Các Giải Pháp Quản Lý Công Tác Hướng Nghiệp

cơ cấu nhân lực hợp lý cho hiện tại và tương lai. Phát triển hướng nghiệp phải coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.

Hướng nghiệp là một hoạt động mang tính xã hội hóa cao, vì vậy để công tác hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên đạt kết quả cần phải có sự quan tâm thiết thực của các cấp lãnh đạo, của chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, về tài lực, vật lực cho hướng nghiệp.

3.1.3. Cơ sở pháp lý‌


Giáo dục hướng nghiệp phải được xem xét ương quan điểm phát triển toàn diện, các giải pháp đưa ra đều phải dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về công tác hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình hành động thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Khóa IX của Thành ủy Đà Nẵng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố và kế hoạch năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố.

3.2. Các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp‌


3.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức‌


- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Làm cho các cấp quản lý giáo dục đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên quán triệt các chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước về giáo dục hướng nghiệp được khẳng định trong Luật giáo dục. Phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành luật, chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay từ đầu năm học.

Nhiệm vụ hướng nghiệp phải được đặt vào một vị trí xứng đáng và được thể hiện rõ ràng trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục cho các trường phổ thông và các cơ sở làm công tác giáo dục của ngành. Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo cần giao chỉ tiêu thực hiện công tác hướng nghiệp (thông qua việc triển khai các hình thức hướng nghiệp) cho các trường phổ thông Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, các trung tâm Giáo dục thường xuyên và coi đây là một trong những chỉ tiêu thi đua của năm học.

Mỗi trường phổ thông, mỗi trung tâm Giáo dục thường xuyên phải xây dựng những kế hoạch cụ thể cùng với những chỉ tiêu nhất định để làm tiêu chí phấn đấu đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Đối với cán bộ giáo viên


Đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp, vì vậy cần phải làm cho họ nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu phải đạt được và cách thức tổ chức các con đường hướng nghiệp.

Hàng năm, sau khi lĩnh hội những nội dung tập huấn về công tác hướng nghiệp do Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Sở Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch chỉ đạo cho các trung tâm Giáo dục thường xuyên triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung và cụ thể hóa vào công tác hướng nghiệp. Trên cơ sở nắm bắt các vấn đề lý luận về công tác hướng nghiệp, các giáo viên xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Cụ thể là phải làm cho giáo viên hiểu rõ:

+ Có nhiều con đường để làm hướng nghiệp (không phải đơn thuần chỉ có dạy nghề phổ thông), vì vậy cần phải sáng tạo tổ chức các hoạt động để hướng nghiệp hoặc lồng ghép nội dung hướng nghiệp trong các hoạt động của nhà trường.

+ Hoạt động dạy nghề phổ thông được xem như hoạt động hướng nghiệp chủ đạo tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, dạy nghề phổ thông không đơn thuần chỉ có ý nghĩa cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề cho học sinh mà còn phải làm cho các em bộc lộ khả năng, thiên hướng của mình, từ đó đối chiếu với họa đồ nghề để tư vấn, giúp các em có được định hướng chọn nghề phù hợp.

- Đối với cha mẹ và bản thân học sinh


Cha mẹ học sinh và bản thân các em là những người quyết định cuối cùng trong việc chọn nghề của các em, vì vậy nhận thức của các đối tượng này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình hướng nghiệp.

Thông qua các buổi họp, các phương tiện thông tin đại chúng, cần làm cho cha mẹ học sinh nhận thức rõ ý nghĩa của việc hướng nghiệp đối với cuộc đời nghề nghiệp của con em họ.

Điều này rất khó khăn trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà nhận thức về nghề nghiệp của một số người không nhỏ trong xã hội còn lệch lạc, dẫn đến hiện tượng học sinh đổ xô theo học những ngành nghề mà nhu cầu lao động đã gần như bão hòa (kế toán, tin học...), dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Phải xóa dần tư tưởng "khoa cử" trong nhận thức của cha mẹ học sinh (con đường duy nhất của con mình sau khi tốt nghiệp phổ thông là phải thi vào Đại học, Cao đẳng), tư tưởng cho con học nghề phổ thông chỉ là để có điểm cộng thêm vào kết quả thi tốt nghiệp cuối cấp hoặc chỉ là để quản lý các em trong những giờ nhàn rỗi.

Qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khóa, cần lồng ghép các nội dung tuyên truyền để học sinh thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, các yêu cầu của việc chọn nghề, tạo động lực để các em tham gia vào các hình thức hướng nghiệp một cách tự nguyện.

- Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng trong toàn xã hội


Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận, huyện là đơn vị giáo dục có quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương và có một phần trách nhiệm ương việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên phải có kế hoạch tham mưu cho Quận ủy, ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân địa phương quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho học sinh, đưa nội dung và các chỉ tiêu hướng nghiệp trở thành một vấn đề trong chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX của đơn vị.

3.2.2. Giải pháp về quy hoạch mạng lưới các trung tâm Giáo đục thường xuyên‌


Vấn đề quy hoạch mạng lưới các đơn vị giáo dục làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông phải dựa trên nguyên tắc: đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu giáo dục cho từng địa bàn dân cư. Về cự li giữa các trung tâm cần phải đảm bảo sao cho ở những địa bàn rộng, ít dân vẫn phải bố trí các đơn vị giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các học sinh có nguyện vọng đều có thể tham gia hướng nghiệp.

Trước mắt, cần xây dựng thêm ở địa bàn huyện Hòa Vang 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuỹên và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh vùng Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Sơn... Trên địa bàn quận Hải Châu, tuy diện tích không lớn

nhưng số lượng học sinh quá đông, vì vậy cần phải mở rộng thêm các cơ sở hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông trực thuộc trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Hải Châu (hiện nay trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Hải Châu đóng trên địa bàn phường Bình Thuận, cần thiết phải mở thêm các cơ sở tại phường Khuê Trung, Thuận Phước, Hải Châu 1, Hải Châu 2 và phường Vĩnh Trung).

Xuất phát từ thực tế Đà Nẵng không có các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, một phần chức năng hướng nghiệp của các trung tâm này được giao cho các trung tâm Giáo dục thường xuyên, chúng tôi đề xuất:


Trước mắt Sở Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành 1

Trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố có quyết định đổi tên các trung tâm Giáo dục thường xuyên quận, huyện thành các trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp, tạo điều kiện nâng cao vị thế của nhiệm vụ hướng nghiệp và cán bộ làm công tác hướng nghiệp trong các trung tâm.

Về lâu dài, cần có kế hoạch xây dựng lại hệ thống các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp để thực hiện chức nàng hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật, đóng vai trò chủ công trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (theo tinh thần của Luật Giáo dục)

3.2.3. Giải pháp về xây dựng đội ngữ cán bộ quản lý công tác hướng nghiệp‌


Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu: Có được một đội ngũ cán bộ quản lý đạt và trên chuẩn, có khả năng quản lý giáo dục nghề nghiệp, từng bước trẻ hóa đội ngũ và tăng dần tỉ lệ nữ cán bộ quản lý.

Các giải pháp đề xuất bao gồm:


- Tuyển chọn, đề bạt cán bộ quản lý từ những cán bộ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức phẩm chất tốt, chính trị đảm bảo, có năng lực tổ chức quản lý. Công việc này phải thực hiện trong một quá trình, vì vậy, hàng năm, khi nhận xét, đánh giá cán bộ công chức, lãnh đạo các trung tâm cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, lưu ý để lựa chọn, tạo nguồn cán bộ.

- Có kế hoạch gửi cán bộ quản lý và dự nguồn theo học các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý nói chung và quản lý giáo dục nghề nghiệp nói riêng để tong bị cho họ những cơ sở lý luận phục vụ công tác quản lý ương thực tiễn. Khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên học sau đại học về quản lý và về chuyên môn.

- Cần có chính sách hỗ trợ về kinh phí, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý học tập nâng chuẩn và khuyến khích học thêm đại học bằng 2 (ưu tiên cho học các ngành kỹ thuật).

3.2.4. Giải pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp‌


Mục tiêu của các giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm: phấn đấu để có đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm dạy nghề và hướng nghiệp, đặc biệt là phải có tay nghề thực hành giỏi. Phấn đấu có đủ giáo viên theo cơ cấu ngành nghề đào tạo, vừa có khả năng dạy nghề phổ thông, vừa có kỹ năng làm công tác định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh.

Các giải pháp đề xuất bao gồm:


- Đề nghị Sở Giáo dục có kế hoạch tăng thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho các trung tâm, đảm bảo mỗi bộ môn có ít nhất 01 giáo viên biên chế được bồi dưỡng làm giáo viên giỏi nòng cốt, tham gia đóng góp trí tuệ vào việc xây dựng chương trình, giáo trình, phấn đấu đến năm 2010 có 70% giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông trong biên chế hoặc hợp đồng cơ hữu.

- Gửi những giáo viên có tay nghề nhưng chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tham gia học tập các lớp bồi dưỡng sư phạm bậc 1, bậc 2 và nghiệp vụ tổ chức các con đường hướng nghiệp. Phối hợp với các trường kỹ thuật bổ túc tay nghề cho giáo viên, theo kịp sự phát triển các tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

- Tổ chức tốt phong trào thi đua viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên giỏi để khuyến khích đội ngũ giáo viên rèn luyện nâng cao nghiệp vụ.

- Tổ chức các chuyên đề liên trung tâm về hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông để các giáo viên có điều kiện trao đổi, học tập, cập nhật các thông tin về ngành nghề, về định hướng phát ữiển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước.

- Có kế hoạch tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập tại các đơn vị hướng nghiệp điển hình (ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...), tranh thủ các chương trình, dự án để gửi giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài khi có điều kiện.

Trong thời gian trước mắt, cần sử dụng các giải pháp tình thế để khắc phục sự thiếu hụt giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông:

+ Hợp đồng giáo viên kỹ thuật của các trường Trung học trên địa bàn tham gia làm công tác hướng nghiệp.

+ Vận động các nghệ nhân tham gia vào giảng dạy hướng nghiệp các ngành nghề truyền thống của địa phương và của đất nước: đá mĩ nghệ (quận Ngũ Hành Sơn), chế biến thủy sản (quận Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu), các nghề thủ công (quận Hải Châu), trồng hoa, cây cảnh (quận Sơn Trà)...

+ Vận động giáo viên các ừung tâm học tập để có thể giảng dạy một nghề thứ hai ngoài chuyên môn hiện có với phương châm: "Giáo viên giỏi một nghề, biết thêm một nghề mới" để

trung tâm có thể linh động sử dụng khi cần thiết. Đào tạo chuyển nghề cho những giáo viên đang dạy những nghề có ít học sinh theo học, những nghề có xu hướng thu hẹp trong cơ chế thị trường hiện nay.

+ Tuyển dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho họ để tham gia hướng nghiệp.

3.2.5. Giải pháp về tăng cường các hoạt động hưởng nghiệp, cải đến nội dung, đổi mới phương pháp, phát triển quy mô dạy nghề phổ thông theo cơ cấu ngành nghề hợp lý‌

Như đã phân tích ở phần thực trạng, hướng nghiệp ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay chủ yếu là thông qua dạy nghề phổ thông, đây chỉ là một trong các con đường hướng nghiệp mà các trung tâm có nhiệm vụ phải tổ chức thực hiện. Trong thời gian tới, cần có kế hoạch mở rộng các cách thức hướng nghiệp: tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, các hoạt động ngoại khóa mang ý nghĩa hướng nghiệp.

Các giải pháp đề xuất:


- Tổ chức tốt dạy nghề phổ thông cho học sinh, trong quá trình đó cần quán triệt, định hướng cho giáo viên sử dụng các phương pháp nghiệp vụ tìm hiểu năng lực, sở trường của học sinh để có thể tư vấn nghề cho các em.

- Lập kế hoạch và phân công giáo viên nghiên cứu tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, cung cấp cho các em họa đồ nghề nghiệp và những hiểu biết cần thiết khi chọn nghề.

Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên các trường lồng ghép các nội dung hướng nghiệp vào các hoạt động ngoại khóa. Thành lập các tổ ngoại khóa hướng nghiệp và tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh tăng cường các cách thức hướng nghiệp, cần thiết phải cải tiến nội dung chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp hướng nghiệp. Nội dung hướng nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan: dạy cái học sinh cần, xã hội cần cho hôm nay và cho mai sau chứ không phải chỉ dạy cái người thầy có, nhà trường có. Để hoạt động hướng nghiệp đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, cần phải có kế hoạch biên soạn chương trình sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt ngoại khóa với phần cứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phần mềm phù

hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Trong thời gian trước mắt các đơn vị cần phải tổ chức biên soạn tài liệu dạy nghề (sử dụng trong nội bộ) cho từng cấp học cho các nghề: Tin học, Điện dân dụng...; đặc biệt chú trọng việc biên soạn tài liệu thực hành các môn học. Từng bước xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy các ngành nghề truyền thống ở địa phương như: đá mĩ nghệ, trồng hoa Bonsai, bảo quản và chế biến thủy sản, làm nấm...

Để đạt được các nội dung hướng nghiệp, thu hút nhiều học sinh tham gia, việc đổi mới phương pháp hướng nghiệp cũng là một vấn đề cấp thiết. Truớc hết cần đổi mới phương pháp trong dạy nghề phổ thồng; chú trọng nâng cao chất lượng giờ dạy, đặc biệt là giờ thực hành, phát huy tính tích cực, tinh thần làm việc tập thể của học sinh. Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng dạy học, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, những giáo viên có khả năng có thể soạn giảng theo các Modul kỹ năng hành nghề giúp học sinh có thể tự học dễ dàng. Ở các đơn vị có điều kiện (trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà) có thể xây dựng trang Web hướng nghiệp để học sinh truy cập khi cần thiết.

Các giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp nêu trên nhằm nâng cao chất lượng hướng nghiệp, tuy nhiên để công tác hướng nghiệp thực sự có hiệu quả cần phải hướng học sinh vào những ngành nghề mà địa phương và xã hội đang cần phát triển, tức là phải phát triển qui mô dạy nghề phổ thông với cơ cấu ngành nghề hợp lý. Cơ cấu ngành nghề tổ chức giảng dạy và hướng nghiệp tại các trung tâm phải xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và đất nước, đồng thời phù hợp với đặc điểm của các địa bàn khác ĩứiau trong thành phố cần phải:

- Mở thêm một số nghề mới phục vụ công nghiệp chế biến và các khu chế xuất, du lịch như: điện lạnh, may công nghiệp, xây dựng dân dụng, bảo quản và chế biến hải sản, mộc mỹ nghệ, nhiếp ảnh, quay phim...

- Giảm bớt một số nghề không phù hợp trong tình hình hiện nay: đó là các nghề đã trở nên lạc hậu hoặc có quá ít học sinh theo học như: đánh máy chữ, sửa xe gắn máy...

- Chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như: làm đá mỹ nghệ, làm nấm, trồng hoa, cây cảnh, chăm sóc và tạo dáng Bonsai... cần có chính sách hỗ trợ tài liệu và phôi liệu thực hành khuyến khích học sinh theo học các nghề này.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2023