Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông


chọn trường trước khi HS làm hồ sơ thi vào ĐH, CĐ; Tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào đó đang hoạt động tại địa phương do nhà trường tổ chức; Phổ biến các tài liệu hoặc văn bản của Bộ, của Sở về việc hướng dẫn GDHN cho HS đến các GV.

1.3.4. Phương pháp

Để tiến hành nội dung TVHN, nhà trường có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp Test (trắc nghiệm): Phương pháp này được sử dụng nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cũng được thử nghiệm qua các cuộc nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục và minh chứng nó có thể dùng trong công tác tư vấn nghề nhằm chẩn đoán sự phù hợp nghề của HS;

- Sử dụng dụng cụ máy móc: Sử dụng những máy móc phức tạp tinh vi để chẩn đoán những phẩm chất tâm lí cần thiết trong các nghề phức tạp như: Phi công, kĩ sư thiết kế, kĩ sư công nghệ… Đồng thời cũng sử dụng những máy móc đơn giản như thời gian phản ứng, thời gian phản xạ… các dụng cụ đo nhân trắc.

- Phương pháp điều tra: Áp dụng cho một số đông đối tượng cần điều tra nhằm làm bộc lộ nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề, khả năng học tập của HS.

- Phương pháp mạn đàm, trao đổi: Nội dung của tọa đàm nhóm nhằm cung cấp, trang bị cho HS những tri thức cần thiết về thế giới nghề nghiệp, giới thiệu những ngành nghề cần phát triển trong xã hội, giới thiệu hệ thống các trường đào tạo… Nội dung trao đổi cá nhân nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, kế hoạch học nghề… hoặc đang gặp khó khăn trong khi chọn nghề.

- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Nhằm tìm hiểu gia cảnh HS và chính bản thân HS, bổ sung thêm thông tin cho cán bộ tư vấn, góp phần chẩn đoán sự phù hợp nghề và đưa lời khuyên đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe và trình độ phát triển trí tuệ của HS (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015, tr.171-175).

Tiến hành các phương pháp TVHN cần theo một quy trình nhất định. Quy trình được hiểu như một chuỗi các hoạt động tương tác giữa các yếu tố để tạo ra những thay đổi trong một thời gian và theo một hướng nhất định. Quy trình TVHN là một tập hợp các hoạt động tương tác giữa người tư vấn và HS THPT, trong đó người tư vấn sử dụng các kiến thức, kĩ năng chuyên môn để tư vấn nhằm nâng cao nhận thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.


của HS THPT về nghề, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và hiểu biết đặc điểm tâm lí bản thân phù hợp với nghề, từ đó HS tự lựa chọn được nghề phù hợp.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 8

Theo Đặng Danh Ánh (2010, tr.20) trong nghiên cứu về GDHN đã đưa ra quy trình tư vấn nghề bao gồm bảy bước: Bước 1. Tìm hiểu nguyện vọng, sở trường, hứng thú, năng lực nghề, học lực, và hoàn cảnh của HS thông qua hồ sơ hoặc trao đổi trực tiếp với GVCN, HS và phụ huynh HS; Bước 2. Tiến hành những phép đo cần thiết; Bước 3. Nghiên cứu mô tả nghề, rút ra các yêu cầu về nghề; Bước 4. Đối chiếu các đặc điểm tâm sinh lí của HS với các yêu cầu của nghề và rút ra kết luận ban đầu; Bước 5. Nghiên cứu nhu cầu nhân lực của thị trường lao động địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế; Bước 6. Đối chiếu kết quả thu được ở bước 5 với kết luận ban đầu ở bước 4 và đưa ra lời khuyên; Bước 7. Hướng dẫn tìm trường, tìm khoa đào tạo trong hệ thống dạy nghề, đào tạo CĐ, ĐH. Theo Đặng Danh Ánh, tư vấn nghề và TVHN có điểm giống nhau cả hình thức lẫn nội dung, do đó quy trình tư vấn nghề cũng được áp dụng trong TVHN.

Theo Phạm Ngọc Linh (2013, tr.38-40), quy trình TVHN chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đánh giá nhu cầu TVHN của HS THPT; Giai đoạn 2: Cung cấp thông tin; Giai đoạn 3: Tư vấn cá nhân (hoặc nhóm); Giai đoạn 4: Theo dõi sau khi kết thúc. Trong quá trình tư vấn, việc thực hiện theo các giai đoạn là cần thiết, tuy rằng việc phân chia này có tính tương đối. Việc thực hiện xong giai đoạn này, chuyển qua giai đoạn khác không phải do người tư vấn quyết định, tiến trình đó phụ thuộc vào mức độ “thỏa mãn” của HS THPT, từ đó người tư vấn chuyển quá trình tư vấn sang giai đoạn tiếp theo hay quay trở lại giai đoạn trước hoặc là đề xuất người tư vấn khác.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015, tr.181-184) cũng đưa ra quy trình khi thực hiện tư vấn trực tiếp cho cá nhân HS theo trình tự 08 bước: Bước 1. Thu thập thông tin về HS; Bước 2. Kiểm tra trí tuệ của HS bằng cách làm cho HS làm trắc nghiệm trí tuệ; Bước 3. Tìm hiểu hứng thú nghề; Bước 4. Tìm hiểu tính cách của HS bẳng trắc nghiệm; Bước 5. Kiểm tra lại hứng thú nghề của HS bằng trắc nghiệm; Bước 6. Đánh giá đối tượng chọn nghề; Bước 7. Đưa ra danh mục chọn nghề được đào tạo và cho HS tự chọn trường, chọn nghề. Bước 8. Nhà tư vấn dựa trên kết quả của các trắc nghiệm, thu thập thông tin và đưa ra lời khuyên.


Xét cho cùng, khi HS có nhu cầu tư vấn thì GV cần thực hiện một số bước sau: Tìm hiểu nguyện vọng, sở trường, hứng thú, năng lực nghề nghiệp của HS; Tiến hành những phép đo cần thiết để xác định xem nguyện vọng của HS có phù hợp với yêu cầu của nghề hay không?; Nghiên cứu nhu cầu nhân lực của thị trường lao động ở địa phương và trong toàn quốc; Đối chiếu nhu cầu của nghề, nhu cầu của thị trường lao động với đặc điểm nhân cách HS rồi đưa ra lời khuyên phù hợp (Đặng Danh Ánh, 2007).

Bên cạnh đó, khi tiến hành TVHN theo các phương pháp cũng được dựa theo các mô hình TVHN. Các mô hình TVHN bao gồm: 1) TVHN là một thành tố tích cực và sống động của tư vấn học đường; 2) TVHN đứng độc lập trong tổng thể hệ thống tư vấn học đường ở các nhà trường; (Dẫn theo Phạm Đăng Khoa, 2014).

3) Tổ tư vấn nghề trong nhà trường THPT. (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2009)

1.3.5. Hình thức

Để thực hiện nội dung Quyết định số 126-CP, công tác hướng nghiệp phải được tiến hành từ lớp đầu cấp của trường phổ thông cơ sở tới lớp cuối cấp của trường phổ thông trung học; đồng thời hướng nghiệp phải được tiến hành thông qua các nhiệm vụ giáo dục, qua các hoạt động giáo dục và phải kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức trong nhà trường và ngoài nhà trường. Chỉ thị 33/2003/CT-BGD-ĐT quy định rõ: “Hướng nghiệp cho HS phổ thông bằng các hình thức: Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác” (Bộ GD-ĐT, 2003). Có rất nhiều các hình thức TVHN khác nhau, mỗi hình thức có tác động tới một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình chọn nghề của HS. Bao gồm:

Hình thức TVHN trực tiếp

TVHN là một quá trình lâu dài, được thực hiện qua các loại hình như tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân, và tư vấn tuyển sinh:

- TVHN theo nhóm là loại hình TVHN mà trong đó, nhiều HS cùng lớp hoặc cùng khối lớp được TVHN trong cùng thời gian, không gian nhất định. Tùy điều kiện, khả năng của từng cơ sở giáo dục và người làm TVHN, có thể tổ chức TVHN nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn. Hình thức này là một trong những cách để thực hiện hiệu quả


công tác hướng nghiệp ở trường THPT với điều kiện phải có nguồn nhân lực để tập trung chuẩn bị và thực hiện trong một thời gian ngắn, ít nhất cần có 6 cán bộ, GV tham gia. (Nguyễn Ngọc Tài và Hồ Phụng Hoàng Phoenix, 2013, tr.2).

- TVHN theo cá nhân là TVHN cá nhân là loại hình tư vấn dành cho một số ít em HS cần hỗ trợ đặc biệt, đòi hỏi tư vấn viên phải có kiến thức, kinh nghiệm về tâm lí và tư vấn, có hiểu biết về văn hóa, phong tục của đối tượng tư vấn và có khả năng sư phạm. Tư vấn tuyển sinh là một loại hình TVHN, trong đó HS được cung cấp thông tin về các cơ sở đào tạo sau THPT, từ trường nghề, trung cấp nghề đến các trường CĐ, ĐH để các em có thêm thông tin trước khi đăng kí tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo.


- Tư vấn tuyển sinh: Hiện nay ở nước ta, tư vấn tuyển sinh thường được thực hiện theo hình thức toàn trường hoặc nhóm lớn vào trước thời gian HS đăng kí thi tuyển sinh (khoảng tháng 3 - tháng 4 hàng năm). Trong thực tế, còn rất nhiều người, nhiều tổ chức nhầm lẫn giữa hai cụm từ “tư vấn tuyển sinh” và “TVHN”. Cần phân biệt rõ ràng: tư vấn tuyển sinh chủ yếu là cung cấp thông tin về các cơ sở đào tạo. Nếu làm tư vấn tuyển sinh có chất lượng thì sẽ có cả TVHN trong đó. Còn TVHN chủ yếu là tư vấn hướng học và tư vấn chọn nghề, trong đó bao hàm cả tư vấn tuyển sinh để cung cấp thông tin về thị trường đào tạo nghề để các em HS có cơ sở đối chiếu, lựa chọn hướng đi phù hợp. Vì vậy, tư vấn tuyển sinh chỉ là một bước trong quy trình TVHN (Hồ Phụng Hoàng và Nguyễn Thị Châu, 2015, tr.44-45).

Đề án “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025” của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức TVHN phù hợp với lứa tuổi HS; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động;” (Thủ tướng Chính phủ, 2018).

Ngoài ra, TVHN trực tiếp còn có các hình thức: thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thông qua các buổi sinh hoạt, lồng ghép qua học tập các


môn văn hóa; các hoạt động tham quan tại các trường CĐ, ĐH, các cơ sở sản xuất, cơ sở dạy nghề hoặc các nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu, bệnh viện; tổ chức cho HS được học và thực hành một nghề nào đó trong quá trình học phổ thông; nghe những người đang làm các ngành nghề nói về công việc của họ... là cách thức phù hợp với mong muốn của các em, bởi HS mong muốn có được những thông tin về các ngành nghề khác nhau thông qua các hoạt động mang tính trực quan/hành động (quan sát trực tiếp các cơ sở đào tạo nghề, hay trực tiếp thực hành nghề) mang tính sát thực và sát với những nhu cầu cụ thể của mỗi HS. Nhờ đó, HS hiểu rõ hơn về đối tượng lao động, yêu cầu của ngành nghề mà trước đó các em mới biết qua sách vở (Lê Duy Hùng, 2018).

Hình thức TVHN gián tiếp

Thông qua thư, điện thoại hoặc qua Internet... bởi ở mỗi HS có những đặc điểm tâm lí cũng như hoàn cảnh khác nhau, có thể do các em ngại phải đối mặt trực tiếp với nhà tư vấn, hoặc các em muốn được bí mật về thông tin cá nhân cũng như kết quả của việc tư vấn (Lê Duy Hùng, 2018). Hiện nay đã xuất hiện nhiều hoạt động tư vấn nghề nghiệp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường THPT. Tuy nhiên những hoạt động này thường được tổ chức cho HS lớp 12 hàng năm và cũng không được tổ chức thường xuyên. Nội dung của các hoạt động tư vấn này chủ yếu mang tính chất giới thiệu một trường học, một công ty, một nghề nghiệp chứ chưa tư vấn giúp HS phân tích sâu sắc năng lực, sở thích, điều kiện của bản thân với nhu cầu nghề nghiệp. Hình thức tư vấn cũng còn đơn điệu và tẻ nhạt ít có sức thu hút HS. Nhìn từ góc độ quản lí TVHN, có thể thấy đây là một hoạt động tư vấn có nhiều tiềm năng nhưng chưa được thực hiện có hiệu quả ở các trường THPT.

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá TVHN là một khâu không thể thiếu trong hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT, vì kiểm tra và đánh giá TVHN làm căn cứ đánh giá hiệu quả TVHN và nhằm so sánh kết quả đạt được với mục đích và nhiệm vụ của TVHN đã đặt ra, cụ thể:

HS có cơ sở thay đổi nhận thức theo hướng tích cực và kịp điều chỉnh lại quyết định chọn trường, chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích và đáp ứng nhu cầu thị


trường lao động.

Cán bộ, GV nhà trường có cơ hội nhìn nhận những thiếu sót hoặc hạn chế trong hoạt động TVHN của mình để kịp thời sửa chữa, khắc phục nhằm hoàn thiện hoạt động này. Đồng thời, giúp GV điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp TVHN khi tham gia hoạt động TVHN.

Nhà trường có sơ sở để đánh giá và điều chỉnh kịp thời các quyết định sao cho phù hợp với thực tiễn của hoạt động TVHN trong khuôn khổ của pháp luật.

Phương pháp kiểm tra và đánh giá TVHN, cũng như trong các hoạt động khác bị chi phối trực tiếp bởi nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp TVHN. Do đó, các phương pháp đánh giá ở các hoạt động khác như “giáo dục nghề phổ thông” của tác giả Bùi Đức Tú (2008) cũng có giá trị trong kiểm tra, đánh giá TVHN, bao gồm: Kiểm tra vấn đáp là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức về TVHN của HS THPT qua tương tác hỏi - đáp giữa đội ngũ tư vấn và HS; Kiểm tra viết để đánh giá kết quả nhận thức theo phương pháp tự luận và phương pháp trắc nghiệm khách quan (Test); Và quan sát thực tiễn. Khi sử dụng phương pháp quan sát thực tiễn thông qua các buổi đối thoại- hội thảo- diễn đàn (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015, tr.186) bằng các hình thức tư vấn theo nhóm lớn, nhóm nhỏ và cá nhân (Hồ Phụng Hoàng và Nguyễn Thị Châu, 2015, tr.44-45). Việc đánh giá này cần phải theo các tiêu chí rõ ràng, đo lường và thực hiện được về kiến thức, kĩ năng và thái độ, theo rubric.

1.3.7. Điều kiện thực hiện

TVHN là hoạt động quan trọng không thể thiếu ở trường THPT. Kết quả của TVHN là giới thiệu cho HS chọn được một nghề phù hợp với xu hướng, năng lực và tính cách, sở thích cá nhân và là HS nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết đặc điểm tâm lí bản thân để lựa chọn nghề phù hợp nhất với bản thân. Vì thế, kết quả TVHN giúp HS nâng cao hiểu biết về nghề, về chính bản thân mình, từ đó định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp. Trong công tác này, nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Do đó, để TVHN có hiệu quả, cần có các điều kiện sau:

Ban hướng nghiệp: Thành phần Ban hướng nghiệp gồm hiệu phó (là trưởng ban), GV kĩ thuật, đại diện GVCN các tổ trưởng bộ môn, đại diện của Đoàn Thanh


niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện hội cha mẹ HS, đại diện các cơ sở sản xuất ở địa phương (là ủy viên). Chức năng của ban hướng nghiệp là tham mưu cho hiệu trưởng về nội dung, kế hoạch hướng nghiệp và phối hợp với địa phương trong việc sử dụng HS ra trường (Bộ GD-ĐT, 1981).Ban hướng nghiệp về TVHN làm việc trong môi trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nguồn lực phục vụ cho hoạt động TVHN: Có ít nhất một cán bộ chuyên trách (Nguyễn Ngọc Tài và Hồ Phụng Hoàng Phoenix, 2013, tr.2). Cán bộ TVHN phải được đào tạo, bồi dưỡng để có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động, tâm huyết với công việc đồng thời được hưởng lương, chế độ, chính sách theo quy định. Đội ngũ tham gia TVHN bao gồm hiệu trưởng/phó hiệu trưởng làm tròn 4 chức năng quản lí; GVCNcó nhiệm vụ nắm bắt tình hình, động viên HS trong lớp chủ nhiệm tiếp thu tốt nội dung GDHN và tham gia đầy đủ các buổi TVHN; Giới thiệu cho HS những ngành, nghề có liên quan trực tiếp đến môn học; tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp của HS; Phối hợp với GVCN hướng dẫn lựa chọn nghề (Thông tư 31); GVGDKT trong hoạt động TVHN là giảng dạy nội dung hướng nghiệp và tiến hành TVHN ngay trong khi dạy các môn Công nghệ; Đoàn thành viên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện tốt các nhiệm vụ: Động viên đoàn viên thanh niên, GV và HS tích cực tham gia đóng góp vật lực cho hoạt động TVHN; Xây dựng các phong trào học tập có nếp sống của người lao động mới: làm chủ tri thức khoa học, có lòng say mê và sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.

Đối với TVHN: Tự nhận thức quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình; tự ý thức, tự đánh giá về nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế, chính trị của gia đình; Có ý thức chọn nghề (Nguyễn Thanh Bình, 2010, tr.21).

Công cụ TVHN: có đầy đủ cơ sở pháp lí để thực hiện hoạt động TVHN như Quyết định 522/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” phê duyệt đề án ngày 14 tháng 5 năm 2018 (Thủ tướng Chính phủ, 2018).

Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động TVHN bao gồm: Sân trường/hội trường (cho các nhóm lớm), lớp học với không gian đủ rộng cho nhóm lớn HS tập hợp và di


chuyển vào các nhóm nhỏ; Có đầy đủ điện, hệ thống loa đài, âm thanh và micro cho người dẫn chương trình/tư vấn viên và HS sử dụng khi trao đổi hoặc đặt câu hỏi; Trong hội trường hay lớp học nên có máy chiếu, bảng, các tranh ảnh và đủ bàn ghế, không gian cho tư vấn viên và HS thảo luận và chia sẻ thông tin. Đồng thời, cũng cần có các Phiếu trắc nghiệm sở thích và khả năng nghề nghiệp theo lí thuyết mật mã Holland, Phiếu khảo sát về hướng nghiệp và tuyển sinh và Tài liệu tham khảo cho HS dùng sau buổi TVHN (Nguyễn Ngọc Tài, Hồ Phụng Hoàng Phoenix, 2013, tr.11-12).

Tài chính, ngoài ngân sách chi cho hoạt động TVHN, cần huy động nguồn tài chính từ phụ huynh, doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn trường.

1.4. Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông

Quản lí hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT nằm trong mối quan hệ với quản lí hoạt động giáo dục nói chung và quản lí hoạt động GDHN cho HS của người hiệu trưởng. Trong đó:

- Ban giám hiệu (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) với tư cách là chủ thể quản lí của hoạt động này là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lí và chịu trách nhiệm chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động TVHN trong nhà trường.

- Đối tượng quản lí của chủ thể quản lí là GV và CB phụ trách TVHN. Đồng thời người CBQL tìm hiểu thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN; thực trạng chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch; thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN để từ đó lập kế hoạch TVHN cho nhà trường.

- Đối tượng phối hợp TVHN: Là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ TVHN, bao gồm: HS; các tổ chức, đoàn thể xã hội như Ban đại diện cha mẹ HS, Hội Liên hiệp phụ nữ, các doanh nghiệp... Đối tượng quản lí còn bao gồm các hình thức TVHN, ngân sách, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và hệ thống thông tin phục vụ cho công tác TVHN.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí