Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Và Số Buồng Phòng Phục Vụ Du Lịch Biển Đà Nẵng Giai Đoạn 2011 – 2016


Các sản phẩm du lịch, cũng như các sự kiện được tổ chức thu hút một lượng khách du lịch rất lớn chọn Đà Nẵng là điểm đến du lịch của mình. Qua đó mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho thành phố. Cùng với đó sự thành công trong việc khai thác, tạo dựng các sản phẩm du lịch mới cũng như các sự kiện du lịch lớn đã góp phần đáng kể vào việc tạo dựng và cũng cố hình ảnh du lịch Đà Nẵng trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước cũng như góp phần khắc phục hạn chế do đặc tính du lịch theo mùa vụ gây ra…

- Hệ thống cơ sở lưu trú được cải thiện về số lượng và chất lượng

Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch biển của thành phố Đà Nẵng ở thời điểm năm 2011 với 78 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với 8.663 phòng, đây là con số rất khiêm tốn, không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ cho phát triển du lịch biển của thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 5 năm, với chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý, hiệu quả, số lượng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch biển của thành phố Đà Nẵng đã lên đến con số 572 cơ sở với số lượng các phòng dịch vụ là 21.197 phòng. Đặc biệt trong đó số lượng các cơ sở lưu trú có chất lượng cao chiến tỷ lệ ngày càng cao theo các năm. Với số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú như vậy, du lịch biển Đà Nẵng hiện nay đã có thể đáp ứng được nhu cầu về cơ sở lưu trú của khách du lịch ngay cả vào thời điểm du lịch cao điểm trong năm.

Cơ sở lưu trú

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Số cơ sở lưu trú

78

326

391

435

490

572

Số buồng phòng

8.663

10.570

13.634

15.625

18.233

21.197

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng - 35

Bảng 2.6. Số lượng cơ sở lưu trú và số buồng phòng phục vụ du lịch biển Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016

(Theo số liệu của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)

- Chất lượng hoạt động lữ hành ngày càng được nâng cao

Giai đoạn 2011 – 2016 , là giai đoạn có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng của các đơn vị kinh doanh lữ hành tại thành phố Đà Nẵng. Theo số liệu thống kê, năm 2011có 108 đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn


thành phố Đà Nẵng,. Sau 5 năm, số đơn bị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã lên đến 270 đơn vị.

Đặc biệt, trong năm 2016, mặc dù chịu ảnh hưởng của các sự cố môi trường nhưng hoạt động lữ hành vẫn duy trì sự phát triển. Các doanh nghiệp đã sớm nhận định về nhu cầu và xu hướng của khách để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển dần đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của hoạt động du lịch biển

Theo kết quả khảo sát nguồn nhân lực du lịch của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP Đà Nẵng, tính đến cuối năm 2014, toàn thành phố có 20.762 lao động đang làm việc trong lĩnh vực du lịch (tăng 58,7% so với năm 2011). Trong đó, lao động đang làm việc tại các khách sạn là 10.597 người (tăng 61%), tại các doanh nghiệp lữ hành là 1.553 người, nhà hàng là 5.231 người, khu điểm du lịch là 1.129 người. Năm 2015, ước tổng số lao động trong lĩnh vực này là 24.975 người, dự báo đến năm 2020 con số này sẽ lên tới 33.044 người (tăng 57% so với năm 2014).

Số lượng hướng dẫn viên phục vụ du lịch của thành phố trong giai đoạn 2011

– 2016 có sự gia tăng một cách ấn tượng . Theo thống kê, tổng số hướng dẫn viên du lịch của thành phố năm 2011 là 613 người. Con số này đã tăng lên 2598 người vào năm 2016, gấp 4,24 lần so với năm 2011. Đặc biết, tỷ lệ hướng dẫn viên quốc tế trong ngành năm 2011 chỉ chiếm 29% trên tổng số hướng dẫn viên của thành phố đã tăng lên 40% năm 2016.

Không chỉ trực tiếp góp phần vào việc phát triển du lịch biển Đà Nẵng, chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng còn có những tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Cụ thể, thông qua những phương án chính sach, những kết quả thực hiện chính sách, chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng góp phần tạo ra nhiều việc làm trực tiếp cho người lao động trên địa bàn thành phố; việc thu hút nhiều khách du lịch đến với thành phố cũng góp phần tạo cơ hội phát triển cho các ngành khác như vận tải, vận chuyển, kinh doanh thương mại…


2.3.1.3. Thích ứng với những thay đổi, biến động của môi trường kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2011 – 2016 là giai đoạn xuất hiện nhiều biến động của môi trường kinh tế - xã hội trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng. Nổi bật nhất có thể nhắc đến sự cố ô nhiễm môi trường Bắc miền Trung (Fomosa). Sự cố môi trường này không chỉ gây ảnh hưởng đến các tỉnh phí Bắc miền Trung mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch biển của thành phố Đà Nẵng. Theo con số thống kê, sự cố môi trường này đã ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch trong nước khiến lượng khách đến Đà Nẵng dịp nghỉ 30/4 và 1/5 giảm so với năm trước. Cụ thể, khách nước ngoài tăng 20%, nhưng nội địa giảm khoảng 10%. Bù lại tổng số thì giảm ít nhưng vẫn là ít khách hơn.

Để ứng phó với những hậu quả từ sự cố môi trường gây ra, cũng như trấn an tâm lý của khách du lịch trong nước ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cùng hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của Đà Nẵng đã tắm biển, ăn hải sản để chứng minh biển an toàn. Qua đó truyền đạt đến khách du lịch thông điệp Đà Nẵng vẫn là điểm đến rất an toàn, thân thiện trên mọi phương diện. Với người dân và du khách, nếu có bất cứ vấn đề gì, thành phố sẽ thông tin một cách chân thực. Thành phố vẫn thường xuyên kiểm tra, kiểm định nước biển và cá, nếu có vấn đề chính quyền sẽ cảnh báo cho người dân, du khách.

Bên cạnh đó một số ví dụ khác như việc chính sách du lịch biển của thành phố có những điều chỉnh kịp thời về mục tiêu đối với số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố. Nắm bắt được thực sự dư thừa các khách sạn, cơ sở lưu trú dưới 3 sao chính sách phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng đã thay đổi các mục tiêu phát triển cơ sở lưu trú của mình. Trong đó tập trung phát triển các cơ sở lưu trú từ 3 – 5 sao. Cụ thể: Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 23.221 phòng khách sạn tăng 4.988 phòng so với 2015, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao sẽ tăng 4.005 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn từ 3-5 sao lên 13.316.

Sự thích ứng, linh hoạt của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng giúp du lịch biển của thành phố tăng tính chủ động đối với những sự thay đổi


của môi trường kinh tế - xã hội cũng như tăng tính hiệu quả của chính sách phát triển du lịch biển, qua đó góp phần phát triển du lịch biển của thành phố.

2.3.1.5. Tạo cơ sở cho việc tăng cường sự phối hợp liên ngành, sự tham gia của người dân vào phát triển du lịch biển

Để thực thi chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng không thể chỉ dựa vào quá trình thực hiện của Sở du lịch hay bất kỳ một cơ quan, ban ngành riêng lẻ nào của thành phố mà cần phải có sự tham gia của tất cả các cơ quan ban ngành có liên quan đến phát triển du lịch nói chung cũng như phát triển du lịch biển nói riêng.

Cùng với đó, chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện nay đề cao vai trò của người dân đối với việc phát triển du lịch biển của thành phố. Đặc biệt đối với các chương trình liên quan đến phát triển văn hóa, bản sắc địa phương, bảo vệ môi trường du lịch biển… Theo đó, nhiều nội dung, phương án chính sách đã được đưa ra nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào việc thực thi chính sách phát triển du lịch biển nhằm phát triển du lịch biển của thành phố theo định hướng.

Chính vì vậy, có thể nói chính sách phát triển du lịch đã góp phần tạo cơ sở cho việc tăng cường sự phối hợp liên ngành, sự tham gia của người dân vào phát triển du lịch biển của thành phố.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại

- Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng còn thiếu tính dự báo. Sự cố môi trường Fomosa, hay sự xuất hiện của các tour du lịch 0 đồng, hướng dẫn viên chui… là những vấn đề hoàn toàn có thể dự báo được đối với du lịch biển Đà Nẵng. Bởi lẽ trước khi xuất hiện và trở thành vấn đề gây bức xúc cho du lịch biển Đà Nẵng, các tour du lịch 0 đồng, hay hiện tượng hướng dẫn viên chui đã xuất hiện và gây ra nhiều hậu quả xấu đối với các địa phương du lịch ở một số nước như Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, hay ở Quảng Ninh… Tuy nhiên các nhà hoạch định chính


sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng đã không dự báo trước được, hay chủ có tâm lý chủ quan đối với các vấn đề này khiến việ khi các vấn đề này xảy ra khiến chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng trở nên thụ động trong việc giải quyết các vấn đề.

- Chưa có những biện pháp chính sách phù hợp với mục tiêu về cơ sở lưu trú của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng. Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng xác định mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 23.221 phòng khách sạn tăng 4.988 phòng so với 2015, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao sẽ tăng 4.005 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn từ 3-5 sao lên 13.316 phòng.

Năm 2015, Đà Nẵng có 18.233 phòng khách sạn trong đó có 91 khách sạn 3-5 sao và tương đương với 9.311 phòng, 05 khu căn hộ, biệt thự với 212 phòng và 394 khách sạn 1-2 sao trở xuống và tưcmg đương với 8.710 phòng. Sau 1 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020 số lượng phòng khách sạn của Đà Nẵng đã tăng lên 21.197 phòng với 15 khách sạn 5 sao và tương đương (3.252 phòng); 25 khách sạn 4 sao và tương đương (3.305 phòng); 73 khách sạn 3 sao và tương đương (4.775 phòng); 449 khách sạn 1-2 sao và tương đương (9.946 phòng); 05 căn hộ, biệt thực du lịch cao cấp và đạt chuẩn (212 phòng); 17 cơ sở nhà nghỉ du lịch, homestay. Tăng 2964 tức gần 60% mục tiêu của giai đoạn 2016 - 2020, đặc biệt trong đó số phòng khách sạn 1-2 sao và tương đương tăng 1.236 phòng tức đạt 125% so với mục tiêu của giai đoạn 2016 – 2020.

Điều này thể hiện việc đặt mục tiêu về cơ sở lưu trú của chính sách chưa thực sự phù hợp. Cùng với đó, với định hướng phát triển du lịch biển cao cấp, hạn chế số lượng tăng thêm của các phòng khách sạn 1-2 sao và tương đương rõ ràng chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng cần có những phương án, giải pháp nhằm hạn chế số lượng tăng thêm của phòng khách sạn 1-2 sao. Tuy nhiên hiện nay, chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng chưa có những phương án, giải pháp cho vấn đề này. Dẫn đến việc số lượng phòng khách sạn 1-2 sao tăng ồ ạt. Điều này có thể dẫn đến việc dư thừa số lượng phòng khách sạn 1-2 sao và tương đương.

- Một số biện pháp chính sách chưa thực sự có hiệu quả trên thực tế. Cụ thể:


+ Chương trình phát triển sản phẩm du lịch biển chưa có tính đột phá, sáng tạo, chủ yếu phát triển các sản phẩm du lịch biển phục vụ khách du lịch nội địa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hướng tới thị trường khách quốc tế. Trong giai đoạn 2011 - 2016, thành phố Đà Nẵng đã phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch biển như: Tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển: Dịch vụ lặn biển ngắm san hô, đua thuyền buồm, lướt ván, mô tô nước, dù bay; bãi tắm du lịch kiểu mẫu; Xây dựng khu ẩm thực vùng biển... Cũng như các sản phẩm du lịch văn hóa, và du lịch sinh thái khác. Nhìn chung các sản phẩm du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn này đã có sự phát triển, đa dạng hơn. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm du lịch biển phát triển của Đà Nẵng như bãi tắm, ẩm thực, mua sắm... chủ yếu phục vụ nhu cầu của du khách trong nước. Các sản phẩm khác như đua thuyền buồm, lướt ván, dù bay thì chưa thực sự phát triển mạnh. Đồng thời giá dịch vụ cho các dịch vụ này cũng còn khá cao.

Cùng với đó, các sản phầm du lịch mang tính đặc trưng của Đà Nẵng còn chưa thực sự đem lại hiệu quả. Trong bối cảnh các địa phương phụ cận là Thừa Thiên Huế với Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế…, Quảng Nam với Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An đã và đang phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa vào thế mạnh di sản thì Đà Nẵng lại không trực tiếp sở hữu những di sản thế giới hay những điểm đến nổi tiếng nên vấn đề về sản phẩm du lịch đặc trưng không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng trong tương lai.

Dịch vụ vui chơi giải trí về đêm vẫn còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Tại Đà Nẵng hiện nay mới chỉ có các hoạt động vui chơi giải trí ở khu công viên châu Á (Asia Park), các tour du lịch thuyền đêm trên sông Hàn, khu vui chơi bến du thuyền - cầu tàu tình yêu DHC Marina ở gần chân cầu Rồng,… các khu chợ đêm đã có thí điểm nhưng chưa hiệu quả.

Có thể thấy mặc dù đã khai thác rất nhiều các lợi thế thế về sông, biển, núi, dịch vụ vui chơi giải trí… để tăng thu hút khách du lịch, nhưng Đà Nẵng vẫn còn


thiếu đi những sản phẩm du lịch mang tính đột phá, sáng tạo để thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn đẳng cấp châu lục.

+ Các biện pháp chính sách về quản lý nhà nước đối với đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch biển còn hạn chế. Dẫn đến tình trạng nhiều dự án đầu tư ven biển và trung tâm thành phố triển khai chậm, thiếu quỹ đất để hình thành các cụm mua sắm

– vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm. Hiện nay phần lớn các dự án ven biển của thành phố Đà Nẵng không thực hiện, triển khai theo đúng cam kết. Một số dự án treo, chậm triển khai vẫn chưa được rà soát kịp thời và công bố cho nhân dân. Công tác quản lý sau quy hoạch, nhất là do điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, thiếu đồng bộ dẫn đến bất cập; quy hoạch không gian đô thị vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thành phố. Cụ thể, theo báo cáo của ông Mai Đức Lộc, Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP.Đà Nẵng tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP.Đà Nẵng khóa XIII cho hay trong tổng số 52 dự án ven biển có đến 32 dự án chậm và không triển khai như cam kết, nhưng mới chỉ thu hồi được 1 dự án.

+ Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch biển khi được thực thi đã cải thiện được chất lượng nguồn nhâ lực phục vụ du lịch biển, song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và tính chuyên nghiệp. Một trong những hạn chế khiến ngành du lịch Đà Nẵng trong những năm qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng là thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch. Nhận thức được hạn chế này, thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng số lượng cũng như chất lượng nhân lực phục vụ du lịch như liên kết giữa các trường đào tạo về du lịch với các doanh nghiệp, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn… Những giải pháp được thực hiện đã giúp thành phố đạt được những bước tiến trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch, song nguồn nhân lực du lịch vẫn đang bị thiếu hụt, nhất là cán bộ quản lý giỏi, chuyên nghiệp, năng động, thông thạo nhiều ngoại ngữ; cán bộ kinh doanh, tiếp thị, xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch. Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp. Do đó thực tế hiện nay các khách sạn, resort năm sao đều rất "khát" nhân lực du lịch chất lượng cao. Nhiều đơn vị lữ hành thiếu hướng dẫn viên biết tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Thái Lan. Nếu không có sự liên kết


giữa nhà trường và doanh nghiệp thì chất lượng nhân lực du lịch của thành phố sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra.

+ Chương trình quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch biển chưa thực sự chặt chẽ. Trong thời gian qua, với sự tăng trưởng nóng của các thị trường khách du lịch, nhất là thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc đã phát sinh vấn đề một số tổ chức, cá nhân người nước ngoài, một số công ty lữ hành nội địa và hướng dẫn viên Việt Nam tiếp tay làm bình phong cho người nước ngoài hoạt động kinh doanh du lịch trái pháp luật Việt Nam.

Trên thực tế, du lịch Đà Nẵng hiện nay đang tồn tại một vấn đề là một số đoàn khách quốc tế như Trung Quốc đến Đà Nẵng không sử dụng hướng dẫn viên Việt Nam. Các du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng nhưng lại mang theo rất nhiều hướng dẫn viên người Trung Quốc đi cùng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, thu nhập của các hướng dẫn viên trong nước mà nghiêm trọng hơn là ó thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc khi một số hướng dẫn viên Trung Quốc còn xuyên tạc, giới thiệu sai về sự thật về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

- Chưa có các chương trình, biện pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường biển và cảnh quan thiên nhiên. Vệ sinh môi trường tại các bãi biển và điểm tham quan của thành phố trong thời gian qua có tiến bộ nhưng chưa được đảm bảo thường xuyên. Hiện nay, có hai nguyên nhân chính dẫn đến môi trường biển của thành phố bị ô nhiễm đó là rác thải do khách du lịch, người dân để lại và rác, nước thải từ các cửa xả thải của thành phố trực tiếp xả ra biển. Theo thống kê ở 2 tuyến biển lớn của thành phố cho thấy hiện nay tuyến biển Nguyễn Tất Thành có 29 cửa thải, còn ở Hoàng Sa-Trường Sa có 16 cửa thải ra biển gây ô nhiễm.

Đối với du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, chất lượng môi trường là yếu tố đặc biệt quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển du lịch. Chính vì vậy,việc nghiên cứu khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường luôn là vấn đề hết sức quan trọng đối với thành phố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023