Kiểm Tra Đánh Giá Việc Tổ Chức Thực Hiện Công Tác Hướng Nghiệp

Theo số liệu điều tra thống kê được ở phụ lục 4.e, có 85,4% cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi cho rằng hiện nay các trung tâm Giáo dục thường xuyên lấy dạy nghề phổ thông là hoạt động chủ đạo để thực hiện công tác hướng nghiệp, hình thức sinh hoạt hướng nghiệp chỉ được triển khai lồng ghép vói các hoạt động của Đoàn thanh niên chứ chưa đưa ra thành một nhiệm vụ cụ thể và thực hiện bài bản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chỉ có 18,3% cho ý kiến là có thực hiện được hình thức hướng nghiệp này). Kết quả điều ưa này cũng phù hợp với kết quả trưng cầu ý kiến của học sinh (phụ lục 5. i): có 81,9% học sinh được hỏi trả lời đã được hướng nghiệp nhờ học nghề phổ thông, 22,5% được hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa và 10,6% học sinh được hướng nghiệp nhờ sinh hoạt hướng nghiệp.

Việc tổ chức dạy nghề phổ thông được thực hiện khá bài bản: Các trung tâm đã phối hợp với các trường trung học trên địa bàn để vận động học sinh học nghề phổ thông, tiến hành chiêu sinh và biên chế lớp học theo đúng quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo. Các trung tâm đã tiến hành lập thời khóa biểu cho các lớp nghề phổ thông, tổ chức giảng dạy theo đúng chương trình và tiến độ quy định. Trong quá ưình đó, các trung tâm đã cử giáo vụ theo dõi việc thực hiện các quy chế chuyên môn và quy định của nhà trường.

Cuối khóa học các học sinh có đủ điều kiện sẽ được dự thi cấp chứng chỉ nghề phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

b. Kết qủa thực hiện các nội dung hướng nghiệp


Như đã phân tích ở phần cơ sở lí luận, công tác hướng nghiệp cần phải thực hiện được các nội dung nêu trong sơ đồ tam giác hướng nghiệp của K.K. PLATÔNÔP (sơ đồ 2, trang 19 của luận văn này). Yêu cầu phải giới thiệu cho học sinh về ý nghĩa của việc chọn nghề, trang bị cho học sinh những kiến thức sơ bộ về ngành nghề, làm cho học sinh bộc lộ những đặc điểm cá nhân trong sự phù họp nghề và tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ cho học sinh chọn nghề.

Qua trao đổi và số liệu điều tra ở phụ lục 4.g, cho thấy: 42,7% cán bộ quản lý, giáo viên cho ý kiến trả lời: các trung tâm Giáo dục thường xuyên mới chỉ đạt được yêu cầu cho học sinh làm quen với nghề; 72,1% cho rằng hướng nghiệp đã ữang bị cho học sinh những kiến thức sơ bộ về ngành nghề, các yêu cầu khác hầu như rất hạn chế. Đặc biệt, qua tìm hiểu, trao đổi, đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng trong quá trình dạy nghề phổ thông giáo viên chủ yếu tập tmng vào việc dạy kiến thức và hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh mà ít quan

tâm đến việc tìm hiểu những đặc điểm về nhân cách, tâm sinh lý, hứng thú, thiên hướng, năng lực... của học sinh (chỉ có 30,5% giáo viên và cán bộ quản lý quan tâm đến vấn đề này)

Để đạt được các yêu cầu nêu trên, các con đường hướng nghiệp phải đảm bảo thực hiện được ba nội dung cơ bản (được trình bày ở trang 20 của luận văn này). Kết quả trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên ở phụ lục 4.c cho thấy: 72% người được hỏi cho rằng: nội dung "tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động để làm bộc lộ phẩm chất, năng lực" đã được thực hiện; 34,1% cho biết đã thực hiện nội dung “cho học sinh tìm hiểu họa đồ nghề” và chỉ có 10,97% cho rằng đã tạo điều kiện cho học sinh được tư vấn nghề.

2.3.4. Kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Kiểm tra là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên, thực tế cho thấy: lãnh đạo mà không kiểm tra thi coi như không có lãnh đạo. Để kiểm tra có tác dụng thúc đẩy hệ thống phát triển thì công tác kiểm tra phải đảm bảo tính kịp thời, thường xuyên, có hệ thống, chính xác, có hiệu quả, thu hút đông đảo quần chúng vào hoạt động kiểm tra, xây dựng ý thức tự kiểm ưa của các cá nhân và đơn vị. Đối với quản lý công tác hướng nghiệp, hoạt động kiểm tra tập trung vào một số nội dung sau:

a. Kiểm tra việc tổ chức công tác chiêu sinh, quản lý học sinh


Mỗi năm hai đợt, các trung tâm đã tiến hành chiêu sinh học sinh học nghề phổ thông. Hoạt động này thường xuyên được sự kiểm tra của Giám đốc các trung tâm, đảm bảo thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra và theo đúng các quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thông qua việc kiểm tra tiến độ chiêu sinh, các trung tâm đã kịp thời thay đổi cách thức chiêu sinh để thu hút ngày càng nhiều học sinh tham gia hướng nghiệp.

Khi vào học ở trung tâm, các học sinh sẽ được giáo vụ nhà trường quản lý chặt chẽ thông qua việc thực hiện nghiêm túc hồ sơ nhập học. Mỗi học sinh tự quản lý, theo dõi kết quả học tập của mình bằng phiếu điểm do Sở Giáo dục phát hành. Tuy nhiên, do không đủ phòng để dạy hoặc cự li quá xa nên một số trung tâm phải mượn các trường phổ thông để giảng dạy, việc quản lý học sinh vì thế có lúc, có nơi chưa chặt chẽ (sau khi khai giảng 30 ngày vẫn chưa có được danh sách học sinh chính thức).

b. Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy, nề nếp dạy và học, các hoạt động chuyên môn

Trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, tuần, Giám đốc trung tâm phân công cho Phó Giám đốc phụ trách công tác hướng nghiệp kiểm tra việc thực hiện chương trình và tiến độ giảng dạy của các lớp nghề phổ thông bằng cách kiểm tra sổ đầu bài, dự giờ và kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn của giáo viên.

Tuy nhiên kết quả của việc kiểm tra còn hạn chế vì phần lớn cán bộ quản lý chưa được đào tạo chính quy (chuyên ngành kỹ thuật), gặp nhiều khó khăn khi đánh giá giờ dạy; Sở Giáo dục chưa có quy định về việc thanh kiểm tra giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông như đối với giáo viên các bộ môn văn hóa ở trường phổ thông.

Đến thời điểm kiểm tra, chỉ có 2 đơn vị là trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành phố và trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Khê có được các tiêu chuẩn về đánh giá giờ dạy cùa giáo viên dạy nghề phổ thông, các đơn vị khác vẫn sử dụng các tiêu chuẩn giờ dạy của giáo viên phổ thông để áp dụng cho đối tượng này.

Các hoạt động thi đua chưa được phát động sâu rộng trong hoạt dộng hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông: phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm chưa có được kết quả cao, số giáo viên thi giáo viên giỏi rất hạn chế (năm học 2000-2001 không có giáo viên nào, năm 2001-2002 chỉ có OI giáo viên Tin học), chưa tổ chức được các kỳ thi học sinh giỏi kỹ thuật trong các trung tâm và thành phố.

c. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn


Các quy định về hồ sơ chuyên môn cho hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông đã được quy định tại công văn số 1420/GD-ĐT ngày 11 tháng 10 năm 1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào các qui định tại công văn này, các Giám đốc các trung tâm triển khai kế hoạch kiểm ưa đối với đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại đơn vị. Kết quả khảo sát một số loại hồ sơ của các tổ chuyên môn ở các đơn vị cho thấy:

Theo kết quả này thì không phải tất cả các đơn vị làm công tác hướng 1


Theo kết quả này thì không phải tất cả các đơn vị làm công tác hướng nghiệp đều đã thực hiện tốt các quy định về hồ sơ chuyên môn; việc lập kế hoạch chưa được sâu sát và vì thế việc tổ chức thực hiện kế hoạch cũng chưa đạt được những yêu cầu đặt ra.

d. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa

Trong thời gian qua, các trung tâm chưa tổ chức được các hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp, các hoạt động ngoại khóa có lồng ghép nội dung hướng nghiệp còn mang tính tự phát (các câu lạc bộ, các nhóm sở thích nghề nghiệp...) do đó việc kiểm tra của Giám đốc đối với các hoạt động này hầu như chưa được thực hiện.

e. Kiểm tra việc thu chi tài chính, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.


Hoạt động kiểm tra việc thu chi tài chính, sử dụng cơ sở vật chất được thực hiện bởi sự điều hành của Giám đốc thông qua hoạt động của tổ Văn phòng (hoặc tổ Hành chính) của các đơn vị. Cụ thể là:

- Hàng tháng, hàng quý kế toán báo cáo cho Giám đốc về tiến độ thu chi và việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên.

- Định kỳ sau mỗi học kỳ, mỗi đạt học, mỗi đạt thi nghề hoặc cuối năm, cán bộ phụ trách bộ môn đều lập biên bản kiểm tra tài sản, thiết bị, kịp thời đề xuất thanh lý, sửa chữa, mua sắm phục vụ dạy học.

2.3.5. Tổng kết và điều chỉnh kế hoạch‌


Như đã nêu ở trên, công tác hướng nghiệp là một trong những nhiệm vụ chính trị của các trung tâm Giáo dục thường xuyên, vì vậy trong các đạt sơ kết, tổng kết học kỳ và năm học các trung tâm đều có tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác hướng nghiệp của đơn vị. Đặc biệt, sau mỗi kỳ thi nghề phổ thông, các đơn vị đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn sư phạm (cộng tác viên của các trường phổ thông có học sinh tham gia hướng nghiệp) để tổng kết, đánh giá và thông báo kết quả hướng nghiệp cho các trường, góp phần làm tăng thêm mối quan hệ phối hợp giữa trung tâm và các trường. Tuy nhiên, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy nghề phổ thông: kết quả thực hiện các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng học sinh học nghề, việc thực hiện các quy định về chuyên môn. Các báo cáo tổng kết chưa chỉ ra những nguyên nhân đạt được kết quả cũng như những tồn tại và nguyên nhân, giải pháp khắc phục những tồn tại đó. Đây cũng là một điểm yếu trong công tác quản lý công tác hướng nghiệp của Giám đốc các tmng tâm Giáo dục thường xuyên.

Bên cạnh đó, do chỉ có một số ít đơn vị thực hiện việc cụ thể hóa kế hoạch cho từng tháng, từng tuần nên việc theo dõi, điều chỉnh kế hoạch ở đa số các trung tâm là chưa kịp thời, Giám đốc thường chỉ nắm thông tin về công tác dạy nghề qua các buổi họp giao ban hàng tháng và kế hoạch chỉ được điều chỉnh sau mỗi học kỳ, mỗi đợt dạy nghề phổ thông.

2.4. Đánh giá chung‌


Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức và quản lý công tác hướng nghiệp ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cho thấy: bên cạnh những thành quả đã đạt được về quy hoạch mạng lưới và xây dựng các trung tâm, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp, nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông..., vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau:

Một là, tỉ lệ học sinh được hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên còn thấp so với tổng số học sinh phổ thông trên địa bàn.

Hai là, cơ cấu ngành nghề hướng nghiệp cho học sinh chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; học sinh chưa được tiếp cận với các tiến bộ của khoa học

- kỹ thuật và chưa được định hướng vào các ngành nghề truyền thống cũng như các ngành nghề địa phương có nhu cầu.

Ba là, các cách thức hướng nghiệp còn nghèo nàn, chủ yếu chỉ là hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông.

Bốn là, hoạt động hướng nghiệp hầu như chỉ được thực hiện trong khuôn viên nhà trường với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu định hướng nghề nghiệp, chưa có sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác này.

Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:


Thứ nhất, nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và bản thân học sinh về hướng nghiệp còn có những lệch lạc, đôi lúc còn xem nhẹ.

Thứ hai, mạng lưới các trung tâm Giáo dục thường phân bố chưa thật sự hợp lý, chưa có đơn vị làm chủ công trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm đủ về số lượng và chuẩn về trình độ bằng cấp nhưng vẫn thiếu lực lượng được đào tạo từ các khoa kỹ thuật hoặc được bồi dưỡng kỹ năng tổ chức và quản lý công tác hướng nghiệp. Đa số các trung tâm Giáo dục thường xuyên chưa tổ chức được bộ máy quản lý hoạt động hướng nghiệp để nghiêm túc nghiên cứu, triển khai thực hiện các con đường hướng nghiệp. Đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp vừa thiếu vừa không đạt chuẩn đào tạo, chưa có sự tham gia của các nghệ nhân vào hoạt động hướng nghiệp.

Thứ tư, việc tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp chưa toàn diện, chậm đổi mới về phương pháp; nội dung hướng nghiệp nghèo nàn, chương trình, giáo trình phục vụ hướng nghiệp còn thiếu và chưa phù hợp, chưa được cập nhật kịp thời với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.

Thứ năm, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp cho các trung tâm còn thiếu thốn, chưa có các phòng dạy nghề đạt chuẩn và các phòng sinh hoạt hướng nghiệp, thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu.

Thứ sáu, nguồn tài chính phục vụ cho công tác hướng nghiệp còn hạn hẹp, cơ chế chính sách đối với người dạy và người học chưa thực sự thỏa đáng vì vậy chưa khuyến khích đông đảo đội ngũ giáo viên giỏi, có tay nghề cao tham gia giảng dạy.

Thứ bảy, công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của Giám đốc các trung tâm tuy đã tòng bước đi vào nề nếp nhưng chưa thực sự khoa học, các con đường hướng nghiệp chưa được tổ chức thực hiện đầy đủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm, công tác kiểm tra và tổng kết chưa thực sự hiệu quả.

Thứ tám, công tác tuyên truyền để huy động các nguồn lực cho hướng nghiệp còn hạn chế, phối hợp giữa ba môi trường giáo dục chưa chặt chẽ và chưa có sự tham gia của các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vào hoạt động hướng nghiệp.

Để thúc đẩy công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cần thiết phải tìm ra các giải pháp tổ chức và quản lý nhằm giải quyết một cách khoa học những tồn tại nói trên.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG‌


3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý‌


3.1.1. Cơ sở lý luận‌


Hướng nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục phổ thông nhằm vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh phổ thông và góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cấp thiết của cải cách giáo dục trong tình hình mới, góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng, tạo tiền đề cơ sở cho việc phân luồng và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường.

Hướng nghiệp là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó các trường phổ thông, cơ sở giáo dục đóng vai trò là lực lượng chủ lực ương công tác này và các trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, trung tâm Giáo dục thường xuyên là những đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ hướng nghiệp.

Nhiệm vụ hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằm phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả các hoạt động: sinh hoạt hướng nghiệp, tư vấn nghề và dạy nghề phổ thông (trong đó dạy nghề phổ thông được xem như hoạt động chủ đạo trong việc hướng nghiệp cho học sinh của các trung tâm).

3.1.2. Cơ sở thực tiễn‌


Quá tình nghiên cứu thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã chỉ ra những tồn tại cần phải nhanh chóng có những giải pháp khắc phục. Phát triển giáo dục hướng nghiệp phải trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, phù hợp năng lực sở trường của bản thân người lao động nhưng đồng thời cũng phải tạo ra một

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí