Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp - 4

Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể) nhàm thực hiện được mục tiêu dự kiến" [28, tr. 31].

Từ những khái niệm nêu trên, chúng ta thấy rằng nhìn từ góc độ nào thì quản lý cũng là những tác động có định hướng, là hệ thống những tác động được thực hiện một cách có ý thức của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển, làm cho hệ chuyển động biến đổi phù hợp với quy luật khách quan, đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định.

Xem xét hoạt động quản lý trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, chúng ta có thể mô hình hóa hoạt động quản lý như sau:


Nguồn Trung tâm NCKH tổ chức quản lý Khoa học tổ chức quản lý Một số vấn 1


(Nguồn: Trung tâm NCKH tổ chức, quản lý - Khoa học tổ chức quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 1999, trang 176)

Để đưa hệ thống đạt đến mục tiêu quản lý, nhà quản lý phải tổ hợp tất cả những tác động (chức năng) quản lý. Các chức năng quản lý là các dạng khác nhau các hoạt động khác nhau của hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Các giai đoạn (hay chức năng) của quá trình quản lý bao gồm:

Các chức năng quản lý diễn ra kế tiếp nhau ứng với các giai đoạn của hoạt 2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Các chức năng quản lý diễn ra kế tiếp nhau ứng với các giai đoạn của hoạt động quản lý.

Trong quá trình này luôn luôn xảy ra hoạt động xử lý thông tin. Các chức năng đó bao gồm;


Hoạch định: được mô tả như sự xác định mục tiêu và xây dựng các bước để đạt mục tiêu quản lý, đây chính là việc lập kế hoạch. Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong chu trình quản lý, là công cụ chủ yếu của quản lý. Kế hoạch quy định những mục tiêu quản lý, những nhiệm vụ cơ bản trong sự phát triển của hệ thống quản lý, những con đường, phương tiện và biện pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu, giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra. Kế hoạch phải được xây dựng theo các nguyên tắc có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: tính khoa học, tính tối ưu, tính thống nhất và đồng bộ, tính hệ thống và liên tục, tính cụ thể, tính pháp lệnh... Đồng thời với kế hoạch, nhà quản lý phải đề ra các quyết định quản lý trên cơ sở đảm bảo tính cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm, thực hiện tốt phân cấp trong quản lý, có cơ sở khoa học, sát thực tế và đảm bảo tính kịp thời để nâng cao hiệu lực của quản lý.

Tổ chức: Là một chức năng quan ừọng của hoạt động quản lý, là công cụ quan trọng của quản lý để đạt đến mục tiêu quản lý. Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những lượng người, những dạng hoạt động của tập thể người thành mót hệ toàn vẹn , tạo nên một tác động tích hợp một cách tối ưu. Hoạt động tổ chức bao gồm: xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy quản lý.

Kiểm tra: Là chức năng được thực hiện trong chu trình quản lý và thâm nhập trong toàn bộ chu trình này; đây cũng chính là điểm khởi đầu và là tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch. Kiểm tra là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ

chức, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, tìm ra những mặt ưu điểm và hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch.

Điều chỉnh: Là sửa chữa, bổ sung một số điểm trong quyết định hoặc thay thế các quyết định không còn phù hợp. Điều chỉnh giúp cho các quyết định quản lý luôn phù hợp với những tác động của môi trường, điều chỉnh của cấp trên, khắc phục được những thiếu sót của hoạt động quản lý.

Tổng kết: Là giai đoạn cuối cùng trong một chu trình quản lý, giúp chủ thể quản lý có được những thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch, những nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến các kết quả đó, kịp thời khen thưởng, rút kinh nghiệm cho bản thân chủ thể quản lý.

Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm quản lý giáo dục cũng được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Theo P.V.Khuđôminxky: quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý, ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ.

- Theo Phạm Minh Hạc thì quản lý giáo dục cũng chính là quản lý nhà trường: "Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học...có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam Xã hội chủ nghĩa... mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước" [23, tr.71-72]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [28, tr.35].

Nhà trường là một đơn vị giáo dục, vì vậy, quản lý giáo dục cũng chính là quản lý nhà trường, là một quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục ương việc vận dụng những nguyên lý, phương pháp... chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm

đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho các hoạt động giáo dục ương nhà trường được tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch và đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho quá trình thực hiện các mục tiêu giáo dục.

Như vậy, nói đến quản lý giáo dục là nói đến quá trình tổ chức và điều chỉnh sự vận hành của ba loại yếu tố: yếu tố tư tưởng, yếu tố con người và các điều kiện vật chất diễn ra ương điều kiện của những quan hệ quản lý xác định, nhằm đạt đến mục tiêu của quá trình quản lý hoạt động giáo dục.

b. Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học


Như trên đã nêu, công tác hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm định hướng và chuẩn bị cho học sinh về nghề nghiệp trong tương lai (về tư tưởng, tâm lý, ý thức, những kỹ năng ban đầu...).

Công tác hướng nghiệp được thực hiện thông qua các con đường hướng nghiệp. Vì vậy, quản lý công tác hướng nghiệp cũng đồng nghĩa với việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra và tổng kết, điều chỉnh), đảm bảo cho việc triển khai các con đường hướng nghiệp đạt được các nội dung và yêu cầu đề ra. Cụ thể là:

Qui hoạch mạng lưới các cơ sở làm công tác hướng nghiệp sao cho phù hợp với các yêu cầu về địa lý, dân cư vùng lãnh thổ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để quản lý và tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp.

Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thông qua các cách thức (con đường) hướng nghiệp.


Xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, đảm bảo cho việc hướng nghiệp đạt được các yêu cầu đề ra, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp

Thực hiện mối quan hệ giữa ba môi trường giáo dục, tạo điều kiện cho hoạt động hướng nghiệp đạt kết quả.

Tiến hành các hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp: xây dựng cơ cấu tổ chức, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch đề ra.

Các nội dung trên chỉ có thể thực hiện có kết quả khi hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường được tổ chức theo đúng tinh thần thông tư số 31/TT ngày 11/7/1981 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là cần phải làm tốt những nội dung sau:

Một là, xây dựng bộ máy làm công tác hướng nghiệp các cấp.


+ Ở cấp Sở: Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban công tác Hướng nghiệp có chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về nội dung, kế hoạch hướng nghiệp, phối hợp với địa phương trong việc phân công sử dụng hợỉp lý học sinh ra trường. Ban Hướng nghiệp gồm: đại diện lãnh đạo Sở, chuyên viên phòng Phổ thông, phòng Giáo dục thường xuyên, chuyên viên phụ trách công tác kế hoạch và phụ trách công tác Đoàn thanh niên, hoạt động ngoài giờ.

+ Ở cấp trường: Mỗi trường thành lập Ban Hướng nghiệp gồm: Phó Hiệu trưởng (là Trưởng ban), giáo viên kỹ thuật, đại diện giáo viên chủ nhiệm, các tổ trưởng bộ môn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện Hội Cha mẹ học sioh, đại diện các cơ sở sản xuất ở địa phương (là ủy viên). Ban Hướng nghiệp có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về nội dung, kế hoạch hướng nghiệp và phối hợp với địa phương trong việc sử dụng học sinh ra trường.

Hai là, xác định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc tổ chức và quản lý công tác hướng nghiệp.

+ Sở Giáo dục cần quán triệt một cách sâu sắc quyết định của Hội đồng Chính phủ, các thông tư, công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra các trường thực hiện.

+ Tham mưu cho ủy ban Nhân dân các cấp đặt rõ trách nhiệm và có kế hoạch cụ thể với các ngành, các đoàn thể, các cơ sở sản xuất phối hợp giáo dục hướng nghiệp;

+ Hàng năm tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác hướng nghiệp;

Ba là, xác định rõ nhiệm vụ của Hiệu trưởng và các thành viên trong Hội đồng sư phạm đối với nhiệm vụ hướng nghiệp;

+ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nhà trường, để quản lý tốt công tác hướng nghiệp, Hiệu trưởng phải làm tốt các công việc sau:

♦ Lập kế hoạch hướng nghiệp trong cả năm, từng học kỳ, từng tháng;


♦ Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, các trương dạy nghề đóng tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch giúp trường về cơ sở vật chất, cán bộ kỳ thuật nghiệp vụ để dạy lao động kỹ thuật, hướng nghiệp và tổ chức lao động sản xuất cho học sinh;

♦ Tổ chức thông báo cho giáo viên về tình hình phát triển kinh tế của địa phương và nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ;

♦ Chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của giáo viên, phối hợp các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trương;

♦ Kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý học sinh ra trường;


Đối tượng tham gia vào quá trình hướng nghiệp nói trên là các học sinh phổ thông bậc Trung học, theo Luật Giáo dục quy định thì đó là các học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, vì vậy trong quá trình triển khai các hoạt động hướng nghiệp cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm Giáo dục thường xuyên và các trường phổ thông trên địa bàn.

c. Chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm Giáo dục thường xuyên trong việc hưởng nghiệp cho học sinh phô thông bậc Trung học

Trung tâm Giáo dục thường xuyên được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 1660/GD-ĐT ngày 20 tháng 5 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Qui chế "Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận, Huyện". Tiếp đó, ngày 23 tháng 1 năm 1998 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 04/1998/TT- BGD&ĐT hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận, Huyện. Thông tư đã chỉ rõ các nhiệm vụ cụ thể có liên quan đến việc giáo dục hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học, đó là:

- Dạy các nghề thông dụng, nghề truyền thống của địa phương;


- Dạy nghề phổ thông;


- Dạy nghề kỹ thuật từ bậc 1 đến bậc 3 (thông qua việc liên kết với các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất ngoài trung tâm);

Hướng nghiệp trong các trung tâm Giáo dục thường xuyên phải thực hiện được bốn nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp nói chung, đó là:

+ Giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp.


+ Giải thích, giới thiệu, tuyên truyền nghề.


+ Tổ chức cho học sinh làm quen, thực tập với một số nghề cơ bản, nghề truyền thống của địa phương.

+ Hướng dẫn học sinh đi vào những ngành nghề mà xã hội nói chung và địa phương nói riêng đang cần phát triển.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây, các tmng tâm Giáo dục thường xuyên cần phải tổ chức và quản lý tốt việc thực hiện các con đường hướng nghiệp, bao gồm:

- Hướng nghiệp qua hoạt động lao động, dạy nghề phổ thông. Hoạt động dạy nghề phổ thông là một hoạt động hướng nghiệp chủ đạo tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên. Các trung tâm được ứang bị cơ sở vật chất, ừang thiết bị, phân bổ giáo viên dạy nghề và làm công tác hướng nghiệp sẽ là địa điểm thuận lợi để học sinh làm quen với nghề nghiệp.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp để giới thiệu họa đồ nghề và tư vấn nghề cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang ý nghĩa hướng nghiệp tạo điều kiện để các em bộc lộ những phẩm chất, năng lực cá nhân, làm cơ sở để tư vấn nghề.

Trong quá trình thực hiện các hình thức hướng nghiệp nói trên, trung tâm Giáo dục thường xuyên cần phải giới thiệu cho học sinh hệ thống ngành nghề ở địa phương, trong xã hội, đặc biệt là thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông, tạo điều kiện cho học sinh thực hành kỹ thuật để học sinh được tập dượt, thử sức, từ đó tìm hiểu về đặc điểm nhân cách, tâm sinh lý, thiên hướng, năng lực của học sinh, trên cơ sở đó giúp đỡ học sinh trong khâu chọn nghề.

Tóm lại, hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên là một hoạt động giáo dục nhằm đạt đến mục đích từng bước giới thiệu cho học sinh về hệ thống các ngành nghề ở địa phương và trong xã hội, tạo điều kiện cho các em được thực tập làm quen với nghề, qua đó làm bộc lộ ở các em những đặc điểm cá nhân để trên cơ sở đó giáo viên tư vấn giúp các em lựa chọn nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường. Giáo dục hướng nghiệp có mối quan hệ mật thiết với giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và dạy nghề phổ thông vì vậy để công tác hướng nghiệp đạt kết quả cần phải chú trọng đồng thời các hoạt động giáo dục này. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các trung tâm Giáo dục thường xuyên và các quy địnli tại thông tư 31/TT ngày 17 tháng 11 năm 1981 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý công tác hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên có thể được hiểu là sự tổng hợp của các hoạt động quản lý sau:

- Tổ chức bộ máy quản lý


- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên


- Xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy học


- Thực hiện xã hội hóa công tác hướng nghiệp


- Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hướng nghiệp qua các con đường: dạy nghề phổ thông, sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt ngoại khóa.

- Kiểm tra và tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện các hoạt động hướng nghiệp trong trung tâm.

Các hoạt động quản lý này có quan hệ mật thiết với nhau ương một chỉnh thể, thúc đẩy nhau cùng phát triển và phải dựa trên cơ sở sự nhận thức đúng đán về công tác hướng nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2023