Cán Bộ Quản Lý, Đội Ngũ Giáo Viên Làm Công Tác Hướng Nghiệp

Theo kết quả tổng hợp trên thì hiện nay các nghề thuộc nhóm Kỹ thuật Công 1


Theo kết quả tổng hợp trên thì hiện nay các nghề thuộc nhóm Kỹ thuật Công nghiệp đang được học sinh ưa chuộng, nhất là nghề Tin học; nhóm nghề Kỹ thuật Nông nghiệp hiện nay chỉ có môn Lâm sinh được dạy, các nghề về chế biến, nuôi trồng thủy hải sản vẫn chưa được đưa vào giảng dạy. Đặc biệt, các nghề truyền thống của địa phương như làm đá mỹ nghệ, trồng hoa và cây cảnh, làm nấm... chưa có trong danh mục nghề ở các đơn vị hướng nghiệp.

Cơ cấu ngành nghề được tổ chức để hướng nghiệp cho học sinh bộc lộ những bất hợp lý: Đà Nẵng là thành phố có thế mạnh về biển, đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang "Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp", cần một đội ngũ lao động có chất lượng phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất; cần phải hướng cho học sinh vào các nghề thuộc ngành công

nghiệp điện, cơ khí, công nghiệp chế biến, các nghề phục vụ du lịch, chế biến hải sản, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương.

Chất lượng dạy - học nghề phổ thông:


Chất lượng dạy và học nghề phổ thông được xem như một tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện con đường hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông tại các đơn vị hướng nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc đánh giá chất lượng dạy - học nghề phổ thông được thực hiện ương quá trình dạy học, nhưng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả đánh giá được ghi trên chứng chỉ là kết quả thi nghề phổ thông (được thực hiện qua hai bài thi của học sinh: bài lý thuyết hệ số Ì và bài thực hành hệ số 3). Dưới đây là thống kê kết quả thi nghề phổ thông của học sinh qua các đạt thi nghề trong các năm học 2000 - 2001 và 2001 - 2002.


Nhìn chung chất lượng học nghề phổ thông của học sinh tương đối khả quan 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Nhìn chung, chất lượng học nghề phổ thông của học sinh tương đối khả quan trong hai năm học 2000-2001 và 2001-2002, số học sinh đạt loại giỏi chiếm 58,67%, tỉ lệ học sinh đạt loại yếu chỉ chiếm 0,20%.

Có được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo thông qua các văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy nghề phổ thông trong từng

học kỳ, từng năm học. Các văn bản này đã được lãnh đạo các trung tâm Giáo dục thường xuyên và bộ phận chuyên môn phụ trách nghề phổ thông cụ thể hóa thành kế hoạch trong từng tháng, từng học kỳ và triển khai đến từng giáo viên. Đồng thời, các trung tâm cũng lập kế hoạch định kỳ kiểm tra các hoạt động chuyên môn: kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình, giáo án, dự giờ và góp ý để nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, phần kinh phí thu được từ nguồn học phí tuy ít ỏi nhưng cũng được dành một tỉ lệ nhất định để mua sắm trang thiết bị và phôi liệu cho học sinh thực hành vì vậy kết quả thi thực hành của học sinh khá tốt, sản phẩm làm ra có giá trị sử dụng.

2.2.3. Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp‌


Cán bộ quản lý và giáo viên là lực lượng có vai trò quyết định chất lượng của công tác hướng nghiệp. Vì vậy, để tiến hành tìm hiểu thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên, chúng tôi tiến hành thu thập các số liệu và trò chuyện, ữao đổi trực tiếp với một số đối tượng được điều tra. Kết quả tổng hợp trong các bảng 6 và bảng 7 :

a. Về cán bộ quản lý

Từ kết quả thống kê trên cho thấy Cơ cấu số lượng cán bộ quản lý các 3


Từ kết quả thống kê trên, cho thấy:


- Cơ cấu số lượng cán bộ quản lý các trung tâm tương đối phù hợp với nhu cầu hoạt động: mỗi trung tâm đều có Giám đốc và từ 01 đến 02 Phó Giám đốc, có 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học, cao đẳng. Tuy nhiên tỉ lệ nữ còn quá thấp, chỉ có 02 người (chiếm 11,11%).

- Tất cả các Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm đều đã được tham gia các lớp quản lý giáo dục ngăn hạn hoặc dài hạn. Đây là một thuận lợi lớn cho việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục (trong đó có công tác hướng nghiệp) tại các trung tâm.

- Độ tuổi của cán bộ quản lý ở các trung tâm tương đối cao, chiếm tỉ lệ cao nhất là trên 45 tuổi (72,22%) và đồng thời với tỉ lệ cán bộ có thâm niên quản lý trên 15 năm chiếm một tỉ lệ lớn (66,67%). Số liệu này chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay có nhiều kinh nghiệm nhưng đồng thời cũng bộc lộ điểm yếu là chưa kịp thời bồi dưỡng đội ngũ kế cận, làm trẻ hóa đội ngũ. Nếu có thêm những cán bộ trẻ tham gia vào công tác quản lý sẽ tăng thêm tính năng động, sáng tạo ương việc điều hành hoạt động của các trung tâm.

- Một điểm quan trọng cũng cần phải kể đến là hiện nay chỉ có 02 người gốc là giáo viên kỹ thuật (chiếm 11,11%), có tới 88,89% cán bộ quản lý tốt nghiệp các khoa không phải là khoa kỹ thuật của các trường sư phạm, do đó vấn đề quản lý chuyên môn công tác hướng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

b. Về đội ngũ giáo viên


Để thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp một cách hiệu quả, cần thiết phải có một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, về cơ cấu, có trình độ đạt và trên chuẩn. Bên cạnh đó cũng cần tính đến độ tuổi và thâm niên giảng dạy của đội ngũ giáo viên để có định hướng phát triển cho phù hợp. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 7:

Tổng số giáo viên dạy nghề phổ thông và làm công tác hướng nghiệp hiện nay 4


- Tổng số giáo viên dạy nghề phổ thông và làm công tác hướng nghiệp hiện nay là 49 người, trong đó nữ là 15 người (chiếm 30,61%), giáo viên hợp đồng là 36 người (chiếm 73,47%).

- Về chuyên môn: hiện nay chưa có giáo viên nào có trình độ thạc sĩ; đại học và cao đẳng: 45 người (91,84%); Trung học chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật: 4 người (8,16%). Theo quy chế về tiêu chuẩn của giáo viên dạy kỹ thuật và hướng nghiệp (Quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp ban hành ngày 01/7/2000) thì giáo viên dạy kỹ thuật và hướng nghiệp phải có bằng tốt nghiệp đại học, giáo viên dạy nghề phổ thông phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng kỹ thuật, là nghệ nhân, công

nhân bậc cao đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Thực tế cho thấy: vẫn còn 04 giáo viên (chiếm tỉ lệ 8,16%) chưa đạt chuẩn về chuyên môn, tỉ lệ giáo viên tốt nghiệp các trường Sư phạm kỹ thuật tham gia dạy nghề phổ thông ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên còn rất thấp, chỉ có 17 người (chiếm tỉ lệ 34,69%). Lực lượng còn lại là những giáo viên phổ thông có trinh độ cao đẳng, đại học, có tay nghề được các trung tâm Giáo dục thường xuyên mời thỉnh giảng, hợp đồng dạy nghề phổ thông. Đội ngũ này có tay nghề chưa cao, lại không được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy kỹ thuật nên còn nhiều hạn chế trong quá tình giảng dạy.

- Các trung tâm chưa có đội ngũ giáo viên đầu đàn, làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy các ngành nghề ở các trung tâm và tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ dạy và học. Chưa có sự tham gia của các nghệ nhân vào việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh vào những nghề truyền thống của địa phương.

- Về độ tuổi, thâm niên giảng dạy: đa số giáo viên làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông có độ tuổi từ 30 đến 40 (63,27%), đội ngũ này có nhiều điều kiện để tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều khả năng sáng tạo ương việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp. Phần lớn giáo viên có thâm niên giảng dạy từ l0 đến 15 năm (65,31%), đây cũng chính là giai đoạn họ có thể bộc lộ tốt nhất năng lực sư phạm của mình, đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục và dạy học.

2.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp‌


Vào thời điểm năm 1997, toàn thành phố Đà Nẵng chỉ có 3 trung tâm có mặt bằng và một số diện tích xây dựng (tuy còn nhỏ hẹp và cũ kỹ), đó là các đơn vị: trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành phố Đà Nẵng, trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê (tiền thân là trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Khê), trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hòa Vang (tiền thân là trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Hòa Vang), còn lại là phải thuê mặt bằng và phòng học để dạy học. Đến thời điểm điều tra (tháng 10/2002), hầu hết các trung tâm đã có được mặt bằng với diện tích xây dựng ngày một tăng, hệ thống các phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, đã và đang từng bước được xây dựng, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập so với nhu cầu dạy-học nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng

Cho đến thời điểm điều tra phòng dạy nghề của các đơn vị đa số chỉ là 5


Cho đến thời điểm điều tra, phòng dạy nghề của các đơn vị đa số chỉ là các phòng máy vi tính phục vụ giảng dạy Tin học, các phòng được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn dạy nghề để dạy các môn; Điện dân dụng, Điện tử, Gia chánh, May... hầu như không có. Hệ thống điện, nước, ánh sáng phục vụ dạy và học vì thế còn rất bất hợp lý.

Đồng thời với việc xây dựng phòng ốc, các đơn vị cũng đã được trang bị các thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí