Lập Kế Hoạch Công Tác Ql Sv Phù Hợp Với Thực Tiễn Của Trường Cđsp Savalakhet

chính trị trong nước và quốc tế, đặc biệt báo cáo về tình hình giáo dục đào tạo để nắm bắt và nhận thức về sứ mệnh, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục.

Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, giáo viên về các nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý công tác SV của nhà trường. Tổ chức các hoạt động giao lưu, tham quan học tập, hội nghị chuyên đề, các hoạt động ngoài giờ lên lớp của cán bộ Phòng quản lý Công tác SV về công tác SV để mọi người thấy được tầm quan trọng của công tác này và cùng nhau cam kết thực hiện.

b) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác sinh viên bằng cách đào tạo, bồi dưỡngcác kiến thức cơ bản về tâm lý - giáo dục, khoa học quản lý, xã hội học, nghiệp vụ quản lý SV, kỹ năng sư phạm và tư vấn giáo dục… để họ thực sự có lý luận và năng lực về lĩnh vực quản lý, từ đó vận dụng vào thực tiễn quản lý SV nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực cho các đối tượng này. Đánh giá SV theo đúng mục đích, mục tiêu đào tạo toàn diện, giúp họ nhận thức đúng về công tác quản lý SV. Đây cũng là cách khắc phục những nhận thức đơn giản, không đúng và không đầy đủ về quản lý công tác SV.

c) Mở các hội nghị, tổng kết công tác quản lý SV trong toàn trường để rút ra những bài học, kinh nghiệm quản lý hay, những hạn chế, bất cập nhằm học tập kinh nghiệm lẫn nhau và giúp lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý SV có hiệu quả. Làm tốt vấn đề này, cũng chính là nâng cao nhận thức về CTSVcho các cấp, đơn vị, đoàn thể chức năng và SV toàn trường.

d) Các chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các Hội trong nhà trường thông qua các buổi sinh hoạt đầu năm và định kỳ hàng tháng bàn về công tác sinh viên trong đó chú ý nâng cao nhận thức về CTSV cho các thành viên thuộc tổ chức của mình và xây dựng thành nội dung hoạt động cụ thể cho tổ chức đoàn thể tham gia vào quản lý công tác lý sinh viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Nhà trường cần xây dựng và cụ thể hóa các quy chế về quản lý công tác sinh viên của Bộ giáo dục và Thể thao thành quy chế cụ thể với đặc điểm sinh viên của trường để tạo hành lang pháp lý cho công tác phối hợp thực hiện quản lý sinh viên.

- Giáo dục tinh thần tự giác, phát động và khơi dậy các nhân tố, động lực của SV trong học tập cũng như trong hoạt động của nhà trường. Việc này cần được tổ chức thường xuyên trong các buổi sinh hoạt lớp…

- Tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa các chủ thể quản lý, đặc biệt là lãnh đạo trường, phòng công tác SV và các bộ phận trực tiếp liên quan đến quản lý sinh viên với sinh viên trong toàn trường để nghe, trao đổi kinh nghiệm về quản lý CTSV cũng như tìm biện pháp quản lý mới có hiệu quả hơn.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải tập hợp được trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các phòng, khoa, các chuyên gia có kinh nghiệm về quản lý công tác sinh viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Phải có kinh phí chi cho các hoạt động cụ thể trong các chương trình thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về CTSV.

- Phải đáp ứng được về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác này.

Quản lý công tác sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, nước CHDCNN Lào - 11

3.2.2. Lập kế hoạch công tác QL SV phù hợp với thực tiễn của trường CĐSP Savalakhet

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch quản lý công tác sinh viên ngay từ đầu năm học một cách đồng bộ giữa kế hoạch của lãnh đạo và giữa các đơn vị trong nhà trường.

- Cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ và tổ chức thực hiện quản lý công tác sinh viên có hiệu quả nhất.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp

- Ổn định tổ chức bộ máy trực tiếp làm công tác QLSV.

- Xây dựng kế hoạch trong việc chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác học sinh, qua đó phối kết hợp QLCTSV đối với sinh viên năm thứ nhất và sinh viên mới nhập học từ đầu năm học. Đối với sinh viên năm thứ 2 nhà trường chỉ đạo phòng công tác quản lý sinh viên.

- Các kế hoạch chiến lược về quản lý công tác sinh viên cần được nhà trường nghiên cứu và triển khai thực hiện như kế hoạch đào.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

- Nhà trường có định hướng chỉ đạo các phòng ban chức năng, cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động năm.

- Có kế hoạch trong việc tiếp nhận sinh viên mới và tổ chức khai giảng; bế giảng cho sinh viên theo các nội dung quy định của Bộ giáo dục và Thể thao, của nhà trường.

- Phòng công tác sinh viên phối hợp với các phòng ban chức năng, các khoa để tiếp nhận, QLSV.

- Đội ngũ CBGV đôn đốc sinh viên thực hiện theo kế hoạch hoạt động của nhà trường.

3.2.2.4. Các điều kiện thực hiện có hiệu quả các biện pháp

- Lãnh đạo nhà trường kiểm tra, thông qua các kế hoạch, thống nhất các bộ phận tổ chức triển khai thực hiện.

- Sự phối hợp các bộ phận đồng bộ và có kiểm tra đánh giá việc thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

- Sự phối hợp tốt giữa CBGV với ban cán sự lớp, với gia đình, với Ban Chấp hành chi đoàn.

Tiến hành xây dựng kế hoạch quản lý CTSV theo các bước một cách khoa học

* Bước 1: Dự thảo kế hoạch

+ Thống kê tất cả các công việc phải tiến hành trong các kỳ & năm học.

+ Xác định khối lương công việc và yêu cầu đạt được của mỗi công việc, có chú ý tới những công việc quan trọng nhất. Xác định mốc thời gian hoàn thành, mức độ hoàn thành của mỗi công việc.

+ Sắp xếp và phân phối thời gian cho từng công việc, xác định khoảng thời gian cụ thể sẽ thực hiện chúng theo các mốc đã xác định.

+ Đưa các nội dung công việc vào từng khoảng thời gian trong kế hoạch như đã xác định.

+ Kiểm tra lại sự hợp lý của kế hoạch. Cần chú ý tới:

- Sự trùng lặp một công việc trong các khoảng thời gian khác nhau

- Sự trùng lặp nhiều công việc trong một khoảng thời gian (có thể không thực hiện được).

- Khả năng hoàn thành công việc với thời gian đã ghi trong kế hoạch.

- Khoảng thời gian còn trống chưa được sử dụng

- Sự uu tiên hợp lý cho các công việc quan trọng, cấp thiết…

* Bước 2: Lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch:

Tổ chức họp cán bộ chủ chốt và các bộ phận có liên quan lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch. Lấy ý kiến cán bộ Đoàn, Hội, cán bộ lớp

* Bước 3: Hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thành kế hoạch chính thức về CT SV.

* Bước 4: Ban hành kế hoạch tới các đơn vị trực thuộc

+ In bản kế hoạch được lãnh đạo trường ký duyệt.

+ Ra quyết định phân công và giao nhiệm vụ cho các tập thể (Phòng, Khoa…) và cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện.

3.2.3. Củng cố tổ chức nhân sự phụ trách CTSVcả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý CT SV

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường là “ đội ngũ cán bộ ” . Trong quản lý công

tác SV cũng vậy. Sau khi có chủ trương, có kế hoạch khoa học, phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường theo từng học kỳ và năm học thì cán bộ phụ trách CTSV là người quyết định thành bại của các chủ trương và kế hoạch CTSV đó. Vì cán bộ phụ trách CTSV là những chuyên gia giúp việc cho lãnh đạo trong việc đưa ra những quyết định quản lý, những chương trình, những chính sách, những biện pháp… Họ chính là người vừa thực hiện chức năng tham mưu cho bộ máy quản lý vừa là những người trực tiếp thực hiện các chức năng nghiệp vụ quản lý CTSV. Vì thế, chất lương của các vấn đề mà đội ngũ cán bộ này tham mưu và thực hiện cao hay thấp, hiệu quả hay không hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào phẩm chất năng lực của họ. Vì vậy, việc củng cố tổ chức nhân sự phụ trách CTSVcả về số lương là một thực tế, là nhu cầu cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong quản lý CTSV của nhà trường.

3.2.3.2.Nội dung và cách thức thực hiện

a) Kiện toàn lại bộ máy trực tiếp phụ trách CT SV trên cơ sở giảm

bớt các đầu mối quản lý cán bộ, tạo cho công tác quản lý có tính thống nhất, tập trung và hiệu quả cao.

b) Tăng cường số lương và nâng cao về mặt chất lương cho đội ngũ cán bộ phụ trách CT SVvề trình độ, năng lực và phương pháp quản lý giáo dục

SV theo mục tiêu đào tạo. Cụ thể là:

+ Điều động thêm CB, GV cho công tác quản lý SV.

+ Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao tinh thần và kỹ năng quản lý CT SVcho đội ngũ cán bộ.

+ Điều chuyển cán bộ không có năng lực.

+ Rà soát lại đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý SV của lớp, nếu xét thấy năng lực yếu kiên quyết không phân công làm GV chủ nhiệm.

+ Đưa đi đào tạo bồi dưỡng hoặc hỗ trợ kinh phí, thời gian để các cán bộ phụ trách CTSV đi học dài hạn hoặc ngắn hạn để nâng cao trình độ về các kiến thức công CTSV cơ bản như: tâm lý học, giáo dục học, khoa học quản lý, xã

hội học, nghiệp vụ quản lý CTSV, kỹ năng sư phạm và tu vấn giáo dục… nhằm trang bị lý luận và kỹ năng tác nghiệp quản lý khác để họ có thể vận dụng vào quản lý SV tại trường và ký túc xa được tốt hơn.

c) Sáp nhập bộ phận quản lý ký túc xá SV trực thuộc Phòng Tài chính tổng hơp về Phòng Công tác SV để thống nhất quản lý và tăng cường vai trò của các Khoa trong quản lý CTSV theo hướng dẫn mỗi khoa có giáo vụ khoa để giảm bớt khối lương công tác cho Phòng Công tác SV khi quy mô SV tăng cao.

d) Đổi mới chính sách chế độ đối với cán bộ quản lý CTSV

+ Có chế độ phụ cấp trách nhiệm, trả lương làm theo giờ… cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CTSV.

3.2.3.3. Điều kiên thực hiện biện pháp

- Có sự nhất trí cao trong lãnh đạo trường về tăng cường cán bộ cho CTSV.

- Tiến hành công tác nhân sự một cách khoa học phù hợp với tình hình trường.

- Có chính sách đảm bảo quyền lợi đi đôi với trách nhiệm của cán bộ quản lý CTSV.

3.2.4. Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường và các cơ quan, tổ chức khác trong quản lý công tác sinh viên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Quản lý công tác SV luôn là một hoạt động quản lý rất phức tạp, đa dạng, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các lực lương, tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Công tác phối hợp giữa các phòng ,các khoa và các đơn vị liên quan phải đảm bảo sự thống nhất, thông suốt giữa các bộ phận, các phòng chức năng cũng như các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động quản lý công tác SV. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chất lương quản lý CTSVvà chất lương đào tạo của nhà trường.

Để làm tốt công tác giáo dục sinh viên, nhất là giáo dục đạo đức thì điều kiện đầu tiên có tính quyết định là quản lý được sinh viên. Việc phối hợp giữa

nhà trường và gia đình sinh viên là hết sức cần thiết, để có mối liên hệ chặt chẽ đó đòi hỏi cả ở hai bên. Nhà trường - cụ thể ở đây là CBGV là người luôn có mối liên hệ với gia đình sinh viên là rất cần thiết và có sự quan tâm chia sẻ cả bên gia đình sinh viên. Để thực hiện được nội dung, nhiệm vụ của các tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình cần xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp. Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình và đạo đức nói riêng của sinh viên. Vì vậy, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình là yêu cầu tất yếu và là trách nhiệm của cả hai phía gia đình và nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nội dung quản lý CTSV trong công tác phối hợp phải đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động, tuân thủ theo đúng những quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao của nhà trường trong việc quản lý SV, Tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện, phân cấp, phân quyền.

- Phòng Công tác SV xây dựng cơ sở dữ liệu về CT SV. Dữ liệu này cần phải được cập nhật thường xuyên tùy tình hình biến động của SV. Bên cạnh đó công tác phân tích, xử lý dữ liệu cũng phải được chú trọng.

- Nêu cụ thể những công tác cần thực hiện về quản lý SV theo học kỳ, năm học, khóa học trong nhà trường.

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong quản lý SV. Quy định rõ quyền hạn, chức năng cho từng bộ phận.

- Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên:

Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng lào và Hội sinh viên là tổ chức chính trị xã hội của SV, đại diện cho SV. Đoàn, Hội trong Nhà trường là tổ chức thu hút và tập hợp SV bằng các hoạt động giáo dục bồi dưỡng lý tưởng đạo đức cách mạng, nghề nghiệp, lòng yêu nước, yêu Chế độ mới ,tạo điều kiện cho SV tham gia sáng tạo, thỏa mãn nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt tập thể, văn thể mỹ, công tác xã hội, từ thiện, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ môi trường… Đó cũng là cách thể hiện vai trò của Đoàn, Hội trở

thành người bạn thân thiết, đồng hành không thể thiếu được của SV trong thời gian học tập ở trường. Qua đó tăng cường quản lý CT SV thêm hiệu quả hơn. Vì vậy cần phải đưa nội dung CT SV vào chương trình, kế hoạch hoạt động của Đoàn, Hội để từ đó tuyên truyền, giáo dục chính trị tu tưởng, đạo đức lối sống cho thanh niên, SV, tổ chức Phòng Giáo dục chuyên nghiệp đua học tập, thực hành, luyện tay nghề, nghiên cứu khoa học trong trường học; phối hợp thực hiện chế độ chính sách, CT SVnội trú, ngoại trú; xây dựng củng cố tổ chức Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Lào và Hội sinh viên của Trường.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phòng Công tác SV giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo, phối hợp, tham mưu giúp lãnh đạo nhà trường trong quản lý CT SV.

- Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường và sự ủng hộ của các Phòng, Ban, các Khoa chuyên môn cùng phối hợp trong quản lý CT SV.

- Sự quan tâm phối hợp của các cơ quan chính quyền và nhân dân trên địa bàn của nhà trường.

- Tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội. Tạo điều kiện bồi dưỡng SV có năng lực làm cán bộ Đoàn. Tạo điều kiện và có cơ chế cho tổ chức Đoàn, Hội hoạt động, nhằm thu hút thanh niên, SV vào các hoạt động chính trị tu tưởng, cố gắng vươn lên trong học tập, thực hành và nghiên cứu khoa học, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, tội phạm giáo dục, an toàn giao thông…

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các cán bộ Đoàn, Hội trong nhà trường như: quy định giảm mức công tác giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội, có các hình thức động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội nhất là cán bộ liên chi đoàn, chi hội sinh viên ở các Khoa, Bí thư Chi đoàn như:được thưởng điểm rèn luyện,được giảm lệ phí ký túc xá hoặc trợ cấp tùy theo khả năng của nhà trường.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí