Chương Trình Và Tài Liệu Phục Vụ Công Tác Hướng Nghiệp

Từ việc xem xét các bản kiểm kê tài sản của các đơn vị có thể đưa ra 1


Từ việc xem xét các bản kiểm kê tài sản của các đơn vị, có thể đưa ra một nhận xét chung là trang thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp hiện nay ở các trung tâm quá nghèo nàn, lạc hậu và xuống cấp, không theo kịp sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và vì thế không có sức hấp dẫn người học:

- Số lượng máy vi tính của các trung tâm hầu như không đáp ứng được nhu cầu người học (chẳng hạn: trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận Hải Châu có 695 học sinh theo học Tin học trong đạt 1 năm học 2001-2002 nhưng trung tâm chỉ có được 18 máy vi tính...). Đồng thời, các máy móc đa số là máy có cấu hình thấp (386 hoặc 486, mới nhất là 586), chưa được nối

mạng và kết nối Intemet (chỉ có trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận Hải Châu có mạng máy tính kết nối mạng INTRANET của Sở Giáo dục và Đào tạo).

- Thiết bị dạy các môn học khác quá cũ kỹ, việc được đầu tư mua sắm và đổi mới còn nhiều hạn chế. Một số máy móc, thiết bị đã hết thời gian sử dụng, đang chờ thanh lý (ở trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Khê, Hòa Vang và trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành phố). Tuy nhiên, do không có thiết bị mới bổ sung nên các trung tâm vẫn tiếp tục sử dụng và coi đó như là những thiết bị chính phục vụ dạy nghề phổ thông (nhất là máy vi tính). Đa số các trung tâm chưa có được những phòng thực hành đúng tiêu chuẩn, thiếu các máy móc và dụng cụ thiết yếu. Các nghề như điện, điện tò, may, gia chánh... thiếu các thiết bị hiện đại, lạc hậu so với sự phát triển của khoa học -kỹ thuật nên hạn chế rất nhiều đến chất lượng thực hành và hứng thú học tập của học sinh.

2.2.5. Chương trình và tài liệu phục vụ công tác hướng nghiệp‌


Ngay từ khi có quyết định số 126/CP ngày 19/3/1981 của Thủ tướng Chính phủ về "Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường", Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã quan tâm đến việc triển khai công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nhất là từ khi thành phố trực thuộc Trung ương, có nhu cầu bức thiết trong việc chuyển đổi cơ cấu nguồn nhân lực.

Việc xây dựng các chương trình dạy nghề phổ thông với phần cứng do Bộ Giáo dục quy định và phần mềm phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương đã được Sở Giáo dục quan tâm. Hiện nay tất cả các môn học trong chương trình nghề phổ thông đều đã có phân phối chương trình phù hợp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này giáo trình phục vụ công tác hướng nghiệp vẫn còn là vấn đề khó khăn. Hiện nay các môn học vẫn sử dụng giáo trình do Trung tâm Lao động Hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Giáo trình này được biên soạn chung cho cả hai khối lớp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông nên rất khó khăn cho giáo viên trong quá trình chọn lựa kiến thức đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Riêng các bộ môn; Tin học, Điện tử, Vẽ kỹ thuật đến nay vẫn chưa có giáo trình thống nhất phục vụ dạy nghề phổ thông, trong quá trình dạy học giáo viên phải tham khảo từ các tài liệu để soạn giảng. Đến nay vẫn chưa biên soạn được chương trình và giáo trình cho các nghề truyền thống của địa phương,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

đây cũng chính là một trong các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề giảng dạy tại các trung tâm.

Về tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp, tuy đã có tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn nhưng việc sử dụng vào các hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp chưa hiệu quả vì chưa có định hướng lựa chọn ngành nghề để tư vấn hướng nghiệp cho phù hợp với nhu cầu phát ữiển nguồn nhân lực của địa phương, chưa cập nhật kịp thời các thông tin về ngành nghề để giáo dục hướng nghiệp hấp dẫn và mang tính thời sự.

2.2.6. Tài chính và cơ chế chính sách cho người dạy, người học‌


Từ những năm 1990, nhờ chương tình của các dự án VE86-045, tài trợ của EC, của Nhật Bản và chương trình đào tạo nghề cho người hồi hương RAP cùng với những trang thiết bị được Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư, trang thiết bị dạy học hướng nghiệp của các trung tâm khá dồi dào. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị đó đã nhanh chóng trở nên lạc hậu.

Hiện nay nguồn tài chính phục vụ cho công tác hướng nghiệp ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên chủ yếu dựa vào nguồn thu học phí từ hoạt động dạy nghề phổ thông và đầu tư ban đầu của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đầu tư ban đầu chỉ dựa vào phần ít ỏi trong kinh phí hạn mức (vốn đã quá eo hẹp). Nguồn kinh phí học phí được thu theo quy định của ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (hướng dẫn số 1308/HD-LN ngày 9 tháng l0 năm 1998 liên ngành Giáo dục - Đào tạo và Tài chính - Vật giá về thực hiện thu chi và quản lý học phí) với mức 8000 đồng/tháng đối với học sinh Trung học cơ sở và 10000 đồng/tháng đối với học sinh Trung học phổ thông chỉ đủ để chi trả lương cho giáo viên hợp đồng, công tác quản lý, mua nguyên liệu phục vụ dạy và học và hỗ trợ một phần kinh phí cho tổ chức thi nghề phổ thông. Phần còn lại hết sức ít ỏi (khoảng 5% đến 10%), các trung tâm đã tiết kiệm để mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ dạy học. Các nguồn thu từ các chương trình, dự án cũng như từ các hoạt động dịch vụ hầu như không có.

Để tổ chức công tác hướng nghiệp đạt kết quả, cần phải có các chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh tham gia công tác hướng nghiệp. Kết quả điều tra ở bảng 7 cho thấy: hiện nay 73,47% số giáo viên làm công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay là giáo viên hợp đồng. Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề phổ

thông chỉ thực hiện theo thời vụ, do đó họ cũng chỉ được hợp đồng theo thời vụ, hưởng lương tính theo phần trăm trên tổng số học phí thu được và thường là không ổn định. Số giáo viên biên chế và hợp đồng dài hạn dạy nghề phổ thông đều được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và thực hiện theo công văn số 73/GD&ĐT ngày 4 tháng 1 năm 1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố về hướng dẫn biên chế, định mức lao động cho các bậc học. Tuy nhiên vẫn chưa có chế độ phụ cấp cho giáo viên dạy thực hành. Bên cạnh đó, tuy một số trung tâm đã thành lập các tổ hướng nghiệp nhưng chưa có trung tâm nào thực hiện chế độ phụ cấp cho tổ trưởng.

2.2.7. Xã hội hóa công tác hướng nghiệp‌


Xã hội hóa giáo dục là một quan điểm lớn của định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hướng nghiệp là một công tác không thể đơn phương thực hiện trong nhà trường, chính vì vậy cần thiết phải có sự cộng tác, ủng hộ của các lực lượng xã hội. Thực tế trong thời gian qua các trung tâm Giáo dục thường xuyên ở thành phố Đà Nẵng đã nhận thức rõ vấn đề này, tuy nhiên kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế:

- Các trung tâm Giáo dục thường xuyên chưa thực hiện được vai trò chủ động của mình trong việc kết hợp giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện công tác hướng nghiệp. Mặc dù các trung tâm Giáo dục thường xuyên quận, huyện là đơn vị giáo dục gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng chưa thực hiện được nhiệm vụ tham mưu cho các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác hướng nghiệp với các số liệu và chỉ tiêu cụ thể, vì vậy chưa huy động được các lực lượng xã hội tham gia vào công tác này. Đồng thời, vấn đề xây dựng mối quan hệ giữa các trung tâm Giáo dục thường xuyên và cha mẹ học sinh hầu như còn đang bỏ ngỏ. Chưa có trung tâm nào thực hiện được việc thông báo kết quả hướng nghiệp của học sinh cho cha mẹ các em.

- Đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ công tác hướng nghiệp:


Về nhân lực: bên cạnh đội ngũ giáo viên biên chế, Đà Nẵng đã huy động được một đội ngũ đông đảo giáo viên hợp đồng tham gia vào công tác dạy nghề phổ thông. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy thấy vẫn còn thiếu vắng sự tham gia của những người thợ lành nghề tham gia vào hoạt động này. Sự tham gia của các cá nhân, các tổ chức xã hội vào việc nâng cao nhận

thức cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng về công tác hướng nghiệp còn rất hạn chế. Đặc biệt là hầu như không có sự tham gia của các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn trong việc tạo ra một môi trường giáo dục hướng nghiệp thuận lợi.

Về vật lực: hiện nay các trung tâm Giáo dục thường xuyên ở Đà Nẵng đã phối hợp được với các cơ sở dạy nghề tư nhân trên địa bàn để thực hiện công tác dạy nghề phổ thông.

Mặc dầu chỉ dìmg lại ở việc huy động sự tham gia của các cơ sở Tin học (bảng 10), nhưng điều này cũng đánh giá nỗ lực lớn của các trung tâm trong việc huy động các nguồn lực phục vụ công tác hướng nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 5/7 đơn vị có liên kết với các trung tâm tin học hoặc các cơ quan, đoàn thể để tranh thủ các nguồn lực cho hướng nghiệp, vẫn chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nào tình nguyện tạo điều kiện cho học sinh tham gia thực hành, từng bước làm quen với quá trình sản xuất.


Về các nguồn tài chính Từ năm 1997 đến nay các trung tâm Giáo dục thường 2

Về các nguồn tài chính: Từ năm 1997 đến nay các trung tâm Giáo dục thường xuyên vẫn chưa huy động được nguồn tài lực từ các chương trình, dự án, các tổ chức tò thiện để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và cải thiện các điều kiện phục vụ dạy - học.

Trong những năm qua, thành phố đã có sự quan tâm đến công tác hướng nghiệp và hoạt động dạy nghề phổ thông, vì vậy, 6/7 trung tâm Giáo dục thường xuyên đã có được mặt bằng và đang từng bước được xây dựng khang trang. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách eo hẹp nên sự đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học và sinh hoạt hướng nghiệp còn rất hạn chế. Để các trung tâm có đầy đủ phòng ốc và trang thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố, bên cạnh sự nỗ lực của ngành giáo dục nói chung và các trung tâm Giáo dục thường xuyên nói riêng, cần phải có những giải pháp thiết thực và đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội.

2.3. Thực trạng hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng‌

2.3.1. Xây dựng bộ máy làm công tác hướng nghiệp‌


Để quản lý công tác hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giám đốc các trung tâm cần thiết phải thành lập Ban, tổ đảm nhận công tác hướng nghiệp, chịu ừách nhiệm về việc tổ chức công tác hướng nghiệp tại đơn vị.

Kết quả điều tra tại 7 trung tâm Giáo dục thường xuyên cho thấy: các trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Châu, Thanh Khê, Thành phố và huyện Hòa Vang có tổ hướng nghiệp - dạy nghề, các trung tâm khác chỉ có bộ phận hướng nghiệp do Giám đốc hoặc một Phó Giám đốc kiêm nhiệm phụ trách. Tuy nhiên, vì số lượng giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn rất hạn chế và không đủ giáo viên để cơ cấu các tổ bộ môn nên ở tất cả các trung tâm giáo viên sinh hoạt chuyên môn chung theo nhóm nghề mà chưa phân chia thành từng tổ bộ môn theo từng ngành nghề. Thực tế này dẫn đến khó khăn ương công tác điều hành và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn hướng nghiệp.

Như vậy cho đến nay đa số các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn 3


Như vậy, cho đến nay đa số các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nằng đã thành lập được các tổ hoặc ban hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông. Tuy nhiên, chưa có đơn vị nào ban hành quyết định thành lập Ban hướng nghiệp và có quy chế hoạt động cho ban cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban một cách cụ thể. Các trung tâm Giáo dục thường xuyên cũng đã có các tổ hoặc bộ phận hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông

nhưng sự phân công còn mang tính tự phát, mùa vụ (không có quyết định mà chỉ phân công trong buổi họp Hội đồng sư phạm).

Về phân công, phân nhiệm cho các thành viên trong ban/ tổ: tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động chuyên môn (vì không có đội ngũ tổ trưởng chuyên môn cho tất cả các bộ môn), do đó công tác quản lý có khi chưa sâu sát, hiệu quả chưa cao.

2.3.2. Lập kế hoạch thực hiện công tác hướng nghiệp‌


Như đã phân tích ở phần 1.2.2 , lập kế hoạch là khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý. Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên là người trực tiếp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hướng nghiệp tại đơn vị. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch năm học do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành và tình hình thực tế của đơn vị, các trung tâm xây dựng kế hoạch năm học cho đơn vị mình. Qua thực tế nghiên cứu kế hoạch năm học của các trung tâm cho thấy:

- Nhiệm vụ hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông là một trong bốn nhiệm vụ chính trị của các trung tâm Giáo dục thường xuyên, các đơn vị đã đề ra chỉ tiêu về số lượng và chất lượng thực hiện hàng năm và đưa ra các biện pháp để đạt được các chỉ tiêu đó.

Kế hoạch được đưa ra thảo luận tại Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học để tập thể hội đồng sư phạm thảo luận, đóng góp ý kiến, bổ sung các giải pháp thực hiện.

Sau khi có kế hoạch tổng thể cho cả năm học, căn cứ vào hướng dẫn tổ chức dạy nghề và thi nghề phố thông của Phòng Giáo dục chuyên nghiệp -Giáo dục thường xuyên Sở Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm đã xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động dạy nghề phổ thông cho từng đợi học nghề phổ thông (đợt 1: từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm; đạt 2 từ tháng l0 đến tháng 3 năm sau). Tuy nhiên, chỉ có 02 đơn vị cụ thể hóa nội dung các kế hoạch này trong từng tháng, từng tuần và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thực hiện (trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Sơn Trà, trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê).

2.3.3. Tổ chức thực hiện các con đường hướng nghiệp‌


a. Tổ chức các con đường hướng nghiệp

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí