc xá, Tổ bảo vệ, Đội thanh niên xung kích tổ chức trực 24/24 để đảm bảo an ninh trật tự trường lớp và khu nội trú. Ngoài ra còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an địa phương nơi Trường đóng để làm tốt công tác quản lý SV và bảo vệ an ninh trật tự trong và khu vực xung quanh Trường.
Tuy nhiên ở các khu nội trú vẫn còn một số hiện tượng tiêu cực: cắp vặt, chơi bài, đôi lúc còn gây gổ đánh nhau và đánh nhau gây thương tích phải xử lý kỷ luật, có trường hợp phải đình chỉ học tập có thời hạn.
* Công tác chăm lo sức khỏe :
Nhà trường có Tổ y tế gồm 2 y tá phụ trách đảm nhận việc khám và chăm sóc sức khỏe ban đầu, cấp thuốc và sơ cứu cho SV toàn trường trong đó có SV nội trú.
Tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn minh công sở ở trường học. Có lịch phân công và kiểm tra việc thực hiện nề nếp nội trú, xây dựng phòng ở ký túc xá “gọn, sạch, đẹp”. Hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường thu gom rác
thải tại các khu nội trú... nhờ vậy mà môi trường ở các khu ký túc xá luôn sạch sẽ không có bệnh dịch xảy ra. Mặc dù vậy Nhà trường cần tuyển thêm bác y tá trực cả đêm để khám, cấp thuốc sơ cứu cho SV. Vấn đề này rất cần thiết nhưng hiện nay chưa được thực hiện. Mặt khác cần có sự phối hợp giữa các phòng, bộ phận chức năng duy trì kiểm tra nề nếp nội vụ và vệ sinh tại các khu nội trú thường xuyên hơn.
* Công tác quản lý SV ngoại trú:
Hiện tại số SV ngoại trú chiếm gần 4553, chiếm tỷ lệ: 86,95%, trong đó Số SV ở với gia đình là 576 em, chiếm 24,4%, phân tán ở các xã nhà trong huyện. Còn lại ở trọ một số xã xung quanh trường đóng. Các nhà trọ thường thiếu tiện nghi, điều kiện vệ sinh chưa tốt và ít đảm bảo an toàn (về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, tội phạm). Sinh viên ngoại trú thường xuyên thay đổi địa điểm, chỗ ở nên khó khăn trong việc theo dõi, quản lý.
Thực hiện quy chế công tác SV ngoại trú của Bộ Giáo dục và Thể thao, Nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình công tác SV ngoại trú như: Xây dựng quy định về ngoại trú, biểu mẫu sổ đăng ký, thống kê, in và phát cho SV sổ tay liên lạc ngoại trú để công an xác nhận theo học kỳ. Cử cán bộ của Phòng Công tác SV chuyên trách theo dõi công tác SV ngoại trú.
Tuy nhiên công tác SV ngoại trú cũng còn nhiều bất cập như không thể kiểm tra đầy đủ và thường xuyên các nhà trọ để nắm rõ tình hình SV được nên việc đánh giá cũng chưa thật sự chính xác, chỉ ở mức tương đối. Bên cạnh đó, Công an một số xã còn thiếu quan tâm và gây phiền hà cho SV khi xác nhận vào sổ ngoại trú.
Đánh giá việc quản lý thực hiện công tác SV nội trú và ngoại trú kết quả khảo sát theo phiếu hỏi đối với CB, GV và SV như sau:
Bảng 2.9: Thực trạng công tác sinh viên nội trú và ngoài trú của trường hiện nay
Nội dung | Mức độ thực hiện | |||||||
Đối tượng khảo sát | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | |||||
SN | % | SN | % | SN | % | |||
1 | Tổ chức triển khai quy chế, đối với SV nội trú và ngoại trú | CB-GV | 12 | 24 | 38 | 76 | 0 | 0 |
SV | 130 | 43,33 | 131 | 43 | 33 | 11 | ||
2 | Có bộ phận quản lý chặt chẽ thời gian hoạt động ngoài giờ lên lớp của SV nội trú và ngoại trú nhưng đảm bảo linh hoạt mềm dẻo | CB-GV | 6 | 12 | 42 | 84 | 2 | 4 |
SV | 137 | 45,66 | 115 | 38,33 | 34 | 11,33 | ||
3 | Tổ chức bồi dưỡng trao đổi kỹ năng giao tiếp trong thời gian ngoài giờ lên lớp cho SV nội trú và ngoại trú | CB-GV | 0 | 0 | 47 | 94 | 2 | 4 |
SV | 110 | 36,66 | 86 | 28,66 | 89 | 29,33 | ||
4 | Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy đủ | CB-GV | 38 | 76 | 9 | 18 | 3 | 6 |
SV | 117 | 39 | 126 | 42 | 45 | 15 | ||
5 | Hoạt động kiểm tra đánh giá các hoạt động ngoài giờ lên lớp của SV nội trú và ngoại trú | CB-GV | 16 | 32 | 34 | 68 | 0 | 0 |
SV | 109 | 36,61 | 136 | 45,33 | 34 | 11,33 | ||
6 | Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút SV | CB-GV | 35 | 70 | 14 | 28,9 | 1 | 1,9 |
SV | 119 | 39,66 | 120 | 40 | 45 | 15 | ||
7 | Giáo dục ý thức cho SV tự giác tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp | CB-GV | 37 | 74 | 13 | 26 | 0 | 0 |
SV | 84 | 28 | 125 | 41,66 | 68 | 22,66 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Công Tác Sinh Viên Ở Trường Cđsp
- Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Savanankhet
- Đánh Giá Kết Quả Xếp Loại Rèn Luyện Của Sinh Viên
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Công Tác Sinh Viên Ở Trường Cđsp Savanakhet
- Nâng Cao Nhận Thức, Thống Nhất Quan Điểm Trong Toàn Trường Về Quản Lý Công Tác Sinh Viên Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Lập Kế Hoạch Công Tác Ql Sv Phù Hợp Với Thực Tiễn Của Trường Cđsp Savalakhet
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Từ kết quả bảng trên cho ta một số nhận xét như sau:
- Mức độ nội dung thực hiện các hoạt động đối với SV nội trú, ngoại trú theo đánh giá đều đã đáp ứng được yêu cầu, ngoại trừ các công tác tổ chức bồi dưỡng trao đổi kỹ năng hoạt động cộng đồng, giao tiếp cho SV. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoài giờ lên lớp cho SV và công tác giáo dục ý thức để SV tự giác tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tỷ lệ chưa tốt khá cao. Có nội dung cả GV và SV đánh giá chưa tốt rất cao như “tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho sinh viên” trung bình 29,33% hay “Giáo dục ý thức cho SV tự giác tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp” 22,66%. Qua đây cho thấy nhà trường cần phải tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng cũng như giáo dục ý thức tự giác tích cực, chủ động cho sinh viên.
Tóm lại, CTSV nội trú, ngoại trú đã được Nhà trường tổ chức quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, như:
- Công tác quản lý SV ngoại trú có được quan tâm, song do số SV đông lại phân tán nên khó kiểm tra, giúp đỡ hết được nên có biểu hiện buông lỏng của phòng chức năng.
- Sự phối hợp của công an khu vực và công an một số xã trên địa bàn có đông SV ở trọ còn thiếu tích cực, có khi còn gây phiền hà cho SV khi xác nhận vào sổ ngoại trú mỗi học kỳ.
- Cơ sở vật chất và tổ chức sân chơi cho SV chưa hiệu quả và chưa được phong phú về cả nội dung lẫn hình thức nên không thu hút được SV tham gia.
* Quản lý cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập và sinh hoạt của sinh viên:
Cơ sở vật chất phục vụ riêng cho việc ăn ở, simh hoạt, học tập, vui chơi giải trí…của SV trong và ngoài giờ học rất quan trọng. Khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất của Nhà trường qua phiếu hỏi đối với CB-GV và SV kết quả như sau:
Bảng 2.10: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập, sinh hoạt của sinh viên
Nội dung | Mức độ thực hiện | |||||||
Đối tượng khảo sát | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | |||||
SN | % | SN | % | SN | % | |||
1 | Phòng ở ký túc xá (số lượng, chất lượng) | CB-GV | 47 | 94 | 1 | 0,88 | 1 | 2,88 |
SV | 102 | 34 | 134 | 44,66 | 49 | 16,33 | ||
2 | Hội trường phòng học, đồ dùng học tập | CB-GV | 48 | 96 | 1 | 2 | 1 | 2 |
SV | 138 | 46 | 113 | 37,66 | 40 | 13,33 | ||
3 | Sách giáo khoa, tài liệu phục vụ học tập | CB-GV | 43 | 86 | 5 | 10 | 2 | 4 |
SV | 98 | 32,66 | 149 | 49,66 | 46 | 15,33 | ||
4 | Thư viện | CB-GV | 50 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
SV | 92 | 30,66 | 160 | 53,33 | 21 | 7 | ||
5 | Trang thiết bị phương tiện cho hoạt động học tập, thực hành thực tập | CB-GV | 6 | 12 | 44 | 88 | 0 | 0 |
SV | 114 | 38 | 106 | 35,33 | 70 | 23,33 | ||
6 | Trang thiết bị phương tiện cho hoạt động văn nghệ | CB-GV | 4 | 8 | 46 | 92 | 0 | 0 |
SV | 91 | 30,33 | 106 | 35,66 | 91 | 30,33 | ||
7 | Trang thiết bị phương tiện cho hoạt động thể thao | CB-GV | 4 | 8 | 43 | 86 | 2 | 4 |
SV | 125 | 41,66 | 77 | 25,66 | 53 | 17,33 |
Hầu hết các ý kiến đánh giá của CB, GV và SV thống nhất cho rằng điều kiện cơ sở vật chất là trung bình và tốt với tỷ lệ khá cao như ở ký túc xá, thư viện, phòng học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ học tập. Điều này phù hợp với thực tế.
Vì mặc dù còn nhiều khó khăn và đang trong quá trình nâng cấp lên Đại học, cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng nhà trường vẫn bố trí chỗ ở cho hơn 600 SV nội trú. Hội trường phòng học tuy chưa hiện đại nhưng cũng đủ hệ thống âm thanh, bàn ghế, ánh sáng, sách giáo khoa cung cấp đủ yêu cầu của sinh viên.
Tuy nhiên các điều kiện về phòng ở ký túc xá cũng như trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động học tập thực hành, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao có tỷ lệ ý kiến đánh giá chưa tốt rất cao, chẳng hạn:
- Trang thiết bị phương tiện cho hoạt động thể thao tỷ lệ đánh giá chưa tốt: 17,33%
- Trang thiết bị phương tiện cho hoạt động văn nghệ đánh giá chưa tốt: 30,33%
- Trang thiết bị phương tiện cho hoạt động học tập, thực hành thực tập tỷ lệ đánh giá chưa tốt: 23,33%
- Trang thiết bị phương tiện cho hoạt động phòng ở ký túc xá, tỷ lệ đánh giá chưa tốt: 16,33%
Kết quả cho thấy cơ sở vật chất thiết yếu của Nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động ngoài giờ lên lớp của SV, đặc biệt là ăn, ở, tự học, vui chơi giải trí.
2.3.6. Thực trạng công tác khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên
Tìm hiểu thực trạng công tác khen thưởng kỷ luật đối với sinh viên trường CĐSP Savanakhet chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.11: Thực trạng công tác khen thưởng kỷ luật SV của CĐSP Savanakhet (Đơn vị: %)
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||
Đối tượng khảo sát | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | ||
1 | Chuẩn bị tài liệu và tổ chức phổ biến quy chế về khen thưởng kỷ luật cho các lớp SV đầu khoá, đầu năm học định kỳ | CB-GV | 20 | 74 | 6 |
2 | Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chế về khen thưởng kỷ luật cho các lớp SV, GV chủ nhiệm… | CB-GV | 24 | 74 | 2 |
3 | Phát động và chỉ đạo thi đua khen thưởng kịp thời | CB-GV | 26 | 74 | 0 |
4 | Việc kiểm tra đánh giá các hoạt động học tập rèn luyện của SV trong và ngoài giờ lên lớp | CB-GV | 16 | 84 | 0 |
5 | Tổ chức giáo dục ý thức tự giác của SVtrong các hoạt động học tập và rèn luyện | CB-GV | 30 | 64 | 0,2 |
6 | Xử lý kỷ luật kịp thời đúng người đúng quy chế công bằng các trường hợp vi phạm | CB-GV | 28 | 72 | 12 |
Kết quả bảng trên cho thấy Nhà trường đã thực hiện rất nhiều các nội dung quản lý công tác khen thưởng đối với SV. Tuy nhiên công tác khen thưởng ngoài việc phải thường xuyên phát động thi đua còn phải coi trọng việc giáo dục ý thức của SV là chính, để chuyển hóa nhận thức, hành vi của họ. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra các hoạt động SV mọi lúc, mọi nơi để đánh giá khách quan và uốn nắn kịp thời những lệch lạc của SV vào khuôn phép nội quy, quy chế là rất quan trọng và cần thiết.
2.4. Thực trạng quản lý công tác sinh viên ở trường CĐSP Savanakhet nước CHDCND Lào
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý công tác sinh viên ở trường CĐSP Savanakhet
Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi (câu số 6 - Phụ lục 1, dành cho CBQL và GV)
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11: Thưc
trang xây dưng kế hoac̣ h công tác sinh viên ở trường CĐSP Savanakhet
Nội dung đánh giá | KTĐT | Mức độ thực hiện | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Xây dựng kế hoạch QLCTSV từ đầu năm học | CBQL | 18 | 60 | 12 | 40 | 0 | 0 | 0 | 0 |
GV | 18 | 18 | 64 | 64 | 18 | 18 | 0 | 0 | ||
2 | Kế hoac̣ h đảm bảo muc̣ tiêu, nôị dung, phương pháp, hình thứ c quản lý công tác SV | CBQL | 17 | 56,7 | 13 | 43,3 | 0 | 0 | 0 | 0 |
GV | 9 | 9 | 67 | 67 | 34 | 34 | 0 | 0 | ||
3 | Xây dựng kế hoạch hoạt động riêng cho từng khoa, khóa SV. | CBQL | 10 | 33,3 | 17 | 56,7 | 3 | 10 | 0 | 0 |
GV | 8 | 8 | 60 | 60 | 32 | 32 | 0 | 0 | ||
4 | Công khai kế hoạch để tất cả các tổ chức Phòng, Ban, Khoa nắm bắt được nhiệm vụ của mình. | CBQL | 12 | 43,3 | 18 | 56,7 | 0 | 0 | 0 | 0 |
GV | 6 | 6 | 57 | 57 | 47 | 47 | 0 | 0 | ||
5 | Xây dựng kế hoạch dự phòng kịp thời cho những nhiệm vụ đột xuất của công tác SV | CBQL | 0 | 0 | 7 | 21 | 14 | 53 | 9 | 27 |
GV | 0 | 0 | 5 | 5 | 48 | 48 | 47 | 47 |