Đối Mới Thi Đua,khen Thưởng,kỷ Luật Đánh Giá Trong Quản Lý Sinh Viên

- Tạo điều kiện về nơi làm việc, tăng kinh phí và các cơ sở vật chất, thiết bị khác để Đoàn, Hội có đủ điều kiện hoạt động và đủ các loại báo, tạp trí, tài liệu sinh hoạt phù hợp với tính chất của Đoàn, Hội và tâm lý của tuổi trẻ.

- Quan tâm hơn nữa tới công tác bồi dưỡng và phát triển đảng viên mới trong đội ngũ giáo viên trẻ và SV.

3.2.5. Đối mới thi đua,khen thưởng,kỷ luật đánh giá trong quản lý sinh viên

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác thi đua, khen thưởng phải được cải tiến để nó thực sự tác động đến việc xây dựng niềm tin, tình cảm, ý chí, tình đoàn kết và tính sáng tạo tích cực của mỗi người.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng các tiêu chí, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên. Xây dựng kế hoạch, phát động các đợt thi đua.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

- Xây dựng quy định cụ thể về tiêu chí thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên.

- Hội đồng thi đua cấp trường, cấp khoa có kế hoạch thi đua cho từng học kỳ.

- Đảm bảo kết quả thi đua, khen thưởng đúng với thành tích đạt được và có ý nghĩa giáo dục trong sinh viên.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

Tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức, dự án để xây dựng quỹ khen thưởng cho sinh viên và các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác QLSV.

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác sinh viên

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dạy học - giáo dục. Giáo dục như thế nào thì nó cũng quan trọng và cần thiết như thế đối với CTSV như vậy. Muốn quản lý tốt CTSVcũng như cho hoạt động quản lý CTSV trong nhà trường, việc đầu tu thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí cho CTSV là một trong những nội dung quan trọng của công tác đầu tu, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và nó có ý nghĩa rất to lớn.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Đầu tu mua sắm trang thiết bị phục vụ tốt công tác học tập, như: bàn ghế, hệ thống máy chiếu, quạt mát, hệ thống ánh sáng đối với phòng học lý thuyết; trang thiết bị máy móc, vật tu cho SV thực hành, thí nghiệm. Trang bị thêm máy vi tính tại thư viện và xây dựng thư viện điện tử để SV tham khảo tài liệu học tập.

- Chăm lo xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất về nhà ở đảm bảo thuận lợi cho việc sinh hoạt hàng ngày trong khu ký túc xá SV.

- Tăng cường trang thiết bị cho hoạt động văn nghệ, thể thao, như: mua thêm thiết bị tăng âm loa đài dành riêng cho SV tại nhà đa năng; cải tạo sân bóng đá của nhà trường, trang bị thêm dụng cụ thể dục thể thao tạo điều kiện cho SV tham gia vui chơi giải trí.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có sự nhất trí trong lãnh đạo trường về chủ trương và kế hoạch đối với công tác đầu tu về cơ sở vật chất cho CTSV.

- Có kế hoạch cụ thể: phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả, kiểm tra chặt chẽ không để thất thoát.

- Ngoài nguồn vốn của ngân sách nhà nước và nguồn vốn tự có, nhà trường có biện pháo huy động các nguồn vốn bên ngoài trường để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật của trường và sử dụng các nguồn vốn này một cách hiệu quả.

- Nhà trường phải có nhiều biện pháp kể cả hành chính và động viên thi đua để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của trường.. Đồng thời phải đưa ra quy chế cụ thể để bảo quản và xử lý những trường hợp vi phạm làm tổn hại đến cơ sở vật chất của trường.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích của khảo sát

Tìm hiểu ý kiến nhận xét, đánh giá có chọn lọc của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.3.2. Tổ chức tiến hành khảo sát

+ Số phiếu thu được của CB,GV 50 phiếu đạt tỉ lệ (100%).

+ Số phiếu thu được của SV là 300 phiếu đạt tỉ lệ (100%).

+ Hình thức khảo sát: Phát phiếu hỏi

+ Thời gian khảo sát: Ngày 26/12/2016

+ Đối tượng khảo sát: Là cán bộ, giáo viên, sinh viên.

3.3.3. Kết quả khảo sát

Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác SV của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet được thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác SV của Trường Cao đẳng‌

Sư phạm Savannakhet

Đơn vị tính: %



Mức khả thi


TT


Các biện pháp quản lý

Rất cần

thiết

cần thiết

Không cấn thiết


1

Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm trong toàn trường về “công tác sinh viên”

trong bối cảnh hiện nay của nhà trường


96%


4%


0


2

Lập kế hoạch “Công tác sinh viên” theo kế hoạch chung của nhà trường (học kỳ,

năm học)


96%


4%


0


3

Củng cố tổ chức nhân sự phụ trách công tác sinh viên cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác

sinh viên.


72%


24%


0


4

Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng,

ban, Đoàn TN, Hội sinh viên và các cơ quan, tổ chức khác.


64%


36%


0

5

Đầu tư thích đáng về kinh phí và cơ sở vật

chất cho “Công tác sinh viên”

24%

84%

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý công tác sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, nước CHDCNN Lào - 12

3.3.4. Phân tích kết quả khảo sát

Phiếu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã được phát cho 50 cán bộ, giáo viên của Nhà trường vào ngày 26/12/2016 để lấy ý kiến. Kết quả thu được đủ 50 phiếu đã xử lý phân tích kết quả có thể tin cậy. Đồng thời tác giả cũng đã tìm hiểu và trao đổi với một số cán bộ quản lý chủ chốt có kinh nghiệm lâu năm công tác tại trường về thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác SV để có cơ sở khẳng định về các biện pháp đề xuất trong việc quản lý CTSV của Trường. Tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá mức độ hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý như vậy mang tính khách quan.

Dựa trên các số liệu tổng hợp từ bảng trên chúng ta thấy:

Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên của Trường được hỏi ý kiến đều đồng ý và đánh giá cao các biện pháp mà tác giả đề xuất trong việc quản lý CTSV của Trường và cho rằng các biện pháp đó là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Tỷ lệ trung bình đều ở mức trên 96%, trong đó giải pháp về nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm trong toàn trường về CTSV trong bối cảnh hiện nay nhận được sự đồng thuận và đánh giá cao nhất , nó cho thấy muốn đổi mới và thực hiện tốt quản lý công tác sinh viên theo đúng mục tiêu đào tạo thì trước hết mọi cán bộ quản lý, giáo viên và SV cần phải nhận thức đúng về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của CTSV trong toàn bộ quá trình đào tạo của nhà trường. Hay nói cách khác, việc cần phải làm trước tiên trong quản lý CTSV của nhà trường hiện nay là phải đổi mới nhận thức của mọi thành viên trong nhà trường về công tác này.

Đối với việc quản lý CTSV, ngoài việc đánh giá cao biện pháp về việc nâng cao nhận thức thống nhất quan điểm về CTSV, các vấn đề được SV quan tâm nhiều là đầu tu thích đáng về kinh phí và cơ sở vật chất, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các cơ quan, tổ chức khác, đặc biệt là phải phát huy mạnh mẽ vai trò của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. Đây chính là sự mong muốn và cũng là nhu cầu chính đáng của

SV mà nhà trường, các tổ chức Đoàn thể cần phải quan tâm, đầu tu nhiều hơn nữa để tổ chức tốt hơn cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho SV, trước hết là nơi ăn, ở, sinh hoạt và các nhu cầu về thông tin, vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…Mà những vấn đề đó vốn đang còn rất hạn chế của nhà trường.

Có thể nói đây là những ý kiến thống nhất rất cao của CB, GV nhà trường về tính khả thi của các biện pháp được tác giả đề xuất. Nó thể hiện sự tin tưởng vào các biện pháp sẽ thực hiện được trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số ít ý kiến băn khoăn của CB, GV về tính cần thiết cũng như tính khả thi của một số biện pháp này, vừa qua có được triển khai thực hiện nhưng chưa thật hiệu quả. Đây là những vấn đề mà lãnh đạo nhà trường và tổ chức cần quan tâm và có các giải pháp tốt hơn để thực hiện trong thời gian tới.

Tóm lại, các biện pháp quản lý CTSV của Trường cao đẳng sư phạm Savannakhet mà tác giả đề xuất và được các ý kiến đánh giá của CB,GV của trường và cho rằng: Các biện pháp này là rất cần thiết, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế và nhu cầu đổi mới về công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý công tác SV nói riêng cả về nội dung và phương pháp và hoàn toàn có thể thực hiện được trong thời gian tới. Hy vọng việc triển khai thực hiện các biện pháp này sẽ tạo ra một bước chuyển mới về chất trong hoạt động quản lý công tác SV của Nhà trường, nhằm góp phần giáo dục toàn diện đối với sinh viên theo mục tiêu đào tạo đã được đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Dựa vào kết quả phân tích thực trạng về quản lý CTSVcủa Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, đặc biệt là những nguyên nhân chủ yếu làm cho CTSV của Nhà trường trong thời gian qua còn có những mặt hạn chế chưa tốt. Từ đó tác giả đã đề ra 5 biện pháp cũng như những việc làm cụ thể nhằm giúp cho hoạt động quản lý công tác sinh viên của Trường cao đẳng sư phạm Savannakhet được tốt hơn đó là:

+ Nâng cao nhận thức thống nhất quan điểm trong toàn trường về CTSV trong bối cảnh hiện nay.

+ Lập kế hoạch CTSV phù hợp với thực tiễn của Nhà trường.

+ Củng cố tổ chức nhân sự phụ trách CTSVcả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lương CTSV.

+ Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng, ban, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhà trường, các cơ quan và tổ chức khác trong quản lý công tác sinh viên.

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho CT SV.

Trên cơ sở các biện pháp đã được nêu ra, tác giả tổ chức lấy ý kiến CB GV, đồng thời tìm hiểu trao đổi với các cán bộ quản lý chủ chốt có kinh nghiệm lâu năm công tác tại trường về thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác SV để đánh giá mức độ hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý CTSV. Có thể nói các biện pháp mà tác giả đã đề xuất được đánh giá là có tính khả thi cao và hi vọng khi được đưa vào áp dụng sẽ góp phần tích cực trong việc quản lý CTSV của nhà Trường trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Công tác SV là một bộ phận trọng tâm, chủ yếu hình thành nhân cách cho người học trong toàn bộ quá trình đào tạo ở các trường cao đẳng sư phạm.

- Xác định những cơ sở lý luận về quản lý và quản lý giáo dục; quản lý CTSV làm cơ sở nghiên cứu cụ thể về thực trạng các nội dung của CTSV và quản lý CTSV tại trường Cao đẳng sư phạm, theo nội dung và chức năng quản lý CTSV.

- Trên cơ sở các dữ liệu, các nguồn thông tin thu thập được và kết quả khảo sát qua phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên và giáo viên cũng như SV của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet để đưa ra các nhận xét, đánh giá xác đáng về thực trạng CTSV và quản lý sinh viên, từ đó hình thành và đề xuất các biện pháp quản lý CTSVcủa nhà trường trong thời gian tới.

- Từ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lý CTSV tại Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet và bước đầu đã được CB, GV nhất trí và cho rằng các biện pháp đó là rất cần thiết và có tính khả thi cao, hoàn toàn có thể thực hiện được trong hoàn cảnh của nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, do sự giới hạn về kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động quản lý công tác SV và điều kiện về thời gian nên đề tài chưa thể tiến hành thực nghiệm áp dụng các biện pháp vào thực tiễn quản lý. Công việc đó sẽ được tiếp tục triển khai và hoàn thiện các biện pháp quản lý CTSV trong thời gian tới.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào

Đề nghị Bộ Giáo dục và Thể thao Lào ngoài việc tổ chức hội nghị tập huấn về CTSV nói chung cần tổ chức hội nghị chuyên đề về quản lý công tác SV để các trường học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Thể thao chủ trì cùng các bộ, ngành hữu quan thực hiện tốt các đề án có liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị, đồng thời nghiên cứu chuẩn bị để trình Quốc hội ban hành Luật Giáo viên.

Quản lý công tác SV là một nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm trong quá trình giáo dục đào tạo của trường để góp phần giáo dục toàn diện nhân cách người SV. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Thể thao và các Bộ, Ngành liên quan cần có định mức công tác quản lý và cho số cán bộ trực tiếp làm công tác này hưởng phụ cấp đặc thù như GV đứng lớp, như vậy sẽ khuyến khích họ thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

2.2.Đối với Trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet

- Cần cụ thể hóa các văn bản, quy chế và các quy định về công tác sinh viên của Bộ Giáo dục và Thể thao áp dụng vào thực tiễn tại trường.

- Đầu tư về kinh phí, các chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên làm công tác sinh viên, đầu tư cơ sở vật chất trong công tác quản lý SV.

- Tổ chức tập huấn, hội thảo, cử cán bộ làm công tác quản lý SV đi học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý giữa các trường Đại học ,cao đẳng sư phạm trong cả nước cũng như ngoài nước.

- Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung nội quy, quy chế trong công tác quản lý SV, quy chế quản lý nội trú, ngoại trú, đặc biệt là cụ thể hóa nội quy, quy chế quản lý SV ngoại trú đối với các ký túc xá nhân dân xây dựng cho sinh viên các trường thuê.

2.3. Đối với Phòng Công tác sinh viên

- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, phân công công việc cụ thể cho cán bộ nhân viên, phân công rõ ràng các mảng công việc, phụ trách công tác sinh viên các khoa, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Phòng, Ban, giảng viên chủ nhiệm và thư ký khoa.

- Xây dựng và tham mưu cho Hiệu trưởng quy định cụ thể về nhiệm vụ của các bộ phận trong việc QLSV.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí